Toàn cảnh Việt Nam 2008 !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeaderFPT, 05/05/2008.

3140 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 02:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 955 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Toàn cảnh Việt Nam 2008 !

    1) Bong bóng Chứng Khoán ( CK )2) Bong bóng Bất Động Sản ( BĐS )3) Bong bóng GOLD4) Bong bóng Vật Liệu Xây Dựng ( VLXD )5) Bong bóng Lương Thực - Thực Phẩm ( LTTP )6) Bong bóng Vật Tư - Kỹ Thuật Nông Nghiệp ( VTKTNN )7) Bong bóng Tiêu Dùng - Dịch Vụ / Xa Xĩ PhẩmTiền không tự sinh ra rồi mất đi !Mà tại VN tiền được đầu cơ vào TTCK khoảng 200.000 ngàn người với tổng só tiền trong TK khoảng 50K tỷ ở TTNY chính thức còn quy mô TT OTC lớn gấp 10 lần. ( số liệu theo SSI ước tính ). Chúng ta đã & đang chứng kiến sự tuột dốc không phanh của TTCK nói cho đúng bong bóng Chứng Khoán đã nổ tính từ đỉnh : SSI -75% , STB -55%...Năm 2007, GDP là 61 tỷ USD (theo số liệu từ economist.com)Về cơ bản, thị trường BĐS sẽ được chia ra làm 4 mảng chính bao gồm văn phòng, kho bãi công nghiệp, khu mua sắm - hoặc cửa hàng bán lẻ, và nhà ở. Mỗi mảng sẽ chịu ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế tương đối khác biệt. Ví dụ như nhu cầu văn phòng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các công ty dịch vụ, tài chính hay ngân hàng - những ngành có nhiều nhân viên văn phòng. Còn khu mua sắm (shopping), thì lại phụ thuộc vào mức tăng trưởng tiêu dùng của người dân, và kho bãi thì phụ thuộc vào sự phát triển của công nghiệp sản xuất và phân phối.Hệ thống Ngân Hàng đã bị khống chế từ 6/2007 tín dụng vay cầm cố chứng khoán : 3% tổng dư nợ. Theo báo cáo chính thức vào khoảng 13K tỷ vậy mà phần do tự doanh thua lỗ vì giải ngân ở mốc 900 - 800 phần giải chấp của khách hàng chúng ta đã chứng kiến Họ xã hàng ồ ạt dìm chết TTCK từ mốc 860 sau tết Mậu Tý khiến TTCK đi từ suy thoái đến khủng hoảng ! Thông thường Ngân Hàng cho vay 1/3 thị giá.Gần như ngay lập tức tiền đầu cơ đổ xô vào thị trường BĐS ( nhà ở ), gây nên cơn sốt nóng bất thường cho thị trường cuối 10/2007. Thực tế thời gian trước đây, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ sẵn sàng thế chấp để vay ngân hàng tới 70% vốn để mua vài căn nhà, cầu vượt cung thổi giá đất tăng chóng mặt. Nhưng việc Nhà nước tăng mức lãi suất cao đã khiến không ít người phải bỏ cuộc, không dám ôm BĐS.TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược NHNN :Tiền vay thế chấp BĐS đã bằng?GDP!Theo ông Nghĩa, tại Mỹ, bong bóng nhà đất chỉ vượt giá trị thực 10-11%, mà chính phủ Mỹ đã mất cả 1.000 tỷ USD để cứu thị trường tài chính. Tại Anh, theo dự đoán bong bóng nhà đất tầm khoảng 30%, cụ thể Hà Lan là 25% và Pháp là 20%. Nhưng nguy cơ bong bóng BĐS ở châu Âu lớn hơn Mỹ, bởi các ngân hàng châu Âu đã mua rất nhiều chứng khoán được phát hành bởi tiền nợ tín dụng. Thời điểm này, khủng hoảng vẫn chưa nổ ra, nhưng vẫn đang tiềm ẩn như quả bom hẹn giờ.Việt Nam đang trong tình cảnh tương tự các nước châu Âu, nhưng còn khủng khiếp hơn rất nhiều lần, bởi bong bóng BĐS không chỉ tăng vài chục % mà đã tăng ảo lên gấp đôi, gấp ba giá trị thực. Trong khi năng lực tài chính để ?ocứu? thị trường của Nhà nước thì có hạn, nếu thị trường BĐS sập, hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi những hệ luỵ nặng nề.