$$$. Tổng hợp kết quả giao dịch tuần (18/2 đến 22/2/2008) "cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử".$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dylanman, 24/02/2008.

2346 người đang online, trong đó có 84 thành viên. 04:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 937 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    $$$. Tổng hợp kết quả giao dịch tuần (18/2 đến 22/2/2008) "cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử".$$$

    TTCK VN vừa trải qua một tuần khốc liệt, với mức điểm giảm kỷ lục kể từ khi TTCK được hình thành, kết thúc tuần giao dịch đầy sóng gió, Vn-index đã mất gần 130 điểm (từ mức 816 xuống 687), Theo kết quả tổng hợp của SSC, trong tuần qua đã có 55.010.120 CP được giao dịch thông qua khớp lệnh, Trong tuần qua tổng khối lượng cổ phiếu các NDT và các tổ chức bán ra là 105.329.380 CP áp đảo khối lượng đặt mua trong tuần chỉ 74.753.200 CP. Như vậy tổng khối lượng dư Bán chưa khớp trong tuần là 50.319.260 CP gấp 2.5 lần tổng lượng dư mua chưa khớp trong tuần chỉ là 19.743.080 CP. Theo thống kê quy mô đặt lệnh bình quân toàn thị trường trong các phiên giao dịch từ 18/2 đến 22/2, Quy mô đặt lệnh bán trên mỗi lệnh của nhà đầu tư luôn áp đảo lệnh mua, đặc biệt trong các phiên 18/2 và 20/2 SL bán trên mỗi lệnh gần gấp 2 lần KL mua, các ngày còn lại trong tuần KL bán trên mỗi lệnh vẫn gấp trên 1.5 lần lệnh Mua, điều này cũng chứng tỏ, trong tuần qua, lượng bán ra có sự tham gia mạnh của những người có vốn lớn (bigboys) và của các tổ chức (trong và ngoài nước). chính yếu tố này đã tạo nên một sư Tháo chạy lớn nhất trong lịch sử TTCK VN, ngược lại Khối lượng mua trung bình ít trên mỗi lệnh (khoảng 1.100 cp/ lệnh ), cho thấy tuần qua chủ yếu do phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn tiền tham gia mua để bình quân giá vốn do đã Mua cp vào với giá, hoặc đã Cut loss bây giờ thây giá giảm nhiều mua dần vào. sau đây là số liệu tổng hợp giao dịch trong tuần. các Bác có cao kiến gì để chuẩn bị cho tuần tới xin mời góp ý...

    [​IMG]
  2. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    996
    Trong tuần sẽ có BullTrap 2 phiên - Cơ hội Cutloss cho những ai còn cố thủ
  3. up_and_down

    up_and_down Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Đã được thích:
    460
    vấn đề bây giờ của TTCK VN là khi nào sẽ ngừng giảm chứ chưa thể tăng ngay đc tuần sau em dự đoán sẽ lình xình quanh 650
  4. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Vì sao các tổ chức đầu tư bán tháo cổ phiếu ?

    Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều có hoạt động đầu tư tài chính. Các ngân hàng hiện đang khan hiếm tiền mặt. Liệu pháp tốt nhất hiện nay của các ngân hàng là tăng lãi suất huy động vốn và bán ra cổ phiếu...



    Có lẽ đây là lần thứ 2 trong lịch sử thị trường chứng khoán (TTCK) VN, phiên giao dịch ngày 21-2, giá chứng khoán hầu như rơi tự do. Trên bảng điện tử, chỉ có dư bán mà không có dư mua. Sau 5 phiên liên tiếp mất điểm, chỉ số VN-Index chỉ còn 710,45 điểm. Thị trường đã rơi vào tình trạng cung ?" cầu hoàn toàn mất cân đối. Trên thực tế, một loạt những biện pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tác động khá mạnh đến tâm lý nhà đầu tư (NĐT); dẫn đến động thái bán ra liên tục không chỉ của các NĐT cá nhân, mà của cả các tổ chức đầu tư trong nước.

