Tôi đã tán gia bại sản vì 'Cách' An Phát Holdings lên sàn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DataScience, 12/09/2022.

3660 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 23:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20226 lượt đọc và 61 bài trả lời
  1. DataScience

    DataScience Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2021
    Đã được thích:
    75
    Một lượng lớn cổ phiếu APH đã được phân phối cho cổ đông nhỏ lẻ từ khi lên sàn HoSE vào cuối tháng 7/2020.

    [​IMG]
    An Phát Holdings có gì?

    Mã APH của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings chốt phiên 8/9 ở mức 12.350 đồng/CP - duy trì ở vùng giá thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này niêm yết trên HoSE vào tháng 8/2020.

    Nếu tính từ mức đỉnh 54.100 đồng (giá đã điều chỉnh) chốt phiên 25/5/2021, thì APH đã giảm tới 77%.

    Thị trường chứng khoán trong nước trải qua pha điều chỉnh mạnh từ tháng 4 tới tháng 6 vừa qua, không ít cổ phiếu cũng đã có mức giảm rất sâu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với APH, mã này đã có xu hướng giảm mạnh từ giữa năm ngoái. Từ giữa tháng 6/2022 đến nay, trong khi nhiều cổ phiếu thị trường hồi phục mạnh, không thiếu những mã tăng gấp rưỡi, thì APH vẫn giao dịch ở vùng đáy, hồi phục không đáng kể (tăng 15% từ đáy 21/6/2022).
    CTCP Tập đoàn An Phát Holdings được thành lập vào tháng 3/2017, với vốn điều lệ ban đầu chỉ là 15 tỷ đồng. Chiến lược phát triển theo hướng holdings, đúng như tên gọi, nhanh chóng được Chủ tịch Phạm Ánh Dương cùng các cộng sự triển khai.

    Từ tháng 6 tới tháng 8/2017, An Phát Holdings triển khai liền hai đợt tăng vốn, nâng lên 550 tỷ đồng rồi 1.100 tỷ đồng, với mục tiêu mua cổ phần các doanh nghiệp cùng nhóm như AAA, VBC, CTCP Sản xuất Tổng hợp An Thành, CTCP Liên vận An Tín...

    Cơ cấu cổ đông của An Phát Holdings lúc này là Chủ tịch Phạm Ánh Dương (40 triệu cổ phần, 36,36%), em trai ông Dương - ông Phạm Hoàng Việt (30 triệu cổ phần, 27,27%), cùng các cấp dưới của ông Dương là ông Nguyễn Lê Trung (30 triệu cổ phần, 27,27%) và bà Nguyễn Thị Tiện (10 triệu cổ phần, 9,09%).

    Bên bán, không ai khác, chính là nhóm chủ An Phát. Bản chất của nghiệp vụ này là chuyển tài sản từ cá nhân sang pháp nhân. Nhóm chủ An Phát nhờ vậy có thêm một doanh nghiệp, đi kèm một "câu chuyện" đủ hấp dẫn trên sàn chứng khoán.

    Giai đoạn 2018-2019, An Phát Holdings tiếp tục phát hành gần 20 triệu cổ phần riêng lẻ và hoán đổi nợ với cổ đông sáng lập Nguyễn Thị Tiện với mức giá 25.000 đồng/CP.

    Ngoài ra, cũng như nhiều "game" IPO khác, An Phát Holdings đã bán 14,1 triệu cổ phần cho cổ đông ngoại KB Securities cũng với mức giá 25.000 đồng/CP.

    Tới cuối năm 2019, tổng tài sản công ty mẹ An Phát Holdings lên tới 2.545 tỷ đồng, chiếm phần lớn là khoản đầu tư vào 11 công ty con (2.252 tỷ đồng), chủ yếu gồm Công ty Nhựa An Phát Xanh (AAA) với vốn đầu tư 1.678 tỷ đồng, tỷ lệ 48,08%, Công ty Nhựa Hà Nội (NHH) 506 tỷ đồng, tỷ lệ 55,17%. Trái ngược với các khoản đầu tư tài chính hàng nghìn tỷ đồng, thì ở chiều ngược lại, tiền và tương đương tiền của An Phát Holdings tại ngày 31/12/2019 chỉ là...119,5 triệu đồng.

    Lên sàn

    An Phát Holdings khi đó giới thiệu là tập đoàn hàng đầu trong ngành nhựa, với hệ sinh thái các thành viên rộng khắp trong các lĩnh vực, từ sản xuất bao bì nhựa, sản phẩm - chi tiết nhựa, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, bán buôn, kinh doanh hạt nhựa, vận tải hàng hoá...

    Ngoài các công ty con, An Phát Holdings trực tiếp đầu tư dự án nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn công nghệ cao (PBAT) với công suất 20.000 tấn/ năm, vốn đầu tư 1.490 tỷ đồng.

