1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

TNG Dưới chân con sóng, tích luỹ để bùng nổ với CPTTP và EVFTA

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sydp, 31/03/2018.

6271 người đang online, trong đó có 797 thành viên. 17:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 23107 lượt đọc và 193 bài trả lời
  1. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    TNG đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm nhà máy để đón đầu TPP và EVFTA.
    Năm 2018 trở đi sẽ cho lợi nhuận tăng trưởng mạnh.

    Lợi nhuận 2 tháng đầu năm đạt 14,2 tỷ, tăng mạnh hơn 125% so với mức 6,3 tỷ cùng kỳ 2017.

    http://m.tng.vn/UserFile/editor/file/2018/BCTC T2_2018.pdf

    Một điểm đáng chú ý trong bctc tháng 2/2018 của TNG là biên lợi nhuận gộp tăng mạnh so với cùng kỳ, từ mức chưa được 14% năm 2017 đã tăng mạnh lên 19,25 năm 2018.


    Dự kết quả kinh doanh tháng 3/2018 cũng sẽ tăng trưởng mạnh.

    TNG đang dưới chân một con sóng lớn?
    Ongeo, Dang_phuocTienthanh68 thích bài này.
    Tienthanh68 đã loan bài này
  2. DamMeCK_77

    DamMeCK_77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2018
    Đã được thích:
    783
  3. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    DOANH NGHIỆP DỆT MAY CHỜ PHẤT CỜ

    Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được thông qua và dệt may được đánh giá là ngành hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đáp ứng điều kiện để tận dụng cơ hội từ CPTPP.
    [​IMG]
    Với CPTPP, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường mới,mà không quá phụ thuộc vào một thị trường lớn như Mỹ

    Nhiều doanh nghiệp muốn tận dụng CPTPP để tăng tốc

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG) cho biết, TNG đã có sự chuẩn bị để đón đầu cơ hội từ CPTPP.

    “TNG đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada từ hơn 10 năm nay. Khi CPTPP được thông qua, TNG sẽ có nhiều thuận lợi hơn, bởi hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam được giảm thuế và cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm dệt may từ Trung Quốc, các đơn hàng theo đó sẽ tăng cao hơn. TNG cũng đã dự phòng nguồn nguyên liệu từ trước để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của đơn hàng”, ông Thời cho hay.

    Theo ước tính của Chủ tịch TNG, nhờ CPTPP, lượng đơn hàng của Công ty xuất sang thị trường Canada sẽ tăng khoảng 6-7% trong năm nay, thậm chí có thể đạt tới 10%. Theo đó, có thể đem về cho TNG khoảng 10 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2017.

    Trả lời thắc mắc, liệu TNG có gặp vướng mắc trong việc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, ông Nguyễn Văn Thời cho rằng, điều này không còn quá khó khăn. Chủ tịch TNG cho biết, hiện một số nguyên liệu trong nước như vải lót, vải bông, chỉ… đã đáp ứng được yêu cầu của phía nhập khẩu, giúp TNG chủ động được nguồn nguyên liệu.

    “Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng trưởng, dự kiến đạt khoảng 40% trong quý I này và 30% vào cuối năm 2018. Với CPTPP, dệt may Việt Nam đang có bước phát triển thuận lợi và tương lai rộng mở”, Chủ tịch TNG nhấn mạnh.

    Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận, tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, cũng như thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn.

    “Năm 2017, ngành dệt may đã khá thành công khi đem về 31 tỷ USD (tăng trưởng 10,23%). Trong năm 2018, con số này được kỳ vọng sẽ tăng thêm 3 tỷ USD”, ông Cẩm nói.

    Trong năm 2017, tuy đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu dệt may Việt Nam, đạt giá trị 12,58 tỷ USD và chiếm tỷ trọng hơn 48% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Việc Mỹ rời TPP tạo tiền đề cho CPTPP ra đời. Theo đó, cục diện thị trường xuất khẩu được dự báo sẽ có những chuyển dịch đáng kể, bởi doanh nghiệp Việt sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới, mà không quá phụ thuộc vào một thị trường lớn như Mỹ.

    Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, ngành dệt may có động lực để tăng trưởng tốt hơn sau khi 11 nước thành viên CPTPP cùng đồng lòng ký kết Hiệp định.

    Theo ông Trường, dù CPTPP không có Mỹ tham gia, nhưng vẫn có 2 thị trường lớn tiềm năng là Úc và Canada để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội. Đây là các thị trường sử dụng hàng dệt may lớn, với khoảng 10 tỷ USD một năm. Hiện thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào 2 thị trường này còn khá khiêm tốn, vào khoảng 500 triệu USD.