    Các tổ chức đầu tư trong nước bắt đầu tháo chạy Động thái bán tháo cổ phiếu (CP) của các tổ chức đầu tư trong nước bắt đầu diễn ra liên tục từ những phiên sau Tết đến nay. Họ bán ra không chỉ ở những CP blue-chips mà cả những CP bậc trung và nhỏ. Vì sao, các tổ chức đầu tư ?" những NĐT chuyên nghiệp (đầu tư theo giá trị doanh nghiệp) lại bán ra CP trong thời điểm chỉ số VN-Index ở mức thấp như hiện nay? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, khá nhiều ngân hàng TMCP có hoạt động đầu tư tài chính đều tránh né không trả lời. Họ cho rằng đây là thời điểm khá nhạy cảm nên mọi thông tin trong thời điểm hiện nay đều không có lợi cho thị trường.

    Theo dõi những diễn biến trên thị trường từ sau Tết đến nay, giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài cũng khẳng định, lượng CP bán ra trong thời gian qua chủ yếu là của các tổ chức đầu tư trong nước chứ không phải của các NĐT riêng lẻ. Ông cho rằng, sau Tết tình trạng khan hiếm tiền mặt đã diễn ra, nguồn vốn để cho vay của các ngân hàng không còn nhiều. Sự hút về 20.300 tỉ đồng thông qua việc mua tín phiếu NHNN sẽ làm cho các ngân hàng thương mại càng thiếu hụt một lượng tiền mặt. Liệu pháp tốt nhất hiện nay là tăng lãi suất huy động vốn và bán ra CP từ hoạt động đầu tư tài chính để rút tiền về, thông qua TTCK.

    Thực tế, thời gian qua, hầu hết các ngân hàng TMCP đều có hoạt động đầu tư tài chính. Lãi hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng năm 2006 chủ yếu từ việc đầu tư mua, bán CP của các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường OTC và thị trường chính thức. Mặc dù việc bán ra CP của các tổ chức đầu tư không nhiều, do giá trị giao dịch trung bình thấp, nhưng việc bán tháo CP của các tổ chức đã kéo thị trường tụt dốc nhanh hơn.

    Nhà đầu tư chuyển vốn qua ngân hàng

    Tâm lý thất vọng bán ra CP đang bao trùm trên các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay. Nhiều NĐT cá nhân sau khi bán ra CP đã bắt đầu rút tiền ra khỏi thị trường. Ông Trần Quang Tuấn, NĐT Công ty Chứng khoán Agriseco, cho rằng hiện nay, các ngân hàng đang đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, giá vàng và giá bất động sản đang tăng cao, NHNN lại đang kìm hãm lạm phát, nên đây là thời điểm thích hợp để chuyển vốn sang gửi tiết kiệm - vừa an toàn mà lại vừa không nặng đầu về việc ?olên xuống? như trên TTCK. Với tình hình biến động như hiện nay, khả năng luồng vốn của các NĐT riêng lẻ sẽ chảy về các ngân hàng. Đây cũng là cơ hội quá tốt cho các tổ chức đầu tư tài chính nước ngoài ?" những NĐT chuyên nghiệp có tiềm lực, có kinh nghiệm trên thị trường hiện nay để mua vào CP với giá rẻ.

    Theo quy luật thông thường, khi CP rớt mạnh 3 ?" 4 phiên liên tục thường có những phiên bật trở lại. Nhưng thực tế những biến động vừa qua cho thấy sự bật trở lại chỉ xảy ra vào đợt khớp lệnh thứ 2, đến đợt thứ 3 thì cuộc đổi chiều giá đều bất thành, do một khối lượng cung mới lại tiếp tục được tung ra. Vì vậy niềm tin vào sự phục hồi của TTCK trong thời gian gần là khá mong manh. Nhất là khi các tổ chức tài chính đang chịu áp lực lớn từ việc khan hiếm tiền đồng từ chủ trương siết chặt tiền tệ.
  5. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    còn lình xình chán
  6. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 22/02/2008 02:39:01 (GMT+7)

    Chính thức cho phép mua cổ phần bằng ngoại tệ

    [​IMG]

    Minh Đức


    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng liên quan đến việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ.