Ông Nghĩa cũng tiết lộ, trên danh nghĩa, cho vay kinh doanh BĐS chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng, nhưng thực chất việc dùng BĐS để thế chấp vay đã chiếm tới 50% tài sản ngân hàng.?oMà 50% tổng tài sản ngân hàng đã bằng cả GDP của cả Việt Nam, không Nhà nước nào có thể cứu vãn được. Còn để sụp đổ thì tiêu tan toàn bộ hệ thống tài chính?- chuyên gia ngân hàng này cảnh báo.Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam, yếu tố thị trường trong kinh doanh BĐS đã tăng lên khá cao và có khả năng xảy ra tình trạng như các nước khác trong Đông Nam Á năm 1997. "Chúng ta phải cố gắng xử lý không để điều đó xảy ra tại Việt Nam", ông Võ nói.Thực tế, thị trường BĐS trong thời gian qua đã bị giới đầu cơ làm giá quá nhiều. Vì vậy, khi Chính phủ thực hiện siết chặt tín dụng, hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh BĐS, tăng lãi suất cho vay hay điều chỉnh một số loại thuế hạn chế đầu cơ thì nguy cơ bị "đóng băng" BĐS là rất khó tránh khỏi.Chuyên gia Nguyễn Ngọc Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Năm Ngôi Sao Việt, cho biết chắc chắn giá nhà, đất tại khu Nam, Đông TP sẽ còn giảm thêm 20%.Cơ sở ông Dương đưa ra là tính vào chính sách và giá thành cụ thể của các chủ đầu tư. Về chính sách, TP đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng tại Củ Chi, quận 12 như dự án vành đai quốc lộ 1, khu Tân Tạo, khu công nghệ cao... nên chắc chắn người dân không còn đổ xô xuống phía đông, nam mua đất để tạo thêm các cơn sốt khác.Còn giá thành phẩm một m2 đất ở khu Nam, Đông tính hết chi phí, kể cả tiền lời 50% cho chủ đầu tư tối đa là 24 triệu đồng, tuy nhiên giá bán hiện nay trung bình 28 triệu đồng/m2. Vì vậy nên sắp tới giá phải giảm xuống 20% nữa. Còn khu vực phía tây, bắc TP giá nhà, đất chỉ có 5,7 triệu đồng/m2, trong khi ở quận 7, 9 giá đất trên 30 triệu đồng/m2 nên việc thị trường sẽ cân bằng giá trở lại là đương nhiên.Cũng theo ông Dương, nếu bây giờ các nhà đầu cơ đã ôm đất và chủ đầu tư chủ động hạ giá xuống nữa thì thị trường sẽ sôi trở lại. Lúc này thị trường sẽ không còn tam giác chủ đầu tư-nhà môi giới-người đầu cơ mà chuyển sang chủ đầu tư-môi giới-người mua để ởBong bóng Chứng Khoán & bong bóng bất động sản trước đậy là cơn ác mộng của nội các Chính Phủ Mr. *************** giờ thêm bong bóng Gạo + bong bóng VLXD (bán lẻ + 30% so giá nhà máy).