    [​IMG]
    “Vinatex hiện đang nỗ lực phối hợp với cơ quan thương vụ 2 nước để được hỗ trợ cung cấp thông tin trong việc thực thi CPTPP, qua đó tận dụng mọi cơ hội để sớm thâm nhập các thị trường này”, lãnh đạo Vinatex cho hay.
    Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định, trong bối cảnh hiên nay, các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày vẫn được lợi từ CPTPP.

    “Việt Nam sẽ không chỉ tận dụng được lợi thế giao thương với các nước thành viên trong CPTPP, mà còn có thể tiếp cận các quốc gia và vùng lãnh thổ đang mong muốn tham gia Hiệp định như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines”, ông Hải phân tích và cho biết thêm, dự kiến lợi ích các bên tham gia CPTPP sẽ tăng gấp 3 lần trong năm 2018, tương đương khoảng 500 tỷ USD.

    Không ít doanh nghiệp tỏ ra e ngại

    Bên cạnh những doanh nghiệp thể hiện sự hào hứng với CPTPP, thì không ít doanh nghiệp vẫn tỏ ra e ngại với hiệp định này. Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo một công ty may tại Sài Gòn cho biết, ông chưa tìm ra giải pháp đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của CPTPP. Theo vị lãnh đạo này, nếu đầu tư vào khâu nguyên liệu như sợi, nhuộm, dệt… thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may gần như chưa có cải thiện.

    Cùng chung quan điểm, ông Phí Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc CTCP May Hồ Gươm nhìn nhận, mặc dù dệt may được đánh giá là ngành sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, nhưng doanh nghiệp ngành này vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đơn cử như việc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

    Theo ông Thịnh, hiện nay, nguyên liệu vải mà các công ty may tại Việt Nam sử dụng đa phần nhập từ Trung Quốc, trong khi nước này không tham gia CPTPP, nên những sản phẩm dệt may có vải xuất xứ từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định này.

    Đánh giá việc nhiều doanh nghiệp đang kỳ vọng vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may tới Úc và Canada, ông Phí Ngọc Thịnh cho rằng, trong bối cảnh tỷ lệ hàng xuất khẩu được sang thị trường này còn hạn chế, để thâm nhập được 2 thị trường này là không hề đơn giản, nhất là khi doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với bài toán chứng minh xuất xứ.

    Theo Chủ tịch HĐQT CTCP May Garmex Sài Gòn, cần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển để trong vài năm tới, theo lộ trình cam kết, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ và hưởng lợi nhờ thuế giảm.

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, doanh nghiệp trong nước băn khoăn là dễ hiểu, bởi vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo từ nhiều năm trước, nhưng việc tiến hành vẫn còn chậm chạm, khiến tốc độ phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam vẫn chưa theo kịp nhu cầu.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI được nhìn nhận sẽ “nhanh chân” hơn doanh nghiệp nội trong việc tận dụng ưu đãi thuế từ CPTPP, khi họ có đủ tiềm lực để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp trong nước đang gặp phải.

    Thực tế cho thấy, cạnh tranh trong ngành dệt may luôn khốc liệt. Đà tăng trưởng của doanh nghiệp dệt may nói riêng và ngành dệt may nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là khả năng tận dụng thành công cơ hội từ các hiệp định kinh tế song phương và đa phương, bên cạnh có chiến lược, chiến thuật kinh doanh hợp lý.

    Theo tính toán của ông Lê Tiến Trường, nếu không có CPTPP, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong những năm tới là hết sức khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của CPTPP hay Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể đạt được mức tăng trưởng này. Theo đó, mục tiêu cán đích 34 tỷ USD năm 2018 có nhiều dư địa để hoàn thành.
  4. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Nhà đầu tư ngoại gom cổ phiếu dệt may để đón đầu CPTPP?
    18:16 - 27/03/2018 Thanh Niên Online
    [​IMG]
    Mai Phương
    buiduong@thanhnien.com.vn
    Đánh giá tác giả