    Cụ thể, ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1061/VPCP-KTTH trả lời đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tại công văn số 705/DKVN-HĐQT ngày 25/1/2008 về việc cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) thanh toán tiền mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) bằng đô la Mỹ (USD).

    Công văn trên cho biết Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc nhà đầu tư nước ngoài là Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) được thanh toán tiền mua cổ phần PVFC bằng đồng USD.

    Đáng chú ý là Thủ tướng cũng chính thức giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan có quy định về việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước nói chung.

    Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có kiến nghị liên quan
    , thị trường cũng chờ đợi cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thanh toán bằng ngoại tệ khi mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam.

    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm, đây là thông tin tích cực, thêm hy vọng khắc phục trong khó khăn quy đổi từ ngoại tệ sang VND trong thời gian qua và hứa hẹn tạo thêm thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.


    -----------------------------------------------------


    Tiền lệ PVFC này sẽ mở đầu một thời kỳ mới cho các cuộc IPO ở VN. Trong ngắn hạn thì đây là một thông tin tốt cho TTCK, vì nguồn VND mà các quỹ ngoại đang nắm giữ sẽ không bị áp lực giải ngân vào các đợt IPO lớn sắp tới, vì thế, cứ cp nào dưới giá trị thực thì trường phái đầu tư giá trị sẽ hốt vào.

    Còn trong trung hạn và dài hạn, đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, vì ngoài việc giảm áp lực đổi VND cho nước ngoài khi đầu tư vào VN, biện pháp này còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vốn IPO để sắm sửa máy móc thiết bị (vốn phần lớn phải nhập từ nước ngoài) mà không cần đổi VND ra USD, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (gởi đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng, tu nghiệp, thue mướn chuyên gia, ...), tức là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp IPO.

    Điểm yếu của giải pháp này chính là việc các quỹ ta sợ địch không lại về vốn khi tây lông dùng USD để lấy thịt đè người, nhưng thực ra đây chỉ là quan ngại mơ hồ thôi, vì thực tế từng cty IPO sẽ có tỉ lệ bán bằng USD cụ thể chứ không phải tự do (đó là điều chắc chắn) mà tuỳ nhu cầu đầu tư vào đâu của doanh nghiệp.

    Tóm lại, việc tạo tiền lệ cho ndtnn mua IPO của PVFC bằng USD là một thông tin tốt cho sự phát triển lâu dài của TTCK VN. Các khủng long tiếp theo tuỳ theo kế hoạch phát triển doanh nghiệp sau IPO mà sẽ đưa ra tỉ lệ bán IPO bằng USD tương ứng.
  7. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chính sách điều hành phải minh bạch, không gây sốc
    Chủ nhật, 24.02.2008, 06:42am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/12274/

    Ông Bùi Kiến Thành ?" người Việt đầu tiên được đào tạo tại Mỹ trong lĩnh vực tài chính. Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực này ?" là một chuyên gia tài chính quốc tế uy tín, ông đã giúp đỡ, tư vấn nhiều vấn đề cho Chính phủ Việt Nam trong một số lĩnh vực kinh tế, ngoại giao. Dưới đây là một số nhận định của ông về chính sách tiền tệ vĩ mô thời gian qua cũng như những biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008

    Ngày 17-3 tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phát hành bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu là 20.300 tỉ đồng. Đây là quyết định của NHNN để rút bớt lượng tiền lưu hành. Đó là một trong nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát. Mục đích của Chính phủ là làm thế nào để tránh tình trạng nền kinh tế phát triển ?onóng? và lạm phát cao gây bất lợi đến tình hình phát triển.

    Tuy nhiên, biện pháp này cũng chưa chắc chắn bởi nó lại tạo ra sự bất ổn định trong thị trường tài chính tiền tệ. Song song đó, NHNN lại ?obơm? vào thị trường số tiền đã rút ra (?obơm? thị trường 30.000 tỉ đồng), mà trên thực tế số tiền rút ra còn chưa rút ra ngay vì còn phải có một thời hạn để thực hiện. Khi Nhà nước rút số tiền từ thị trường ra qua việc bán tín phiếu bắt buộc cho các ngân hàng thương mại (NHTM), các ngân hàng này bắt buộc phải tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn trong dân.

