TNG - Đơn hàng xuất khẩu khả quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 23/12/2024 lúc 08:58.

7561 người đang online, trong đó có 1047 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 279 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.581
    CTCP Đầu tư và Thương mại (HNX: TNG) hoạt động kinh doanh
    trong lĩnh vực gia công và sản xuất các mặt hàng thời trang và may mặc.
    Mới đây, công ty đã công bố BCTC Quý 2/2024 với KQKD tăng trưởng
    tích cực:

    ❖ KQKD Quý 2/2024 tiếp đà tăng trưởng: TNG ghi nhận doanh thu
    đạt 2.174 tỷ đồng (+8,8% yoy) và LNST đạt 86 tỷ đồng (+57,1%
    yoy) trong quý 2/2024. Qua đó trong 6 tháng đầu năm, KQKD của
    TNG duy trì tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 5,76% và LNST
    tăng 38% so với cùng kỳ. Kết quả tích cực trên nhờ lượng đơn hàng
    lớn giúp doanh nghiệp lấp đầy công suất nhà máy tới hết Quý 3/2024
    từ sớm. Bên cạnh đó, đơn giá bình quân cũng đã tăng từ 5-7% nhờ
    TNG tập trung hơn vào các đơn FOB có giá trị gia tăng cao hơn.

    ❖ Xuất khẩu hàng dệt may kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng
    trưởng: Trong 6T/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 16,5
    tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tất cả các thị
    trưởng xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc đều tăng
    trưởng tốt. Kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng dệt may duy trì đà tích cực
    trong cuối năm 2024 khi lượng hàng tồn kho đang ở mức thấp và nhu
    cầu tại các thị trường dần phục hồi.

    ❖ Đơn hàng của TNG được lấp đầy: Số lượng đơn hàng của TNG đã
    được lấp đầy tới cuối năm 2024 với các đơn hàng FOB từ các khách
    hàng lớn như Decathlon, Asmara, Columbia. TNG còn ghi nhận lượng
    đơn hàng đột biến trong Quý 2 và Quý 3 nhằm phục vụ cho Olympic
    tại Paris. Nhằm đáp ứng nhu cầu hàng lớn, doanh nghiệp dự kiến
    nâng công suất lên 15% với 45 dây chuyền sản xuất mới và tuyển
    thêm 3.000 nhân công.

    ❖ Sự kiện bạo loạn ở Bangladesh giúp ngành dệt may trong
    nước hưởng lợi: Bangladesh hiện nay là quốc gia xuất khẩu hàng
    dệt may lớn thứ 3 thế giới và cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong
    chuỗi cung ứng ngành dệt may. Với việc bạo loạn và bất ổn đang diễn
    ra tại quốc gia này, các đơn hàng sẽ có sự dịch chuyển và các doanh
    nghiệp dệt may Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng kể trên.

    KHUYẾN NGHỊ

    TNG tiếp tục duy trì triển vọng tích cực cho các quý tiếp theo nhờ đơn
    hàng được lấp đầy tới cuối năm. Doanh nghiệp cũng đang dự kiến mở
    rộng thêm công suất để đáp ứng được lượng đơn hàng lớn với các đơn
    hàng FOB gia tăng giúp cải thiện biên lợi nhuận. Về mặt bằng định giá,
    giá cổ phiếu đã khá tốt trong thời gian vừa qua phản ánh triển vọng
    KQKD tích cực. Giá mục tiêu TNG là 30.000 đồng/cổ phiếu.
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.581
    Lãi suất cơ bản của FED đang giao dịch ở mức 4.25-4.5%, trong khi lãi suất OMO và SBV Bill của Việt Nam đang là 4% và lãi suất liên ngân hàng đang 3.5% làm chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền tăng lên. Áp lực lên tỷ giá là thấy rõ và ngày càng mạnh lên, nhưng SBV lần này mạnh tay bán trực tiếp can thiệp mong muốn cố gắng duy trì tỷ giá không tăng quá mạnh để giữ số chỉ tiêu cho năm 2024 (còn khoảng 2 tuần).

    Hiện tại có thể thấy thặng dư thương mại vẫn tốt nhưng chậm hơn năm ngoái, FDI cũng tương tự, kiều hối thì không đột biến, trong khi khối FDI và FII tăng rút tiền về nước nên dự trữ ngoại tệ của Việt Nam/tháng nhập khẩu năm nay mỏng (2.5-2.6 lần là mỏng) nên việc bán USD là khẩn cấp và cần thiết. Trong 7 tháng đầu năm SBV đã bán ước chừng 6.5 tỷ đô, nhưng chỉ 3 ngày vừa qua con số này đã là 2 tỷ USD.

    • 18/12/2024: SBV bán 212tr USD
    • 19/12/2024 SBV bán 1.1 tỷ USD
    • 20/12/2024: SBV bán 690tr USD
    SBV có thể tiếp tục can thiệp bằng cách bán USD giao ngay, đồng thời đẩy lãi suất liên ngân hàng lên nhẹ thêm 0,25% để cân bằng. Thực hiện song song hút tín phiếu (hút ròng 71,453 tỷ đồng) và bơm tiền qua OMO để đảm bảo thanh khoản hệ thống, mục tiêu của SBV là giữ mức lãi suất liên ngân hàng quanh mốc 4%.

    Tuy nhiên, xu hướng này chỉ kéo dài khoảng 2 tuần, đầu năm mới nếu DXY vẫn neo cao khả năng tỷ giá USD-VND sẽ có bước tăng mạnh sau khi NHNN đã hoàn thành xong mục tiêu của mình.

    Ngoài ra, Thanh khoản thị trường thắt chặt không chỉ đến từ tính mùa vụ cuối năm (giai đoạn cơ cấu dòng vốn đầu tư), mà còn bị ảnh hưởng bởi một số sự kiện đáng chú ý trong thời gian tới:
    • Tuần cơ cấu cuối cùng của các quỹ đầu tư và tổ chức trong 2024.
    • Cơ cấu cho vay margin cuối năm từ các CTCK.
    Tạm thời sẽ chưa có tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong dài hạn áp lực lên chi phí vốn của các ngân hàng do tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng. Biên lợi nhuận của các NH có thể giảm nhẹ và tỷ giá lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có vay nợ lớn bằng đồng USD.

    Ngành được hưởng lợi khi tỷ giá tăng: Dệt may, Thủy sản, Vận tải biển, BĐS KCN.

Chia sẻ trang này