    Các nhà đầu tư ngoại đã bất ngờ chi ra 810 tỉ đồng để mua thỏa thuận 50 triệu cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Viện Nam (Vinatex-VGT).
    [​IMG]
    Ngành dệt may đang có cơ hội mở rộng thị trường sau CPTPP
    Ảnh: Gia Khiêm
    Điều này khiến nhiều nhà đầu tư dấy lên suy nghĩ không biết có phải khối ngoại đang đón những lợi thế từ Hiệp định CPTPP đối với ngành dệt may Việt Nam?
    Giao dịch mua vào hơn 50 triệu cổ phiếu VGT diễn ra trong phiên đầu tuần 26.3. Bên bán số cổ phiếu (CP) này đến từ các nhà đầu tư nội (khoảng 35 triệu CP) và nhà đầu tư nước ngoài (khoảng 15 triệu CP). Với giá trị chuyển nhượng 810 tỉ đồng, giá bình quân cổ phiếu là 16.200 đồng, cao hơn 12,5% giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tuần.
    Hiệu ứng từ thỏa thuận khủng này cũng "lan sang" giao dịch khớp lệnh trên sàn. Cổ phiếu VGT cũng bật tăng từ đầu phiên chiều, đóng cửa tăng 7,6% lên 15.500 đồng/CP. Diễn biến này tiếp tục kéo dài sang phiên ngày 27.3 khiến VGT tăng lên giá cao nhất đạt 16.600 đồng/CP. Với 50 triệu cổ phiếu, (nhóm) nhà đầu tư mua cổ phiếu trong phiên hôm nay sở hữu tới 10% vốn điều lệ của Vinatex. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Vinatex trước giao dịch là 9,84%. Nhờ khối ngoại mua khối lượng lớn phiên này nên tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên 16,81%. Hiện cơ cấu cổ đông của Vinatex ngoài Bộ Công thương sở hữu 53,49% còn có Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D) sở hữu 14% vốn, Vingroup sở hữu 10%. Đây là hai nhà đầu tư chiến lược đã góp vốn vào Vinatex khi thực hiện cổ phần hóa.
    Trước đó, trong tháng đầu năm nay, nhiều CP ngành dệt may như VGT, Tổng CTCP May Việt Tiến (VGG), CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM)… đã có nhiều phiên tăng giá ấn tượng khi kỳ vọng Hiệp định CPTPP được ký kết.
    Ví dụ VGT đã đạt đến giá gần 20.000 đồng/CP, VGG có giá gần 63.000 đồng/CP và TCM cũng tăng lên sát mức 29.000 đồng/CP… Tuy nhiên trong vòng hai tuần gần đây, nhóm CP này đã hạ nhiệt và quay đầu đi xuống như VGT chỉ còn giá xoay quanh 16.000 đồng/CP, VGG còn có giá 56.300 đồng/CP, TCM còn giá 24.900 đồng/CP.
    TIN LIÊN QUAN
    Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt may vẫn khá lạc quan với mục tiêu xuất khẩu 34 tỉ USD trong năm nay. Trong đó Hiệp định CPTPP đã được ký chính thức sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do CPTPP chưa có sự tham gia của Mỹ và đây là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới nên cơ hội gia tăng vẫn chưa quá nhiều như mong muốn.
    Trong khi đó, để đáp ứng được điều kiện xuất xứ nguyên phụ liệu trong nội khối mới được hưởng thuế suất ưu đãi thì ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được hoàn toàn. Vì vậy nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng cơ hội cũng sẽ chưa có ngay lập tức mà cần có thêm thời gian. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn còn dè dặt và muốn quan sát thêm diễn biến của nhóm CP ngành này, nhất là trong ngắn hạn.
  5. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với cùng kỳ 2017
    29/03/2018 - 15:18
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.


    [​IMG]3 tháng đầu năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 54,31 tỷ USD. Nguồn: Internet
    Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 14,97 tỷ USD, tăng 18,9%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,34 tỷ USD, tăng 23,2%. Kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng chủ lực quý I năm nay vẫn duy trì tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm 2017.
    Cụ thể, mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 12,3 tỷ USD, tăng 58,8%; Hàng dệt may đạt 6,3 tỷ USD, tăng 12,9%; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,3 tỷ USD, tăng 13,2%; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 22,3%; Giày dép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,9%; Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,1 tỷ USD, tăng 20,1%; Gỗ và sản phẩmgỗ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8%; Thủy sản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,2%...

    Bên cạnh đó, ghi nhận một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2017, đó là Dầu thô đạt 509 triệu USD, giảm 21,1%; Cao su đạt 408 triệu USD, giảm 19,8%; Sắn và sản phẩm của sắn đạt 277 triệu USD, giảm 5,3% ...

    Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 99,7% kim ngạch hàng điện thoại và linh kiện; Chiếm 90% kim ngạch máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; Chiếm 61% kim ngạch hàng dệt may.

    http://m.tapchitaichinh.vn/nghien-c...-khau-tang-22-so-voi-cung-ky-2017-138329.html
  6. Charles_Pham

    Charles_Pham Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2018
    Đã được thích:
    163
    TNG có tin gì hay sao lại pr ?
    sydp thích bài này.
  7. vctranttk46

    vctranttk46 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    503
    TNG hàng cơ bản quá tốt :-bd
    sydp thích bài này.
  8. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Ngành dệt may sẽ được gì từ EVFTA?
    [​IMG]
    Đức Quỳnh

