Tổng hợp tin tức và sự kiện đáng chú ý tuần qua và tuần giao dịch 25 - 29/12

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi blogchungkhoanaz, 24/12/2023.

6443 người đang online, trong đó có 983 thành viên. 16:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1144 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. blogchungkhoanaz

    blogchungkhoanaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2023
    Đã được thích:
    17
    VNINDEX ghi nhận tuần giao dịch cận cuối của năm 2023 tương đối giằng co, chỉ số mở cửa phiên đầu tuần giảm sâu, tuy nhiên lực cầu đỡ giá tại vùng hỗ trợ cạnh dưới quanh 108x giúp thị trường hồi phục trong những ngày sau đó để giữ thành công mốc 1.100 điểm. Chỉ số kết tuần tại 1.103,06 điểm, nhích nhẹ 0,07% so với tuần trước.

    Khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng với áp lực dồn dập. Luỹ kế 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2.681 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là tuần thứ 7 liên tiếp khối này bán ròng trên TTCK Việt Nam. HPG là mã bị bán ròng mạnh nhất 353 tỷ đồng, theo sau là EIB và VNM với giá trị bán ròng lần lượt là 276 và 227 tỷ đồng. STB cũng bị nhà đầu tư ngoại xả ròng hơn 222 tỷ đồng, theo sau là SSI 183 tỷ đồng... Chiều ngược lại, MWG bất ngờ được khối này mua ròng mạnh nhất 195 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IDC và FTS lần lượt được mua ròng 75 và 40 tỷ đồng… Tính chung từ đầu năm 2023 đến nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đã xấp xỉ ngưỡng 23.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng hơn 25.000 tỷ đồng trên sàn HoSE.

    Thị trường tiếp tục vận động đi ngang biên hẹp với thanh khoản thấp, kết tuần tạo cây nến rút chân tại vùng 108x, duy trì khung sideway 1080 - 1130. Xu hướng hồi phục vẫn được duy trì sau phiên rút chân tại vùng 108x, tuy nhiên thanh khoản liên tục sụt giảm và duy trì dưới mốc trung bình 20 phiên, thêm vào đó khối ngoại vẫn tiếp tục chuỗi bán ròng không nghỉ khiến đà hồi phục của chỉ số vẫn chưa đủ độ tin cậy, cần chờ thêm diễn biến mới để tiếp tục đánh giá và đưa ra hành động phù hợp.

    Theo đó chúng ta vẫn nên duy trì mức tỷ trọng an toàn khoảng 50% cổ phiếu để chủ động trong việc quản trị rủi ro, chờ chỉ số và vol cải thiện dần qua các phiên, hoặc tận dụng nhịp hồi để đảo hàng có sẵn, cơ cấu lại danh mục. Mua mới cần thêm nhiều tín hiệu tích cực hơn.

    Tóm tắt tin tức và sự kiện tuần 18 - 22/12

    - Trái ngược với thị trường vàng đang có những biến động tăng, giảm liên tục trong thời gian gần đây, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lại có chiều hướng đi xuống. Nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất về mức chạm đáy, thấp nhất từ trước đến nay.

    So với đầu năm, các khoản lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn thời điểm này đều giảm hơn một nửa, giảm nhiều nhất ở phân khúc tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng. Các ngân hàng thương mại nhà nước đang có mức lãi suất huy động thấp nhất, 2,2%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 5%/năm cho kỳ hạn trên 1 năm.

    - Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào tàu thuyền trên Biển Đỏ đang làm gia tăng tâm lý lo ngại rằng thương mại quốc tế đứng trước nguy cơ tiếp tục gián đoạn, đẩy giá dầu và giá cước vận tải tăng cao. Tình trạng này gây gián đoạn hoạt động vận tải biển quốc tế qua kênh đào Suez - tuyến đường vận tải biển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, nơi chiếm khoảng 15% lưu lượng tàu biển toàn cầu.