    Thị trường chứng khoán, cứu hay không cứu?

    Với chính sách hôm nay mở vòi, ngày mai đóng vòi như vậy làm cho những thành phần hoạt động kinh tế tài chính không thấy được chính sách lâu dài ổn định của Nhà nước. Điều này đã có tác động ngay tới thị trường chứng khoán (TTCK). VN-Index thời gian vừa qua tụt giảm liên tục. Liệu có phải đây là thông điệp Nhà nước muốn cứu TTCK hay không? Điều này cũng chưa rõ. Nếu đúng, cũng không hiểu vì lý do gì mà Nhà nước nghĩ rằng cần phải cứu TTCK. Thực sự, TTCK có cần được cứu hay không? Hay TTCK đang đi tới mức ổn định bình thường, không cần phải can thiệp? Những quyết định thiếu đồng nhất của Nhà nước đang gây nên sự phân vân trong giới kinh tế. Nhà nước ?obơm? tiền trở lại vì lý do gì chưa hoàn toàn rõ. Nhưng có thể đoán định rằng, có nhiều lý do, như việc thấy lãi suất cao quá cũng gây bất ổn cho nền kinh tế, TTCK.

    Nếu như cứu TTCK là lý do để Nhà nước quyết định bơm tiền trở lại thì đặt ra suy nghĩ: Tại sao mà Nhà nước lại cho rằng cần phải được bơm tiền trở lại cho TTCK? Dựa trên những tiêu chuẩn nào mà nói rằng cần phải bơm tiền trở lại để TTCK không ?orơi? nữa; dựa trên tiêu chuẩn nào mà nói rằng mức ?orơi? như vậy là quá sức hay chưa quá sức? Theo tôi, TTCK có thể còn xuống nữa, mà xuống nữa chưa chắc đã không hợp lý. Giá cả của chứng khoán VN trong thời gian qua quá cao, không có một tiêu chuẩn nào thực sự để nó có giá cao như vậy. TTCK điều chỉnh trong những tháng vừa rồi, theo tôi là hợp lý, không có gì để Nhà nước phải quan tâm, để biện pháp cứu thị trường này.

    Băn khoăn việc nhà đầu tư được mua cổ phiếu bằng ngoại tệ

    Lạm phát có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là năm 2007 và hiện nay là đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, nguồn ngoại hối đổ vào Việt Nam quá nhiều, rồi phải chuyển hóa qua VNĐ. VNĐ nhiều quá trên thị trường gây nên lạm phát. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên TTCK cũng phải đổi ngoại tệ ra VNĐ, làm tăng lượng tiền đồng, gây ra lạm phát.

    Ngày 22-2, có thông tin Thủ tướng cho phép Tập đoàn Tài chính Mogan Stanley mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), được trả tiền trực tiếp bằng USD. Đây là một biện pháp để hạn chế việc chuyển đổi từ USD ra tiền VN, cũng là cách ?obơm vào? cho TTCK. Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhận đô la, công ty này sẽ làm gì với tiền đô la ấy? Nếu công ty cần tiền đối ứng bằng VNĐ thì Nhà nước có cho đổi sang VNĐ? Nếu cho phép thì biện pháp này sẽ không có ý nghĩa gì cả.

    Cũng như những nhà xuất khẩu bây giờ xuất khẩu hàng hóa lấy USD có cho phép họ đổi ra VNĐ hay không? PVFC cũng xuất khẩu cổ phần lấy tiền đô la rồi làm cái gì? Nhà nước có chính sách gì đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, số ngoại tệ thu về ấy phải xử lý thế nào. Nếu không cho họ chuyển đổi sang tiền Việt thì người ta sẽ làm gì với số tiền ấy? Hiện nay những nhà xuất khẩu mà không chuyển đổi từ đô la sang VNĐ cũng gặp những khó khăn. Theo tôi, những biện pháp kiềm chế lạm phát như vậy không có bài bản gì rõ ràng. Những giải pháp đó chỉ mang tính tình thế là chính. Nếu chỉ như vậy thì chưa đủ.

