Tổng hợp tuần 24 - 28/11/08

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Zeusck, 28/11/2008.

5380 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 317 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Tổng hợp tuần 24 - 28/11/08

    getTimeString(''2008/11/28 19:20:27'');Thứ Sáu, 28/11/2008, 19:20

    Tổng hợp tuần 24 - 28/11/08

    A. Thông tin và biến động vĩ mô:

    Tình hình kinh tế tài chính thế giới:

    Tuần 24/11-28/11, thị trường chứng khoán trên thế giới phản ứng tích cực với chính sách của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Dường như các chính sách này đã khôi phục được phần nào lòng tin của các nhà đầu tư, khi TTCK Mỹ, Nhật và Châu Âu đã có nhiều phiên tăng rất mạnh. Đồng thời, chỉ số lòng tin của người dân Mỹ cũng tăng lên đáng kể.

    Ngày 24/11, tân Tổng thống Barack Obama công bố đội ngũ quan chức kinh tế hàng đầu của mình. Nhiệm vụ đầu tiên trong một vài tuần tới của đội ngũ quan chức kinh tế cao cấp này là đưa ra chi tiết của kế hoạch hồi phục kinh tế Mỹ trong thời hạn 2 năm và tạo ra 2.5 triệu việc làm. Trong thời gian này, tin bổ nhiệm ông Timothy Geithner làm bộ trưởng bộ tài chính Mỹ cùng việc công bố gói kích thích kinh tế mới 800 tỷ USD đã được thị trường hưởng ứng và là lý do chính cho việc thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc mạnh mẽ kể từ hôm thứ sáu tuần trước. Một lý do quan trọng khác khiến cho TTCK Mỹ tăng điểm trong tuần vừa qua là việc chính phủ Mỹ cam kết bảo lãnh cho toàn bộ nợ xấu cho vay địa ốc và các tài sản khác của ngân hàng Citi Group với tổng trị giá 306 tỷ USD, đồng thời bơm thêm 20 tỷ USD cho ngân hàng này. Citi Group là một ngân hàng lớn thứ 2 của nước Mỹ về mặt tài sản, có chi nhánh hoạt động trên 100 nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Vì vậy, hành động cứu Citi Group của chính phủ Mỹ đã tránh một cuộc phá sản có thể tác động mạnh đến nền kinh tế tài chính của nước Mỹ và toàn cầu.

    Trước diễn biến suy thoái sâu của nền kinh tế các nước khối EU (27 nước Châu Âu), chính phủ các nước này cũng đã đưa ra thêm một số giải pháp để giảm thiểu sự khủng hoảng. Ngày 24/11, chính phủ Anh công bố gói giải pháp trị giá đến 30 tỷ USD kích thích kinh tế trong nước. Ủy ban kinh tế Châu Âu đưa ra kế hoạch 259 tỷ USD để kích thích kinh tế và cứu thị trường tài chính các nước trong khối.

    Tuần vừa qua, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung thêm 1.46 nghìn tỷ USD để phát triển kinh tế, giảm tác động suy thoái kinh tế thế giới. Số tiền này bằng gần 50% GDP của nước này. Ngoài ra, trong tuần Trung Quốc cũng thực hiện một loạt các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ 1.08 điểm phần trăm lãi suất cho vay thời hạn 1 năm xuống mức 5.58%. Đồng thời, lãi suất tiền gửi cũng hạ xuống mức 2.52%, đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng mười một năm qua. Ngày 26/11, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng nhận được 4 tỷ USD từ Fed để ổn định thị trường tài chính trong nước. Tác động từ chính sách này đã làm cho TTCK Châu Á có nhiều phiên tăng điểm. Chính sách này tác động làm cho một số mặt hàng nông sản, dầu thô, kim loại cũng bắt đầu tăng giá.

    Tuy nhiên, trong đà suy thoái hiện nay, thế giới liên tục nhận những thông tin xấu liên quan đến các vấn đề kinh tế. Tiếp theo sự sút giảm của các ngành công nghiệp ô tô, vận tải, bán lẻ và vật liệu cơ bản thì các ngành công nghệ cao cũng bị ảnh hưởng mạnh, điển hình là ngành công nghệ thông tin. Doanh thu và lợi nhuận của các hãng máy tính lớn như Intel, Dell, HP giảm mạnh. Giá cổ phiếu của những nhà sản xuất phần mềm và nhà cung cấp ứng dụng dịch vụ trên Internet cũng sụt giảm kỷ lục. Cổ phiếu của Microsoft xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Cổ phiếu của Google giảm xuống dưới mức 300 USD/cổ phiếu lần đầu tiên kể từ 2005. Nhiều ngân hàng ở Mỹ đang trên bờ vực phá sản. Cầu về tiêu dùng hàng hóa sút giảm, tình trạng thất nghiệp tăng cao diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều nơi ở Trung Quốc diễn ra tình trạng biểu tình của công nhân do rất nhiều nhà máy đóng cửa, giới chủ sa thải lao động.