Đây là nguyên nhân thật sự lý giải 1 loạt hàng động :1) Chính Phủ họp liên tục gần như mỗi ngày, nội bộ chia rẽ ý kiến chỉ vì buộc phải cấp tốc cách ly, nội soi, gây mê, phẩu thuật, hồi sức...Tại thời điễm này Chính Phủ có 1 phe bắn tin ra dư luận đánh động vấn đề qua 1 loạt bài viết gần đây đặc biệt thay đổi nhân sự ở HĐ tư vấn tiền tệ,Kho Bạc, NHNN & BTC thậm chí thành lập UB giám sát TCQG.2) Hệ thống Ngân Hàng lâm kiếp nạn lo sợ không có tiền trả cho dân chúng khi đáo hạn nên vài mini Ngân Hàng buộc vay nóng với lãi suất cắt cổ ở TT liên ngân hàng do Ngân Hàng lớn chèn ép nay được NHNN đảm bảo tái vay thế chấp LS 7.5%. Hàng trăm bài viết trong vài tháng gần đây lo ó, chỉ trích, phản đối chính sách trần LS huy động 11%, 12% là do 1 số Ngân Hàng bỏ tiền ra thuê ký giả viết bài đánh động dư luận nhằm gây sức ép lên Chính Phủ mà Họ cố tình không chịu hiểu :
    a) Dân chúng + DN ồ ạt bơm tiền đầu cơ GOLD họ đánh bạc với chủ tiệm vàng ở TT tự do hoặc đánh bạc trên sòng ACB với KLGD 7K - 8K tỷ / ngày gấp nhiều lần TTCK lợi hơn nhiều LS 1% / tháng.
    b) Không có nền kinh tế nào trên thế giới đủ sức chịu đựng LS cho vay > 20% / năm như hiện tại huống hồ Họ đòi tự do đua LS huy động > 12% / năm ! chẳng qua Họ muốn cấp tốc huy động tiền của người sau trả cho người trước tránh phá sản trước mắt trong vòng 3 - 6 tháng nữa mà thôi vì đang xã hàng thế chấp ở TTCK & BĐS nên làm gì có tiền cho vay ?
    c) Hệ thống Ngân Hàng phạm sai lầm trong quyết định khi kinh doanh với siêu lợi nhận khi chặt cò tín dụng quá dày trong các TT vô cùng rủi ro vi phạm pháp lệnh của Chính Phủ để rồi lâm nguy Họ phản ứng thái quá trong vấn đề lãi suất đầu vào đầu ra, đập tan TTCK rồi tới đây rồi Họ cũng sẽ đập tan TTBĐS (nhà ở) y như bên Hoa Kỳ. Đau khổ nhất là Chính Phủ với tác động xã hội quá lớn không dám buông xuôi để Ngân Hàng yếu kém tự sinh tự diệt theo quy luật thị trường. Họ sợ hiệu ứng domino cuốn trôi của cải toàn xã hội thành quả lao động hàng chục năm mỡ cửa.
    d) GOLD đạt đỉnh 1035$ /oz sẽ đi ngược chiều USD, kinh tế Hoa Kỳ. GOLD rớt mạnh là thảm họa với TTBĐS (nhà ở) đơn giản là tổng số tiền đang lưu thông ở TT thì bất thần đứng khựng lại sau tết Mậu Tý dòng tiền này sợ lạm phát cầm tiền sợ mất giá nên chảy vô đầu cơ GOLD dĩ nhiên lúc này đang tăng vùn vụt do USD yếu quá hợp lý để hàng động như vậy. Bây giờ và tương lai GOLD đã đang và sẽ rớt mạnh nghĩa là quy đổi ra VNĐ sẽ ít đi rất nhiều nên TTBĐS sẽ sôi động lại bắt buộc thị giá phải giãm nhiều lần tỷ lệ % so với vàng thì mới gặp Cầu. GOLD giãm mạnh trong bối cảnh không còn đầu cơ hoặc đầu tư TTBĐS tự nhiên dòng tiền sẽ chảy vô Ngân Hàng hoặc TTCK.
    e) Đầu tư - đầu cơ cái gì cũng thua lỗ nặng vậy tương lai tiền ở đâu ra mà tiêu dùng trừ nhu yếu phẩm ! GDP tăng 10% / năm bằng cách nào, khi TT nội địa sức mua kém đi ? Xuất khẩu ưh ? Doanh số giãm mà muốn tăng lợi nhuận chỉ có cách tăng giá, tức lạm phát tiếp tục tăng !
  2. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Đầu tháng 7/2008 đó là thời điễm tất cả các khoảng vay cầm cố BĐS trong năm 2007 đáo hạn 6, 9 , 12 tháng !
    Cũng là thời điễm báo cáo tài chính quý II/2008 các Cty, tập đoàn...bên Hoa Kỳ nên sẽ có biến động mạnh giá USD, GOLD.
    Giả sữ GOLD tiếp tục rớt mạnh trong khi giá BĐS (nhà ở - đất ở) đã rớt nhiều so với đỉnh điễm trước tết Mậu Tý thì sẽ có 1 làn sóng tháo chạy ồ ạt của cá nhân + Ngân Hàng giải chấp vay cầm cố BĐS ! Không ai đoán được điều gì sẽ xảy ra.

