Toi rồi cổ phiếu sắt thép, cả 1 ngành công nghiệp có nguy cơ phá sản?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi handcock, 27/11/2008.

3522 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 446 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. handcock

    handcock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Toi rồi cổ phiếu sắt thép, cả 1 ngành công nghiệp có nguy cơ phá sản?

    Ngành thép VN có nguy cơ phá sản

    Lao Động số 275 Ngày 27/11/2008 Cập nhật: 8:24 AM, 27/11/2008
    Các DN thép trong nước đã phải "ghìm" sản lượng để tránh khủng hoảng thừa.
    (LĐ) - Ngành công nghiệp thép trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn khó lường, nếu các cơ quan quản lý không có những biện pháp kịp thời để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

    Theo tin từ các hãng thông tấn nước ngoài, từ 1.12.2008, Trung Quốc sẽ bãi bỏ thuế xuất khẩu (XK) đối với các mặt hàng thép.

    Khủng hoảng ép giá giảm mạnh

    Nếu tháng 6.2008, giá chào phôi thép trên thị trường quốc tế tăng vọt lên 1.200USD/tấn, thì đến ngày 20.11.2008, chỉ dao động ở mức 400 - 500USD/tấn. Nhưng điều đang làm các DN thép VN vô cùng lo ngại là việc Trung Quốc - một "đại gia" XK mỗi năm khoảng 50 triệu tấn thép các loại - sẽ giảm thuế XK thép từ mức 15 - 25% xuống còn 0% từ ngày 1.12.2008.

    Chủ tịch Hiệp hội Thép VN Phạm Chí Cường cho rằng: Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các "đại gia" ngành thép thế giới sẽ dùng các biện pháp "không bình đẳng" như: Giảm thuế XK, giảm thuế VAT, trợ cấp để XK hàng qua biên giới... nhằm đẩy được hàng ế thừa sang thị trường nước ngoài, trong đó có VN. Giá thép thế giới sẽ giảm mạnh, khi mà hàng loạt DN bị phá sản, họ sẽ bán thép với bất cứ giá nào để lấy tiền thanh toán các khoản nợ ngân hàng và đầu tư.

    Vừa qua, đã có trường hợp phôi thép của Nga trên đường vận chuyển bị khách mua hàng từ chối nhập khẩu (NK) và chấp nhận chịu phạt hợp đồng. Chủ hàng đã bán phá giá số phôi thép đó ngay trên biển với giá gần bằng sắt vụn, để không phải chở hàng ế thừa về nước. Điều này cho thấy, tình hình ế thừa hàng hoá do khủng hoảng kinh tế sẽ khiến không chỉ sắt thép, mà còn hàng loạt hàng hoá khác được "bán tống, bán tháo" - là mối nguy cho các ngành sản xuất trong nước.

    Đâu là "công cụ" chống khủng hoảng?

    Để tìm biện pháp đối phó với việc "bán tháo" hàng hoá, Hiệp hội Thép VN đã đi khảo sát các nước trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm. Malaysia đã đánh thuế đến 50% các sản phẩm thép NK, nhằm chặn các nguồn thép nước ngoài bán phá giá do khủng hoảng tràn vào thị trường nội địa, buộc các nhu cầu thép trong nước chỉ dùng sản phẩm nội địa. Nếu nguồn thép nước ngoài hạ thuế XK, Malaysia sẽ tiếp tục tăng thuế NK lên cao tương ứng. Đây được coi là công cụ hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng và bảo vệ sản xuất trong nước.

    Đối chiếu với tình hình VN, các cơ quan quản lý nhà nước đã từng nghĩ tới các "hàng rào bảo vệ" các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Thực tế, thời gian qua VN chưa sử dụng hết các mức thuế mà chúng ta cam kết với quốc tế. Thậm chí, việc điều chỉnh công cụ thuế để hỗ trợ và bảo vệ sản xuất trong nước còn triển khai rất chậm. Để giải quyết thép trong nước đang dư thừa, các DN thép phải bán với mức dưới giá thành từ 7-8 triệu đồng/tấn để cạnh tranh với hàng NK.

    Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh tăng thuế NK sản phẩm thép từ 8% lên mức 20%, phôi thép tăng từ 2% lên 10% từ cách đây 2 tháng, nhưng Bộ Tài chính vẫn chưa có động thái nào.

    Chỉ chậm trễ thêm vài ngày nữa, thép ngoại "đại hạ giá" sẽ đè bẹp ngành sản xuất thép nội địa. Và hàng loạt DN thép VN sẽ phá sản là điều chắc chắn.

    Cũng theo ông Phạm Chí Cường, việc đối phó với khủng hoảng kinh tế, chống hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá vào thị trường VN phải được coi là một tình thế khẩn cấp. Nếu tiếp tục chậm chạp như vừa nêu, sẽ gây thiệt hại cho đất nước ở mức độ khó lường.

    Được biết, để đối phó với tình hình khủng hoảng thừa hiện nay, các DN thép trong nước đã phải "ghìm" sản lượng để giảm bớt lượng thép dư thừa trong nước. Mặc dù sản lượng thép trong nước chỉ còn tương đương 1/3 những tháng đầu năm, nhưng đã có 3 DN thép phải ngừng sản xuất 3-4 tháng nay, công nhân không có việc làm, không được trả lương.

    Nếu Chính phủ không sớm có giải pháp bảo vệ sản xuất trong nước, hàng loạt DN thép cùng nhiều DN trong các lĩnh vực khác kéo nhau phá sản, bởi hàng ngoại phá giá tràn vào thị trường nội địa sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường.

    http://www.laodong.com.vn/Home/Nganh-thep-VN-co-nguy-co-pha-san/200811/116270.laodong
  2. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    nếu các dự án đầu tư trong lĩnh vực thép đi vào hoạt động hết, tin tưởng ngành thép sẽ cung vượt quá cầu trong 1 tương lai ko xa.
  3. trungdung79

    trungdung79 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Đã được thích:
    2
    Đúng là một phút huy hoàng rồi vụt tắt các bác nhể???
    có bác nào mua KKC khi nó 130.000 không??? nếu có thì cũng đừng nghĩ quẩn nhé
  4. handcock

    handcock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Hệ luỵ của việc sắt thép rơi tự do là giá bất động sản cũng sẽ ở mức rất thấp, nhà đất không bán được, công ty bất động sản chết.

    Sắp thép rơi tự do, giá trị tầu biển của các công ty vận tải biển cũng sẽ rơi tự do, giá cước giảm mạnh, tiền cước không đủ bù chi phí, lỗ nặng, không trả được nợ ngân hàng vì vay quá nhiều, dẫn đến phá sản.

    Dư nợ của ngành thép tại các ngân hàng là 1 con số không nhỏ, điều gì sẽ xảy ra với ngân hàng nếu các công ty thép lớn phá sản?

  5. Alight

    Alight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Lại hiệp hội thép bày trò kêu ca để vận động chính phủ tăng thuế nhập khẩu thép. Các doanh nghiệp VN quen thói thân hữu, dựa dẫm, làm ăn chụp giật rồi, giờ là lúc phải học cạnh tranh bình đẳng thôi.

    Giá thép hiện nay vẫn cao hơn năm trước nhiều, cần phải tiếp tục giảm nữa.

Chia sẻ trang này