    Cấm bán hàng rong cũng làm tăng lạm phát

    Trong khi đó thì có những chính sách khác, như việc cấm bán hàng rong trong TP thì có tác động ngược lại. Nó sẽ có khả năng làm cho giá sinh hoạt tăng lên. Nếu bây giờ cả TP Hà Nội hay cả các TP ở Việt Nam cấm bán hàng rong thì tự nhiên giá hàng hóa nông sản, thực phẩm tăng lên. Vì sao ư? Vì số người bán hàng rong rất nhiều. Ví dụ như ở Hà Nội cũng phải có 1-2 vạn người, nhân với doanh thu mỗi ngày của mỗi người khoảng vài trăm nghìn đồng thì con số doanh thu lên tới hàng tỉ đồng mỗi ngày. Nếu giá sinh hoạt tăng lên vì cấm không cho bán hàng rong rõ ràng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô, chứ không phải chỉ là chuyện giải quyết vấn đề đường thông hè thoáng. Những việc gì sử dụng lao động nhiều thì nên cố gắng để người lao động có điều kiện tiếp tục làm việc, đóng góp vào trong sự phát triển kinh tế bằng sức lao động. Sức lao động đó là lao động trực tiếp, không có trung gian nên giá lao động thấp. Nếu cấm không cho những người đó làm việc, tự nhiên phải qua một hệ thống kinh tế khác (ví dụ cấm bán hàng rong, người mua phải vào siêu thị, cửa hàng...) làm giá thành sản phẩm cao hơn. Vì thế, những biện pháp như cấm bán hàng rong có sự tác động ngay trực tiếp vào giá sinh hoạt.

    Những hoạt động gì ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới giá sinh hoạt thì phải phân tích cho kỹ và có chính sách cho đồng bộ, chứ không chỉ có vấn đề tiền tệ, thuế khóa.

    Nhân nói về lạm phát, tôi thấy có vấn đề rất quan trọng trong phạm vi thẩm quyền của Nhà nước mà Nhà nước chưa làm cho tới nơi tới chốn. Ví dụ, như trước Quốc hội có ý kiến cho rằng thất thoát trong các công trình xây dựng cơ bản lên tới hàng chục phần trăm. Nhà nước bỏ vào một công trình nào đó 100 tỉ đồng, thì nó chạy đâu mất mấy chục tỉ. Cái gì mà thất thoát thì tự nhiên là phần còn lại sẽ đội giá cao hơn.Cho nên việc chống tham nhũng, tham ô lãng phí hiệu quả cũng kiềm chế lạm phát. Từ đó, Nhà nước phải xem lại trong tất cả các lĩnh vực quản lý, có lĩnh vực nào còn có thể làm giảm giá thành được không?

    Tôi muốn đề cập đến thị trường bất động sản. Hiện nay đất là tài sản của nhân dân do Nhà nước quản lý. Tại sao giá đất cao? Một điều hết sức không hợp lý là khi lấy đất thì lấy đất của người nghèo và cấp đất cho những nhà phát triển dự án là những anh nhà giàu. Bồi thường đất cho nhân dân với giá quá thấp trong khi các nhà đầu tư khi bán ra thì tới vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng/m2. Ngoài chuyện bất công còn vấn đề giá cả. Liên quan tới giá cả tức là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát. Nói bất động sản đang ?onóng?, tại sao Nhà nước thấy rõ ràng cung không đáp ứng cầu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá bất động sản, sao không điều tiết, trong khi quyền giao đất, sử dụng đất ở trong tay mình?

    Vài nét về chuyên gia Bùi Kiến Thành

    - 1954 ?" 1956: Trưởng phòng ngoại hối Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (miền Nam).

    - 1956 ?" 1958: Đại diện Ngân Hàng Quốc gia Việt Nam (miền Nam) tại New York, Mỹ - lúc đó ông mới 24 tuổi, là người trẻ tuổi nhất trong hơn 60 đại diện NHNN tại Hoa Kỳ.

    - 1959 ?" 1965: Chủ tịch, tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ American International Underwriters, Vietnam, Inc. (AIU) - là vị chủ tịch công ty trẻ tuổi nhất (27 tuổi) trong hệ thống các công ty thành viên của tập đoàn.