    Cầu mong trong tháng 5/2008 này GOLD rớt về 800 dân chúng sợ hãi khi thấy chơi vàng mất giá 20% so với đỉnh 1035 sẽ bán GOLD gửi tiền vào Ngân Hàng kiếm 12% / năm lợi hơn thì mini Ngân Hàng mới đủ sức cầm cự duy trì THANH KHOẢN vào cuối quý II đầu quý III. Cái này kêu bằng kinh tế Hoa Kỳ cứu 1 bàn thua trông thấy chứ không có ngân sách nhà nước nào cứu vãn được tình hình tổng dư nợ vay cầm cố BĐS : 61 tỷ $

    Tổng số VNĐ trước đây lưu thông trong TT BĐS phần lơn chảy vô GOLD bởi vậy nhập khẩu vàng tăng đột biến 40 tấn / quý I. Cái nữa dễ thấy GOLD giá cao hơn quốc tế. Mới đây nhất các tổ chức xin NHNN nhập cấp tốc 3.5 tấn mới ghê chứ ! Dĩ nhiên nhập siêu thất thoát nhiều tỷ $ có sự đóng góp đáng kể tỷ trọng của GOLD trong 4 tháng đầu năm.

    Điều kỳ quái nhất ở VN là LS VNĐ (12%), USD (6%), GOLD (3%) nghĩa là định giá vốn đắt rẻ theo thứ tự trên mặc khác cũng thừa biết dân chúng nắm giữ cái gì ít cái gì nhiều !!!

    Quan điễm Ngân Hàng định LS như vầy là công khai cá cược trong tương lai cái gì mất giá nhanh nhất.

    Quan điễm cá nhân NBs Em thì trái ngược lại ! Nếu là Em sẵn sàng nâng lãi suất GOLD lên 6% / năm bán ngay lập tức thu tiền đồng cho vay 20% / năm xong ung dung chờ GOLD rớt mạnh mua lại trả khách hàng => Huy động được khối lượng tiền khổng lồ trong dân chúng với LS rẻ mạt trong khi cho vay lãi đơn lãi kép.
  4. SSILeader

    SSILeader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Em cũng đã bán sạch vàng và quay trở lại up chứng
  5. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/2008/5/87203.laodong

    Hàng trăm ngàn người lao đao !!!

    Giá nhà đất bị xẹp nhanh chóng trong thời gian qua đã khiến nhiều người lao vào cảnh lao đao, nhà đất mất giá gần một nửa lại không bán được, trong khi hợp đồng tín dụng sắp đáo hạn... Những điều này tưởng chừng như đã là địa ngục đối với những người lướt sóng nhà đất bị mắc cạn, nhưng theo các chuyên gia điều tồi tệ nhất từ hậu quả của việc vỡ "bong bóng" giá nhà đất vẫn chưa đến.