    Hàng trăm tàu lớn phải thay đổi đường đi, vòng qua Mũi Hảo Vọng ở phía nam châu Phi, khiến thời gian đi biển kéo dài thêm 3 - 4 tuần, từ đó làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển. 2 nhóm ngành hưởng lợi nhất từ diễn biến này là dầu khí và vận tải biển. Mỗi năm có hơn 17.000 tàu chở dầu và khoảng 12% lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của thế giới đi qua vùng biển này. Nỗi lo nguồn cung đang đẩy giá dầu tăng những ngày cuối năm 2023, dự báo sang cả quý I năm sau. Tương tự, tăng quãng đường vận tải biển sẽ hỗ trợ tăng giá cước thuê tàu.

    Sự gián đoạn của một trong những tuyến vận tải huyết mạch Đông - Tây của thế giới càng làm gia tăng tâm lý lo ngại rằng, thương mại quốc tế đứng trước nguy cơ tiếp tục gián đoạn khi chỉ vừa chớm phục hồi sau đại dịch COVID-19. Mức độ tác động sẽ tùy thuộc vào việc cuộc khủng hoảng kéo dài bao lâu.

    - Tính đến hết tuần này, cả ba thước đo chứng khoán Mỹ đều có tuần tăng thứ 8 liên tiếp, chuỗi tuần tăng dài nhất của S&P 500 kể từ năm 2017 và dài nhất của Dow Jones kể từ năm 2019. Cả tuần, S&P 500 tăng 0,8%; Dow Jones tăng 0,2%; và Nasdaq tăng 1,2%.
    • TTCK Mỹ đón nhận số liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE - thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng tăng ít hơn dự báo. Cụ thể, PCE lõi tăng chỉ 0,1% trong tháng 11 so với tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, so với mức dự báo tăng 0,1% trong tháng và 3,3% cả năm. PCE toàn phần giảm 0,1% so với tháng trước, đánh dấu tháng giảm đầu tiên trong vòng 3 năm rưỡi. Số liệu tiếp tục củng cố xu hướng giảm của lạm phát, giúp nhà đầu tư gần như tin chắc rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh mềm.

    • Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm nhanh và các nhà giao dịch tăng cường đặt cược vào việc Fed giảm lãi suất. Từ lúc lập đỉnh 16 năm trên 5% vào cuối tháng 10, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đã giảm về ngưỡng 3,9%.
    • Giá dầu thô ghi nhận tuần tăng thứ hai, khi mối lo về sự gián đoạn dòng chảy thương mại dầu thô đi qua Biển Đỏ cân bằng mối lo về sự dư thừa nguồn cung dầu sau khi Angola rời OPEC và sản lượng khai thác của Mỹ ở mức kỷ lục. Dầu Brent kết tuần tại mức 79,07 USD/thùng, dầu WTI dừng chân tại 73,56 USD/thùng.
    Những sự kiện nổi bật tuần mới 25 - 29/12

    Tin tức và sự kiện thế giới

    - 25 - 29/12: Tuần với nhiều ngày nghỉ lễ của các TTCK trên thế giới như Lễ Giáng Sinh (25/12), Lễ Tặng Quà (26/12), Tết Dương lịch (29/12).

    - 28/12: Mỹ công bố một số số liệu kinh tế như Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu, Dự trữ dầu thô (công bố hàng tuần) và Doanh số nhà chờ bán tháng 11.

    Tin tức và sự kiện trong nước

    - Lịch chốt quyền cổ tức tuần 25 - 29/12: Theo thống kê, có 31 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần, trong đó, 27 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 1 doanh nghiệp thực hiện quyền mua, 3 doanh nghiệp trả cổ phiếu kết hợp. Trong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt, cao nhất là 30% và thấp nhất là 2,5%. (Chi tiết trong hình).

    [​IMG]

    - 25/12: Dự kiến vận hành hệ thống KRX.

    Theo kế hoạch ban đầu, ngày 25/12 hệ thống công nghệ thông tin KRX sẽ chính thức vận hành nhưng đến nay Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vẫn chưa có thông tin chính thức. 25/12 các công ty sẽ báo cáo kết quả kiểm thử giai đoạn FAT từ 20/11 đến 24/12, báo cáo lỗi (nếu có phát sinh) cho HoSE.