    PBAT là xu hướng trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, An Phát Holdings là nhà đầu tư đi đầu trong lĩnh vực này. Tập đoàn này dự kiến đưa dự án đi vào hoạt động từ năm 2021, và từ năm 2023 khi chạy 100% công suất sẽ đạt doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng cùng lãi sau thuế trên 300 tỷ đồng, biên lợi nhuận hơn 20%.

    APH vào đầu năm 2021 đã thông qua phương án nâng công suất nhà máy PBAT lên 30.000 tấn năm, vốn đầu tư 2.226 tỷ đồng, doanh nghiệp dự án là CTCP Sản xuất PBAT An Phát. An Phát kỳ vọng khi hoàn thành, dự án này sẽ đưa Tập đoàn trở thành Top 4 nhà cung cấp PBAT lớn nhất thế giới.

    Sau khi cấu trúc thành công, 132,5 triệu cổ phiếu APH được chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 28/7/2020, và tăng kịch trần lên 33.600 đồng/CP (giá đã điều chỉnh), tiếp theo đó là đà tăng mạnh lên đỉnh 54.400 đồng/CP chốt phiên 1/12/2020 (92.400 đồng trước điều chỉnh). APH dao động quanh vùng 40.000-50.000 đồng suốt 1 năm sau đó.
    Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, quá trình phân phối của mã này cũng bắt đầu diễn ra. Gần 3 tháng sau khi lên sàn, Biên bản ĐHĐCĐ bất thường (EGM) của APH ngày 8/1/2021 ghi nhận có 122,8 triệu cổ phần, chiếm 88,1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, trong khi tại ĐHĐCĐ thường niên (AGM) ngày 30/3/2020, tỷ lệ này là 93,89%, còn trước nữa, tại EGM ngày 28/11/2019 là 100%.

    Thông thường, tham dự ĐHĐCĐ là cổ đông lớn, cổ đông chi phối, ít có sự hiện diện của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do vậy, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự ĐHĐCĐ là một tiêu chí quan trọng để đo lường mức độ pha loãng trong cơ cấu sở hữu của một doanh nghiệp đại chúng.

    Với APH, tỷ lệ này bắt đầu giảm nhanh về còn 80,46% tại AGM ngày 25/6/2021, đặc biệt, tới AGM 14/6/2022 chỉ còn 56,73%, tức là có 105,5 triệu cổ phần không tham dự.

    Khoảng thời gian 1 năm giữa 2 AGM này cũng là giai đoạn thanh khoản của APH tăng đột biến, thường xuyên hơn 5 triệu đơn vị/ phiên, có những phiên gần 15 triệu đơn vị. Cùng với đó là nhiều nhịp tăng giảm đan xen theo chiều hướng đi xuống, kéo giá APH giảm tới 76% từ vùng 50.000 đồng/CP giữa năm ngoái về còn 11-12.000 đồng từ tháng 6/2022 tới nay.

    Xen giữa quá trình phân phối cổ phiếu, APH cũng đã tiến hành tăng mạnh vốn phổ thông lên 243,9 triệu cổ phần, thông qua chào bán gần 56 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng, hoàn tất tháng 4/2021, và 48,7 triệu cổ phần từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vào đầu năm nay.

    Báo cáo kết quả phát hành cổ phần ngày 16/2/2022 thể hiện APH có tới 12.724 cổ đông - là một trong những doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn nhất cả nước.
    Icathia đã loan bài này
  2. Tuan2017

    Tuan2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2018
    Đã được thích:
    1.876
    tôi thì chết vì 3A :((
    Anthony Quangu30lady thích bài này.
  3. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.423
    Bán hết đi qua múc CK
  4. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    16.430
    lao như con thiêu thân vì anh em .. :((
  5. phowalldatthubinhduong

    phowalldatthubinhduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2021
    Đã được thích:
    1.545
    thế có mất lun nịt hem^#(^
    --- Gộp bài viết, 12/09/2022, Bài cũ: 12/09/2022 ---
    vd ết issi... kinh lắm lun8-x
    VangChin thích bài này.
  6. ShareholderVIC

    ShareholderVIC Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/06/2022
    Đã được thích:
    295
    Có gì sai sai không ? Có về lại được vùng đỉnh không ? Có mua bây giờ được không ?
  7. hisang

    hisang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2016
    Đã được thích:
    374
    APH còn giảm về 10, về 7 hay như ROS về vùng 2.2

    Mấy bác nên bán càng sớm càng tốt nhé.
  8. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.716
    đành phải để cho leader cho sideway down gom 1-2 năm, sau đó lại có sóng lớn.
  9. ShareholderVIC

    ShareholderVIC Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/06/2022
    Đã được thích:
    295
    Bị dính phốt gì hả bác ? ???
  10. phowalldatthubinhduong

    phowalldatthubinhduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2021
    Đã được thích:
    1.545
    đỉnh đã phân phối dòi chắc không

Chia sẻ trang này