    Cũng theo các chuyên gia, vốn đầu tư đổ vào thị trường BĐS trong cơn sốt vừa qua hầu hết là vốn vay ngân hàng. Trong đó, tài sản thế chấp chủ yếu là đất đai, nhà cửa. Chỉ từ 1 đến 2 tháng nữa thôi, hầu hết các hợp đồng tín dụng được ký kết trong giai đoạn đỉnh cao của cơn sốt nhà đất đáo hạn.

    Trong điều kiện huy động vốn khó khăn như hiện nay, các ngân hàng sẽ bắt buộc khách hàng thanh lý hợp đồng. Trong khi đó, đối với khách hàng, vốn vay đã chôn vào BĐS nay chỉ còn một nửa giá trị lại không bán được, vì vậy khó có khả năng trả nợ ngân hàng.

    Trước tình huống đó, các ngân hàng buộc phải phát mại tài sản thế chấp nhưng khổ nỗi, tài sản thế chấp lại là BĐS. Trong đỉnh cao cơn sốt nhà đất, các BĐS thế chấp được định giá rất cao. Mặc dù các ngân hàng đã thận trọng cho vay 70% giá trị tài sản thế chấp, nhưng trong tình hình của thị trường nhà đất hiện nay mức cho vay trước đây cũng đã vượt giá trị thực của tài sản thế chấp.

    Các chuyên gia lo ngại, nếu trong vòng 2 tháng nữa thị trường không hồi phục trở lại (khả năng này là rất khó xảy ra) những người vay vốn đầu tư BĐS, các ngân hàng cho mức dư nợ cho vay đầu tư BĐS cao sẽ lâm vào khủng hoảng. Đây chính là điều tồi tệ nhất khi giá nhà đất bị vỡ "bong bóng". Từ thực tế trên, các chuyên gia dự báo giá nhà đất trong thời gian tới sẽ tiếp tục giảm.

    Ngọc Huân
  6. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Các mức lãi suất bằng Đồng Việt Nam không có sự thay đổi

    Ngày 29/4/2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 978/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam và Thông báo số 223/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng Đồng Việt Nam.

    Theo Quyết định và Thông báo trên, các mức lãi suất bằng Đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố được áp dụng từ ngày 01/5/2008 như sau:

    - Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,75%/năm.

    - Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7,50%/năm.

    - Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,00%/năm.

    Như vậy, các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 01/5/2008 giữ nguyên so với tháng trước đó và đây là tháng thứ 4 Ngân hàng Nhà nước duy trì ổn định, liên tục đối với các mức lãi suất này.

    TTBC-08

    Ngày 05/05/2008
  7. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Hiện một số ngân hàng quy mô nhỏ đang trông chờ vào động thái tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản từ NHNN. Trước những khó khăn trên NHNN cho biết, đang trong quá trình xem xét để triển khai việc tái cấp vốn cho một số ngân hàng cổ phần. Theo ông Lưu Đức Khánh ?" tổng giám đốc ngân hàng An Bình, hiện An Bình cũng đã có công văn trình NHNN xin được tái cấp vốn để đảm bảo tính ổn định cho thanh khoản, với số lượng khoảng vài trăm tỉ đồng. Theo ông Khánh, nếu được NHNN xét duyệt sẽ góp phần tạo tính ổn định cho hoạt động của ngân hàng. NHNN xem xét, quyết định tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có bảo đảm một cách kịp thời, trên cơ sở đề nghị của ngân hàng thương mại, điều kiện cung - cầu vốn thực tế theo công văn 3764/NHNN-CSTT.
  8. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Ông thấy là kinh tế Mỹ và châu Âu đang trả giá cho thị trường bất động sản bong bóng. Bất động sản ở Việt Nam đang xì hơi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

    Xét về định tính, cho vay kinh doanh bất động sản chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, bất động sản thế chấp lên tới khoảng 50% tổng tài sản ngân hàng, nghĩa là bằng GDP Việt Nam. Vì vậy, nếu thị trường bất động sản sụp đổ là nguy hại ngay toàn bộ hệ thống tài chính. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp cương quyết không để thị trường bất động sản tiếp tục bong bóng, mà cũng không để cho nó sụp đổ. Nó phải xì hơi từ từ.