    - 29/12: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12.

    Báo cáo giúp cung cấp thêm thông tin về hoạt động vĩ mô trong tháng và bức tranh chung cho cả năm 2023. Bên cạnh việc quan sát tiến trình hồi phục kinh tế, các yếu tố khác như tốc độ giải ngân đầu tư công, nguồn vốn FDI và hoạt động xuất nhập khẩu, diễn biến lạm phát cũng là những thông tin đáng chú ý.

    - 29/12: Phiên giao dịch chốt NAV cuối năm.

    Cuối quý, cuối năm là thời điểm các tổ chức chốt số liệu, nhà đầu tư thường kỳ vọng áp lực có số liệu đẹp sẽ là lực đẩy cho cổ phiếu, giúp thị trường tăng điểm, bởi giá đóng cửa trong ngày giao dịch cuối cùng của năm sẽ được lấy làm căn cứ để tính lãi lỗ. Một danh mục có chỉ số NAV tốt sẽ thu hút nhà đầu tư, giúp các quỹ huy động vốn dễ dàng hơn trong năm sau. Vì vậy theo lý thuyết, nhiều mã cổ phiếu sẽ được kéo giá lên để làm đẹp NAV, đặc biệt với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, mà đại diện là chỉ số VN30, do các cổ phiếu này thường được nắm giữ nhiều bởi các quỹ đầu tư.

    Tuy nhiên lịch sử cho thấy không phải lúc nào thị trường cũng diễn biến như số đông nhà đầu tư mong đợi. Việc bỏ chi phí vốn lớn để kéo giá chỉ có thể thành công nếu thị trường có sự đồng thuận và nhiều yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô. Nỗ lực đỡ giá chắc chắn tốn kém không nhỏ và hậu quả khó lường nếu phải cố gắng đi ngược thị trường. Với dòng tiền tiếp tục suy yếu như hiện tại cộng thêm tâm lý trước lễ, trong tuần chốt NAV, số liệu Margin.. sẽ khó có cầu đủ lớn để thị trường lấy lại đà tăng hay đột biến thời gian này.
  2. blogchungkhoanaz

    blogchungkhoanaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2023
    Đã được thích:
    17
    ✅ Đánh giá trạng thái thị trường và nhóm ngành 25/12/2023:
    • VNINDEX: Tăng điểm với thanh khoản cải thiện.
    1. Mở phiên tăng điểm và giao dịch theo một chiều đi lên, chỉ số cuối cùng đóng cửa quanh vùng giá cao nhất tại 1117.66, tăng 14.6 điểm. Trong đó đóng góp lớn từ nhóm VN30 (29 mã tăng / 1 mã giảm), đà tăng sau đó lan tỏa ra nhiều nhóm ngành, nổi bật là Vận tải - Cảng biển, Bất động sản.. các nhóm còn lại đa phần xanh nhẹ.
    2. Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước đó tuy nhiên vẫn dưới mức trung bình 20 phiên, GTGD ghi nhận được gần 15.2 nghìn tỷ đồng.
    3. Khối ngoại vẫn duy trì chuỗi bán ròng, điểm tích cực là giá trị bán ròng đã giảm đáng kể, còn 135 tỷ đồng.
    • Nhóm ngành (Phân loại phía dưới theo diễn biến trong khung thời gian từ đầu tháng 11): Đa phần tăng điểm nhẹ, diễn biến tăng mạnh chỉ tập trung ở một số cổ phiếu.
    - Nhóm dừng giảm, tạo vùng cân bằng ở đáy và hồi phục trước thị trường (Bất động sản, Thép,...) + Chứng:
    Thép: Tăng tốt trong phiên sáng tuy nhiên không duy trì được, tạm thời neo tại vùng đỉnh, vận động yếu trong phiên thị trường ủng hộ.
    Bất động sản: Thu hút tốt dòng tiền phiên nay, nổi bật là một số mã như DIG, PDR, NLG..
    Chứng khoán: Tiếp tục tích lũy đi ngang, có thể do ảnh hưởng bởi thông tin KRX chậm đưa vào hoạt động.

