Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí -CTCP (DPM)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HQDfinance, 05/11/2024.

7892 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 10:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 813 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. HQDfinance

    HQDfinance Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2024
    Đã được thích:
    22
    Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí -CTCP (DPM )

    Hồi phụ cở mức nền thấp

    • DPM là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam, với sản phẩm chính là phân bón URE, chiếm khoảng 60% doanh thu và công suất 800.000 tấn/năm. Phân bón NPK chiếm hơn 12% doanh thu, công suất thiết kế 250.000 tấn. Thị trường nội địa đóng góp 90% doanh thu, 10% từ xuất khẩu tới các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
    • Trong 9 tháng đầu năm, DPM đạt doanh thu thuần 10,332 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8%, và lợi nhuận sau thuế 569 tỷ đồng, tăng mạnh 30,7% so với cùng kỳ năm trước: 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,9% lên 14,5%; 2) Doanh thu tài chính quý 3 tăng vọt từ 27 tỷ lên hơn 158 tỷ đồng, giúp lũy kế 9 tháng chỉ giảm 15,2% so với cùng kỳ; 3) Chi phí tài chính quý 3 tăng 56%YoY, trong đó lỗ tỷ giá tăng từ 2,3 tỷ lên 7,7 tỷ, và lãi vay tăng 26,6% lên 17,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, chi phí tài chính giảm 58,5% YoY.
    • Tuy giá khí đầu vào và tỷ giá lần lượt tăng 11% và 7% so với kế hoạch đã làm kế hoạch chi phí sản xuất phân bón trong 9 tháng đầu năm tăng 9% cho sản phẩm URE và 14% cho NH3, nhưng tổng sản lượng tiêu thụ vẫn đạt 103% kế hoạch.
    • Dự báo năm 2024, doanh thu thuần của DPM sẽ đạt 14,519 tỷ đồng (+7% YoY), lợi nhuận sau thuế 793 tỷ (+53,2% YoY), với: 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,2% lên 13,9%; 2) Chi phí tài chính giảm 25% YoY; 3) Chi phí quản lý và bán hàng tăng nhẹ lần lượt 7,6% và 5%.
    • Năm 2025, kỳ vọng DPM sẽ đạt doanh thu thuần 15,289 tỷ (+5,3% YoY) và lợi nhuận sau thuế 960 tỷ (+21% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 14,8%; 2) Chi phí tài chính giảm 15% YoY, xuống còn 47 tỷ đồng; 3) Chi phí quản lý và bán hàng tăng lần lượt 6,1% và 7,5%. 4) sản lượng tiêu thụ phân bón các loại ước đạt 1,52 triệu tấn, tăng 8,5% so với dự phóng năm 2024.
    • Dự phóng EPS năm 2025 đạt 2,453 đồng/cổ phiếu, P/E dự kiến 13,8x, thấp hơn mức trung bình 5 năm của DPM. Đánh giá tích cực về DPM nhờ: 1) Kỳ vọng giá phân bón tăng; 2) Chính sách thuế VAT 5% cho phân bón nếu được thông qua, sẽ giúp doanh nghiệp nội địa cạnh tranh hơn.

Chia sẻ trang này