    Nhưng có ngân hàng cho vay tới 250% vốn huy động. Ông có nghĩ đã xuất hiện nguy cơ ngân hàng thương mại bị khủng hoảng chưa?

    Con số này không đáng lo. Vì sao có ngân hàng huy động được 1 mà cho vay 2,5 lần? Đó là do họ vay lại từ các ngân hàng lớn. Tiền đó thường là khoản vay có kỳ hạn giữa ngân hàng với nhau. Không ngân hàng nào dám vác tiền huy động qua đêm cho vay cả.

    Điều này ngay cả quan chức ngân hàng trung ương cũng không am hiểu nên mới có ý kiến lo ngại vừa qua.

    Tình hình thực tế từ tính thanh khoản thấp, thị trường bất động sản? có thể là dấu hiệu cho khủng hoảng hệ thống ngân hàng?

    Theo tôi, khó khăn thanh khoản là tạm thời nên khó mà gây sụp đổ. Tình hình khó khăn, nhưng không đáng lo, và vẫn trong tầm kiểm soát. Trường hợp có ngân hàng thương mại bị khủng hoảng, thì chắc chắn NHNN sẽ cứu bằng mọi giá để tránh tác động tâm lý lan truyền đến cả nền kinh tế.
  9. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Thách thức lớn nhất: Lĩnh vực tài chính
    01:49:55, 08/05/2008
    Ngọc Minh
    Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã có nhiều cảnh báo về thách thức lớn nhất. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển lúc đó cho rằng thách thức lớn nhất là thương mại bán lẻ; nhưng nếu có thì có lẽ phải một vài năm nữa.

    Có chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất là lao động việc làm, do mở cửa khi hiệu quả và sức cạnh tranh yếu kém sẽ phát sinh phá sản; nhưng có lẽ tác động cũng sẽ bị hạn chế do tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản cao, quy mô kinh tế ngoài nhà nước đã lớn lên và tăng khá. Bà Setsuko Yamazaki - Giám đốc UNDP tại Việt Nam đã đưa ra những ý kiến rất đáng lưu ý và đã bắt đầu có sự kiểm chứng trong thực tế. Khi được hỏi về thách thức lớn nhất khi Việt Nam gia nhập WTO, bà đã cho rằng: ?oTừ thực tế tại nhiều quốc gia khác cho thấy, toàn cầu hóa hứa hẹn phần thưởng to lớn bằng hình thức tiếp cận với các thị trường rộng lớn hơn, nhiều kỹ năng, công nghệ mới và nguồn vốn đầu tư hơn, nhưng rủi ro cũng đáng kể. Theo tôi, rủi ro đối với ngành tài chính là lớn nhất. Vốn không phải là một loại hàng hóa và nó không hành xử giống như vậy. Giá trị của đồng tiền phụ thuộc vào hành động của người khác ở hiện tại và trong tương lai... Tại thời điểm này, Việt Nam đã trải qua những biến động tài chính không mong muốn, thể hiện qua lạm phát và tăng giá...?. Rủi ro về tài chính đúng là thách thức lớn nhất khi Việt Nam gia nhập WTO.