    - Nhóm bật chữ V từ đáy (Đầu tư công, Thủy sản, Phân bón,...): Tăng điểm nhẹ, duy trì xu hướng hồi phục.
    - Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng: Thu hút dòng tiền, dẫn dắt đà tăng của chỉ số.
    - Nhóm có câu chuyện riêng: Vận tải - Cảng biển, cùng một số mã riêng lẻ tích cực như BMP, VTP, PTB, DRC, CTR..

    ✅ Kịch bản kỳ vọng và hành động:

    VNINDEX có phiên tăng điểm với thanh khoản cải thiện, sắc xanh lan tỏa ra nhiều nhóm ngành, tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, ngoài ra có thêm một số cổ phiếu Bất động sản và nhóm Vận tải - Cảng biển, còn lại đa phần xanh nhẹ. Thị trường vẫn đang trong biên sideway vì vậy hành động chưa có gì thay đổi. Duy trì mức tỷ trọng an toàn khoảng 50% cổ phiếu để chủ động trong việc quản trị rủi ro, chờ chỉ số và vol cải thiện dần qua các phiên, hoặc tận dụng nhịp hồi để đảo hàng có sẵn, cơ cấu lại danh mục. Mua mới cần thêm nhiều tín hiệu tích cực hơn.

    ✅ Watchlist:

    BĐS: DIG, DXG, CEO, IDC, DTD
    Bán lẻ: MWG
    Chứng: VND, HCM, SSI
    Dầu khí: PVS, PVD
  3. blogchungkhoanaz

    blogchungkhoanaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2023
    Đã được thích:
    17
    ✅ Đánh giá trạng thái thị trường và nhóm ngành 26/12/2023:
    • VNINDEX: Duy trì đà hồi phục về lại cạnh trên khung sideway.
    1. Mở gap tăng điểm nhẹ sau đó giao dịch giằng co trên tham chiếu, chỉ số có lúc quay đầu lấp gap trong phiên, cuối cùng hồi phục lên đóng cửa tại 1122.25, tăng 4.59 điểm, dừng chân sát MA200, tiệm cận lại vùng đỉnh cũ 1130.
    2. Thanh khoản duy trì ngang bằng phiên trước đó và vẫn dưới mức trung bình 20 phiên, GTGD ghi nhận được hơn 14.7 nghìn tỷ đồng.
    3. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trở lại sau phiên dừng chân hôm qua với giá trị gần 354 tỷ đồng.
    • Nhóm ngành (Phân loại phía dưới theo diễn biến trong khung thời gian từ đầu tháng 11): Đa phần đi ngang, số ít cổ phiếu riêng lẻ tiếp tục vận động tích cực.
    - Nhóm dừng giảm, tạo vùng cân bằng ở đáy và hồi phục trước thị trường (Bất động sản, Thép,...) + Chứng khoán:
    Thép: Tăng nhẹ, tiếp tục neo tại vùng đỉnh.
    Bất động sản, Chứng khoán: Tiếp tục tích lũy đi ngang, một số cổ phiếu BĐS nổi bật như DIG, PDR, VHM.. duy trì xu hướng tăng nhẹ.

    - Nhóm bật chữ V từ đáy (Đầu tư công, Thủy sản, Phân bón,...): Đầu tư công có lúc bật tăng tốt nhất phiên nay tuy nhiên không duy trì được đà tăng đến cuối, tạo nến râu trên. Các nhóm còn lại chủ yếu đi ngang, tăng giảm nhẹ.
    - Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng: Đóng góp nhiều hơn ở phía tăng.
    - Một số mã riêng lẻ tích cực như: CTD, BMP, SZC..

    ✅Kịch bản kỳ vọng và hành động:

    VNINDEX có thêm một phiên tăng điểm, hướng về vùng cạnh trên khung sideway, với thanh khoản duy trì dưới mức trung bình 20 phiên. Nhóm trụ vẫn là động lực chính nâng đỡ thị trường, cùng với số ít các mã riêng lẻ tiếp tục vận động tích cực, còn lại các nhóm ngành chủ yếu tích lũy tăng giảm nhẹ, chưa xuất hiện nhóm nổi bật dẫn dắt và lan tỏa dòng tiền.