    - 1983 ?" 1984: Giám sát (controller) khu vực Chicago (Mỹ) của Tập đoàn Tài chính Quốc tế Mỹ (American International Group - AIG).

    -1984 ?" 1992: Tư vấn độc lập về các vấn đề Việt Nam.

    - 1993 ?" 1996: Cố vấn cao cấp thường trú tại Việt Nam (Resident Senior Advisor) của Tập đoàn Tài chính quốc tế Mỹ AIG ?" một trong 10 tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới có chi nhánh trên hơn 130 quốc gia, với tổng số tài sản trên 600 tỉ USD.

    - 1996 đến nay: Cố vấn cao cấp, KHM, Inc.

    Cuộc đua lãi suất ngân hàng: Thêm nhiều diễn biến mới

    Ngày 23-2, Ngân hàng (NH) TMCP Việt Á (VietABank) chính thức triển khai chương trình ?oLãi suất hấp dẫn? và trở thành NH dẫn đầu về lãi suất huy động trên thị trường hiện nay. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm tại VietABank kỳ hạn 1 tháng, lãnh lãi cuối kỳ là 13,20%/năm, kỳ hạn 3 tháng lãnh lãi cuối kỳ là 13,92%/năm; khách hàng gửi từ 500 triệu đồng trở lên được cộng thêm lãi suất 0,01%/tháng cho tất cả các kỳ hạn. Chương trình áp dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân có mức gửi tối thiểu 10 triệu đồng và tổ chức kinh tế gửi tối thiểu 100 triệu đồng. Với mức lãi suất này, VietABank đã bỏ xa ?okỷ lục? của NH TMCP Sài Gòn (SCB) ngày 21-2 (lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 13,8%/năm).

    Cùng với VietABank, NH Đông Á (DongABank) cũng điều chỉnh lãi suất tăng mạnh (lên đến 3,16%/năm so với mức cũ), nhất là ở các mức lãi suất kỳ hạn 1 tuần ?" 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần lên đến 7,56%/năm, kỳ hạn 1 tháng là 11,4%, kỳ hạn 3 tháng là 12,36%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 13,56%..., và chuẩn bị tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thêm 0,6%/năm lên thành 3,6%/năm. Trước đó, ngày 22-2, NH Xuất nhập khẩp (Eximbank) đã tăng lãi suất các loại tiền gửi tiết kiệm lên đến 0,14% so với trước. Tính từ đầu tuần đến nay, hàng loạt NH đã tăng thêm lãi suất huy động, nhiều NH điều chỉnh lãi suất 2-3 lần/tuần. Do lãi suất NH liên tục ?onhảy múa?, nhiều ?okỷ lục? lãi suất được lập và phá trong vòng 1-2 ngày nên hiện nay, chênh lệch lãi suất giữa các NH khá cao (3% - 4%/năm) nên hiện đang có cuộc ?ochạy đua? rút và gửi tiền tại các NH, khách hàng gửi tiền ở những NH có lãi suất thấp hơn đang ồ ạt rút tiền để gửi vào NH có lãi suất cao hơn. Một số khách hàng lớn thì gây sức ép đòi tăng lãi suất. Phó tổng giám đốc một NH TMCP cho biết: tình hình này khó tránh khỏi một cuộc chạy đua lãi suất mới. Hiện nhiều NH (đặc biệt là các NH nhỏ) đang ráo riết lập kế hoạch điều chỉnh thêm LS để thu hút vốn, giữ khách. Bên cạnh đó, nhiều NH cũng đang rục rịch tăng lãi suất huy động USD.
  8. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23-02-2008, 10:35

    "Không thể vì kiểm soát lạm phát mà hy sinh chứng khoán"

    [​IMG]

    (ĐTCK-online) Đó là ý kiến của ông Lê Hải Trà, Thành viên HĐQT Sở GDCK TP. HCM


    Sáng thứ Năm (21/2), tôi có đọc bài báo về Báo cáo của HSBC, trong đó các tác giả của Báo cáo tỏ ra lo ngại về hai vấn đề: doanh nghiệp Việt Nam tận thu tiền bán cổ phần và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát. Cá nhân tôi cho rằng, cần nhìn nhận đa chiều hơn về quan điểm doanh nghiệp Việt Nam tận thu từ TTCK.