    Hãy bắt đầu từ lạm phát. Lạm phát từ năm ngoái đến năm nay có tính chất toàn cầu, do giá dầu tăng cao, do đồng USD bị mất giá lớn so với các đồng tiền trên thế giới. Lạm phát gần như của nước nào cũng cao hơn các năm trước. Nhưng lạm phát của Việt Nam lại cao hơn của các nước vì nhiều yếu tố. Một yếu tố quan trọng là việc định giá hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện theo cơ chế thị trường để phù hợp với sự cam kết khi mở cửa, hội nhập sâu, rộng hơn. Chỉ với ?ocú? tăng giá xăng dầu cuối tháng 11.2007 đã làm cho giá tiêu dùng tháng 12 tăng vọt lên 2,91%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tháng 11 trước đó và càng cao hơn nữa so với tốc độ tăng của tháng 12 trong hàng chục năm trước. Cũng chỉ với cú tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 2.2008 đã làm cho tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 3 tăng tới 2,99%, trong khi tốc độ tăng giá tháng 3 của nhiều năm trước mang dấu âm! Đó mới chỉ là xăng dầu, còn bao nhiêu loại hàng hóa, dịch vụ khác, Chính phủ đã phải yêu cầu không được tăng giá cho đến tháng 6; nếu như mọi thứ đều tăng như xăng dầu, thì lạm phát năm 2007 không phải là 12,63% và 4 tháng không phải là 11,6%, mà sẽ còn cao hơn nữa.

    Một yếu tố khác là tỷ giá VND/USD. Với lượng USD vào VN như năm 2007 và đầu năm 2008 lớn như thế, nếu tỷ giá VND/USD được điều chỉnh xuống nữa theo sự mất giá của USD so với các đồng tiền khác (chẳng hạn xuống 14.000 - 15.000 VND/USD), thì nhập siêu năm 2007 không chỉ ở mức 14,12 tỉ USD và 4 tháng đầu năm 2008 không chỉ ở mức 11,1 tỉ USD mà sẽ tương ứng là 16 - 17 tỉ USD và 13 - 14 tỉ USD!

    Một yếu tố khác nữa là việc siết chặt tiền tệ mạnh hơn nữa (chẳng hạn đưa tỷ lệ dự trữ bắt buộc không phải là 11% mà 16% như Trung Quốc), thì lãi suất cho vay sẽ lên đến trên dưới 25% và sẽ có nhiều ngân hàng thương mại nhỏ bị phá sản, nhiều doanh nghiệp bị ngừng sản xuất... Còn có thể cảnh báo nhiều hiện tượng khác do lạm phát gây ra xuất phát từ những rủi ro tài chính.

    Rủi ro về tài chính còn phải kể đến thị trường chứng khoán. Trong hơn một năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam trồi sụt thất thường, trong đó xu hướng giảm là chủ đạo. Đặc biệt từ đầu năm 2008 đến nay, tình trạng xuống giá cổ phiếu xảy ra rất nghiêm trọng. Giá trị vốn hóa thị trường bị sụt giảm hàng trăm nghìn tỉ đồng; nếu kể cả thị trường OTC thì ước tính lên đến vài trăm nghìn tỉ đồng! Trong điều kiện kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, thì thắt chặt tiền tệ là công cụ tất yếu phải làm. Khi tiền tệ bị thắt chặt, lượng tiền mà nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng để đổ vào chứng khoán sẽ bị giảm, giá chứng khoán sẽ phải giảm theo; khi giá chứng khoán giảm xuống thấp hơn cả giá cầm cố thì việc giải chấp sẽ khó tránh khỏi càng làm cho giá chứng khoán bị giảm; nếu việc giải chấp này không được yêu cầu dừng lại thì giá chứng khoán sẽ còn giảm xuống nữa.

    Rủi ro tài chính sẽ trở thành nguy hiểm, nếu không có cơ chế quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để hướng vào đầu tư dài hạn, thì chẳng những thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản mà cả cán cân vãng lai, tỷ giá... sẽ có những biến động khôn lường.

    Một sự trả giá và đánh đổi để giảm thiểu rủi ro tài chính, để kiềm chế lạm phát là phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng so với mục tiêu đề ra từ cuối năm trước.

    Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu là phải cấp thiết cải cách chính sách tài khóa và tài chính công, phải phân tích cẩn trọng để xây dựng các chính sách phù hợp, giảm thiểu rủi ro...

    Ngọc Minh

Chia sẻ trang này