    (NDH) Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Vũ Đức Giang, khi EVFTA được ký kết, mức thuế suất giảm xuống còn 0 thì tốc độ tăng trưởng ở thị trưởng này có thể lên tới 7-8%/năm.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Theo ông Võ Văn Kiên Nhẫn, Trưởng phòng Kinh doanh Nội địa, Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội, Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến cho biết cơ hội hiệp định EVFTA mang lại rất lớn, giúp công ty khẳng định vị trí. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là sự cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài, điển hình như Zara, H&M. Bên cạnh đó, ngay cả các hãng trong nước cũng đang trong cuộc chạy đua gay gắt giành thị phần.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa: Soha

    Sau CPTPP, việc ký kết hiệp định EVFTA chuẩn bị bước vào những giai đoạn cuối cùng. Trước đó, phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay các công việc chuẩn bị cho ký kết EVFTA về cơ bản đã được hoàn tất, chỉ còn một vài vấn đề về kỹ thuật cần trao đổi thêm.

    "Tôi tin rằng với sự thiện chí của cả 2 phía những vấn đề này sẽ sớm được giải quyết trước mùa hè để tiến tới chính thức ký hiệp định EVFTA", Phó thủ tướng nói.

    Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 31,16 tỷ USD, tăng 10,23%. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD năm 2018 hoàn toàn khả thi, trong đó các hiệp định thương mại tự do đóng vai trò lớn.

    Riêng đối với EU- thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành, sau Mỹ- hứa hẹn sẽ giúp ngành dệt may tăng trưởng mạnh trong năm 2018. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đạt 3,79 tỷ USD tăng 6,3%.

    Đóng góp cho đà tăng trưởng một phần do hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (VN - EAEU) được ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực ngày 5/10/2016. Minh chứng rõ nhất là tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga từ mức 84,8 triệu USD năm 2015 lên 110 triệu USD năm 2016 (tăng 30%) và đạt khoảng 172 triệu USD năm 2017 (tăng 56%).

    Vì vậy, hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ càng tạo đà cho ngành dệt may phát triển. Khi EVFTA được ký kết, mức thuế suất giảm xuống còn 0 thì "tốc độ tăng trưởng ở thị trưởng này có thể lên tới 7-8%/năm", ông Giang nói. Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu mức thuế từ 7-17%.

    Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế EU khả quan cũng được coi là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may. Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế EU dù tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức khá 2,2%.

    Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, đặc biệt là EU, cú sốc về đơn hàng năm 2016 sẽ khó lặp lại. Bên cạnh đó, do những thị trường mới trong nhóm CPTPP cần thời gian để thâm nhập nên lợi ích từ EVFTA sẽ rõ ràng hơn.

    VDSC cho rằng những doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu lớn ở thị trường EU như Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (32%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (21%), Tổng Công ty May 10 (36%) và Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (18%) sẽ ghi nhận tăng trưởng đơn hàng rõ ràng hơn các doanh nghiệp khác.

    Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ hội từ EVFTA cũng không phải là điều dễ dàng. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cho biết những tiêu chuẩn về sản xuất, cách thức đóng gói, ghi nhãn mác...sẽ là hàng rào kỹ thuật đối với ngành. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất sứ. Hiện nay, nguyên liệu dệt may của Việt Nam hầu hết không có nguồn gốc từ các nước thành viên EU nên khó tận dụng được những ưu đãi thuế quan.

    "Chúng ta có thể vượt qua hàng rào thuế quan, nhưng đối với hàng rào kỹ thuật thì chưa chắc nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị tốt do EU nổi tiếng là thị trường khó tính", bà Trang nói.

    Bà Trang nhận định một trong những thách thức lớn của ngành dệt may trong thời gian tới là phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Tuy nhiên, đây đồng thời là một cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA.
  9. Tienthanh68

    Tienthanh68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2013
    Đã được thích:
    4.218
    Chuẩn đấy! Test đáy xong roài, chuẩn bị đi họp ĐHCĐ và đón nhận thêm nhiều tin hót của TNG! Giá cp trong ngắn hạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà chúng ta ko thể làm chủ và cg ko nên quá quan tâm. Cái chúng ta nên quan tâm là giá trị doanh nghiệp và làm gì để doanh nghiệp phát triển bền vững!
    sydp thích bài này.
  10. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Với KQKD đang tốt lên đáng kể. Thiên thời - địa lợi nhân hoà sẽ làm cho TNG sớm cất cánh sau khi test đáy thành công. Con sóng này sẽ rất mạnh dự sẽ vượt đỉnh 18k và đích đến 2x. Tầm nhìn 3 tháng!
    Tienthanh68 thích bài này.

Chia sẻ trang này