    Thông thường, khi bán hàng hóa, người bán nào chẳng muốn chọn thời điểm hợp lý, có lợi nhất cho mình để tung hàng ra bán ở mức giá tốt nhất. Khi diễn biến thị trường thay đổi, việc điều chỉnh linh hoạt cung hàng, thay đổi kế hoạch phát hành cũng là điều hợp lý và nên làm.

    Nhưng mối quan tâm lớn và có tác động nhiều hơn cả lại ở những giải pháp chống lạm phát. Có thể hiểu được trong bối cảnh như hiện nay, đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bởi tác động của nó có ảnh hưởng lớn tới đại bộ phận dân cư. Tuy nhiên, thắt chặt tiền tệ đến mức khắc khổ và dường như chỉ áp dụng một giải pháp duy nhất là hút tiền từ lưu thông có thể gây ra những hệ luỵ kéo dài.

    Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dễ hiểu khi lãi suất cho vay của các ngân hàng lên tới 12%/năm. Để thu hút được nhà đầu tư mua cổ phần, doanh nghiệp phải làm ra lợi nhuận với tốc độ tăng ít nhất 25% (như vậy, NĐT mới có lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng). Trong nền kinh tế như hiện nay, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy?

    Thứ hai, lãi suất tiền tệ tăng, lãi suất chiết khấu dòng tiền cao hơn, giá cổ phiếu giảm mạnh, cộng với hệ số lạm phát cao thì giá trị tài sản tài chính có thể được định giá thấp. Những yếu tố cộng hưởng như vậy tác động tiêu cực đến TTCK là điều có thể thấy rõ.

    Tôi có đọc ở đâu đó ý kiến "vì lạm phát phải hy sinh chứng khoán", nhưng bốc thuốc như vậy liệu có đúng liều? Trung Quốc đã từng có bài học về vấn đề này và hệ luỵ của nó với TTCK không chỉ 1-2 năm, mà kéo dài tới nửa thập kỷ.



    Phong Lan thực hiện


    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=9667


    -------------------------------------------------

    Ông Lê Hải Trà phát biểu chính xác ! Không thể hy sinh CK chỉ vì cứu lạm phát, vì làm như thế càng gây ra lạm phát !!!! Khi mà doanh nghiệp khó vay vốn để sx kinh doanh (lãi suất ngân hàng thì cao, thu hút vốn từ TTCK thì khó do liên tục suy giảm), làm tăng CHI PHÍ SX, góp phần đẩy giá cả lên.

    Cho nên những ai hy vọng vì Lạm phát mà CP hy sinh CK thì có thể thất vọng đấy !!!

    Khá nhiều người lầm tưởng sự điều chỉnh này sẽ dừng ở các CHỈ SỐ VNindex được cho là kháng cự này nọ, nhưng thực ra, do giá các cổ phiếu dao động khác nhau nên dù chỉ số rớt xuống sâu nhưng giá vẫn cao hơn giá trị thực. Đến ngày hôm nay, khi VNindex đã phá rất nhiều ngưỡng cản này nọ, nhiều người lại cho rằng không còn mức kháng cự nào đáng kể để đẩy TT lên nên nó sẽ tiếp tục lao dốc. Đây là một nhận định "cuốn theo chiều gió" !!! Khi giá cp đã xuống dưới giá trị thục (hiện tại giá đã về mức tháng 8-9/2007, trước đợt bùng phát mạnh mẽ sau đó) thì TTCK sẽ tự điều chỉnh TĂNG để trở về giá trị thực của các cp (chứ không phải chỉ số TT) và tiếp tục phát triển.
  9. shrekhn

    shrekhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    vâng, sẽ có bulltrap 2 phiên
    thằng nào thò đầu vào là cụt ngay
  10. shrekhn

    shrekhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    có thể về 600 để bật lên

Chia sẻ trang này