    Chỉ số đang tiến sát về khu vực cạnh trên khung sideway nên sẽ không tránh khỏi rung lắc, vùng nhạy cảm chúng ta nên giữ nguyên tỷ trọng, đồng thời quan sát vận động các cổ phiếu xem khả năng bứt khá khu vực 1120 -1130. Chờ xu hướng theo chiều nào thì tiến hành gia tăng hay giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu theo diễn biến thị trường.

    ✅ Watchlist:

    BĐS: DIG, DXG, CEO, IDC, DTD
    Bán lẻ: MWG
    Chứng: VND, HCM, SSI
    Dầu khí: PVS, PVD
  4. blogchungkhoanaz

    blogchungkhoanaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2023
    Đã được thích:
    17
    ✅ Đánh giá trạng thái thị trường và nhóm ngành 27/12/2023:
    • VNINDEX: Điều chỉnh nhẹ sau chuỗi 6 phiên tăng về lại vùng cạnh trên khung sideway.
    1. Mở phiên trong trạng thái tăng điểm, chỉ số ngay sau đó tiếp cận lại vùng cạnh trên khung sideway, tuy nhiên lực cầu chưa đủ mạnh để giúp thị trường bứt khỏi vùng này, áp lực bán trở lại khiến VNINDEX đảo chiều giảm điểm về cuối phiên, cuối cùng đóng cửa giảm nhẹ 0.26 điểm, dừng chân tại 1121.99.
    2. Thanh khoản khớp lệnh đi ngang so với những phiên trước và thấp hơn mức trung bình 20 phiên, tuy nhiên lực cầu có phần suy yếu hơn và áp lực chốt lời ngắn hạn cũng đã tăng lên. GTGD ghi nhận được hơn 19.3 nghìn tỷ đồng (bao gồm giá trị giao dịch thỏa thuận đột biến ở VHM).
    3. Khối ngoại trở thành điểm sáng phiên nay khi trở lại mua ròng, dứt chuỗi 20 phiên miệt mài bán ròng liên tiếp, với giá trị gần 104 tỷ.
    • Nhóm ngành (Phân loại phía dưới theo diễn biến trong khung thời gian từ đầu tháng 11): Áp lực chốt lời nhẹ, duy trì diễn biến đi ngang.
    - Nhóm dừng giảm, tạo vùng cân bằng ở đáy và hồi phục trước thị trường (Bất động sản, Thép,...) + Chứng khoán:
    Thép: Áp lực chốt lời nhẹ, tiếp tục neo tại vùng đỉnh.
    Bất động sản, Chứng khoán: Áp lực chốt lời cuối phiên, tuy nhiên hầu hết cổ phiếu vẫn duy trì diễn biến đi ngang / hồi phục nhẹ.

    - Nhóm bật chữ V từ đáy (Đầu tư công, Thủy sản, Phân bón,...): Áp lực chốt lời cuối phiên, tuy nhiên hầu hết cổ phiếu vẫn duy trì diễn biến đi ngang / hồi phục nhẹ.

    - Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng: Tiếp tục giữ vai trò nâng đỡ chỉ số.

    ✅Kịch bản kỳ vọng và hành động:

    VNINDEX có phiên điều chỉnh đầu tiên sau chuỗi 6 phiên tăng về lại vùng cạnh trên khung sideway. Diễn biến điều chỉnh được coi là bình thường khi tại biên trên dòng tiền vẫn chưa đủ mạnh và đủ động lực để đưa chỉ số chinh phục mốc này. Điểm tích cực là khối khoại đã tạm dừng bán ròng, các nhóm ngành tăng/giảm biên độ hẹp với thanh khoản thấp. Chỉ số tiếp tục vận động trong biên sideway 1080 – 1135 kéo dài từ tháng 11 đến hiện tại, và kịch bản này vẫn sẽ được duy trì nếu ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1100 điểm vẫn được củng cố.

    Ở vùng cạnh trên này, chúng ta nên tiếp tục quan sát phản ứng của thị trường, chờ xu hướng theo chiều nào thì tiến hành gia tăng hay giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu theo diễn biến. Các vị thế mua sẽ được ưu tiên ở những nhịp điều chỉnh test lại hoặc tích lũy, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu duy trì được động lực tăng và chiếm được sự ưu tiên của dòng tiền.

    ✅ Watchlist:

    BĐS: DIG, DXG, CEO, IDC, DTD
    Bán lẻ: MWG
    Chứng: VND, HCM, SSI
    Dầu khí: PVS, PVD

  5. blogchungkhoanaz

    blogchungkhoanaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2023
    Đã được thích:
    17
    ✅ Đánh giá trạng thái thị trường và nhóm ngành 28/12/2023
    • VNINDEX: Tăng điểm đi kèm rung lắc tại vùng cạnh trên.
    1. Đóng cửa với cây nến tăng về sát kháng cự 1130, đà tăng của chỉ số phiên nay chủ yếu được đóng góp bởi nhóm cổ phiếu trụ, midcap phần lớn đi ngang, áp lực chốt lời nhẹ. VNINDEX kết phiên tại 1128.93, tăng 6.94 điểm.
    2. Thanh khoản gia tăng tương đối tích cực, mặc dù chưa vượt trung bình 20 phiên. GTGD ghi nhận được hơn 15.5 nghìn tỷ đồng.
    3. Khối ngoại trở lại mua ròng phiên thứ 2, với giá trị gần 332 tỷ.
    • Nhóm ngành (Phân loại phía dưới theo diễn biến trong khung thời gian từ đầu tháng 11): Lực kéo từ nhóm cổ phiếu trụ, midcap đa phần tiếp tục đi ngang.
    - Nhóm dừng giảm, tạo vùng cân bằng ở đáy và hồi phục trước thị trường (Bất động sản, Thép,...) + Chứng khoán:
    Thép: Tăng nhẹ, tiếp tục neo tại vùng đỉnh.
    Bất động sản, Chứng khoán: Có lúc thu hút được dòng tiền trong phiên, tuy nhiên chưa đủ bứt phá mạnh, cuối phiên bị bán nhẹ trở lại, duy trì diễn biến đi ngang / hồi phục nhẹ.

    - Nhóm bật chữ V từ đáy (Đầu tư công, Thủy sản, Phân bón,...): Duy trì diễn biến đi ngang.

    - Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng: Đóng vai trò là đầu kéo chính của chỉ số.

    ✅Kịch bản kỳ vọng và hành động:

    VNINDEX có phiên tăng điểm tiến sát về vùng 1130 với thanh khoản cải thiện dần, đóng góp chính phiên nay đến từ nhóm cổ phiếu trụ, trong khi đó midcap đa phần tiếp tục đi ngang. Điểm tích cực là khối khoại đã trở lại mua ròng phiên thứ 2, tạm dừng đà bán ròng liên tiếp ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư thời gian qua. Mặc dù sự lan tỏa cũng như đà tăng trên diện rộng không quá lớn, nhưng dòng tiền vẫn luân phiên giữa 1 số nhóm qua từng phiên, nhóm nào yếu thì đi ngang, chứ chưa xuất hiện nhóm nào bị chốt lời mạnh khi thị trường chung chạm cản. Diễn biến này tiếp tục duy trì thì kỳ vọng cho xác suất cao VNINDEX vượt được khung sideway.

    Tuy nhiên do thanh khoản cũng như độ lan tỏa chưa quá mạnh mẽ nên VNINDEX có vượt khung sideway thành công thì vẫn sẽ có diễn biến test lại. Vì vậy tiếp tục chờ thêm VNINDEX confirm vượt sau đó test lại, chúng ta gia tăng cũng sẽ an toàn hơn là mua khi vẫn chưa vượt hẳn ở thời điểm hiện tại.

    ✅ Watchlist:

    BĐS: DIG, DXG, CEO, IDC, DTD
    Bán lẻ: MWG
    Chứng: VND, HCM, SSI
    Dầu khí: PVS, PVD

Chia sẻ trang này