    Thị trường vàng, dầu mỏ trong tuần qua cũng diễn biến phức tạp. Vàng đã có 6 phiên tăng điểm liên tiếp từ mức 713 USD/oz lên đến 822 USD/oz, mức cao nhất vào ngày 24 và giảm nhẹ trở lại vào ngày cuối tuần. Giá dầu mỏ đã tăng sau khi có những tin tức về gói kích thích kinh tế của Mỹ, hạ lãi suất của Trung Quốc và OPEC cắt giảm sản lượng dầu thô. Giá dầu hiện tại giao động quanh mức 53 USD/thùng. Những diễn biến khó lường của nền kinh tế, việc các chính phủ bơm tiền giải cứu nền kinh tế làm dấy lên lo ngại về tình trạng lạm phát sẽ cao trong tương lai, hơn nữa đồng USD liên tục mất giá so với EURO và đồng tiền khác được coi là các nguyên nhân dẫn đến gia tăng giá vàng trong những ngày gần đây.

    Thị trường chứng khoán hầu hết các nước đều có phiên tăng điểm trong tuần qua. Đặc biệt trong ngày thứ hai tuần này, chỉ số CAC 40 và DAX tăng trên 10% và FTSE 100 tăng đến 9.84%. Các chỉ số chứng khoán Mỹ như Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 có tổng cộng mức tăng điểm liên tiếp tính từ thứ 6 tuần trước đến thứ 5 tuần này lên đến 17%-19%. Nhưng liệu đà tăng điểm này còn có được duy trì khi mà các tín hiệu xấu đến từ nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện
  2. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Tình hình kinh tế trong nước:

    Chỉ số CPI của tháng 11 tiếp tục giảm 0.76%. Lãi suất các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm một cách đáng kể so với thời gian trước cũng chưa hỗ trợ nhiều cho tâm lý thị trường. Viễn cảnh khó khăn của nền kinh tế trong thời gian tới đã tác động mạnh đến nhà đầu tư. Một bộ phận thị trường tiếp tục quan ngại về khả năng phá sản trong hệ thống ngân hàng sau khi có kết quả công bố mới đây về mức dư nợ cho vay bất động sản. Một số NHTM có tỷ lệ tài trợ tín dụng liên quan đến bất động sản rất cao, lên tới trên 50%, nhiều ngân hàng ở mức 20-40%. Trong khi đó, thị trường nhà đất tiếp tục đóng băng, giá bất động sản nhiều nơi đã giảm đến trên 70% so với lúc đỉnh điểm. Khả năng các doanh nghiệp bất động sản mất khả năng thanh toán và phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều ngành nghề khác trong nước đang gặp khó khăn, điển hình là ngành thép. Thời gian trước đây khi giá thép tăng cao, ngành này đã thu được lợi nhuận vượt trội. Do khả năng dự báo và quản lý rủi ro yếu kém khi giá thép thế giới giảm đột ngột đã khiến nhiều doanh nghiệp bị lỗ lớn. Hàng tồn kho nhiều, doanh số giảm mạnh khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và đang trên bờ vực phá sản.

    Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, đa số các nhà đầu tư bị lỗ. Bên cạnh đó, dự kiến triển khai thuế thu nhập chứng khoán từ ngày 01/01/2009 đã gây ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư. Rất nhiều doanh nghiệp chia cổ tức với tỷ lệ cao trước thời điểm bị đánh thuế. Các diễn biến này tiếp tục tác động phần nào đến hành vi của nhà đầu tư và của các công ty niêm yết.

    Diễn biến tỷ giá trong tuần này cũng có nhiều điểm đang lưu ý. Sau khi tăng đến 17,400 VND/USD, giá USD trên thị trường phi chính thức đã giảm trở lại 17,000 VND/USD vào cuối tuần này. Nguyên nhân có thể là do đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền khác trong những ngày gần đây. So với đầu năm, tỷ giá danh nghĩa USD/VND mới chỉ tăng hơn 6%; trong khi đó, các đồng tiền khác trong khu vực, của các nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh với Việt Nam, đã mất giá từ 20-30% so với USD. Nếu tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì như hiện nay sẽ là một bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

    Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế thế giới được nhóm lên trong tuần này khi chính phủ các quốc gia thực hiện nhiều chính sách vực dậy nền kinh tế. Tuy vậy, chuỗi tin xấu về "sức khoẻ" doanh nghiệp và nền kinh tế chưa hẳn đã chấm dứt, danh sách các ngành nghề và công ty lâm vào tình trạng phá sản ngày một dài thêm.

    Kinh tế trong nước đang bộc lộ nhiều yếu kém từ nội tại của mình. Nhiều doanh nghiệp đang bị tác động mạnh từ khủng hoảng kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực yếu, khả năng quản trị kém. Bên cạnh đó "độ trễ chính sách" tiếp tục hạn chế khả năng phát huy tác dụng nhanh chóng của các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Kinh tế trong nước vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường tiếp tục cần thời gian để thích nghi và vượt qua khó khăn.

    B. Diễn biến VN-Index:

    Giao dịch trong tuần của VN-Index bắt đầu có sự tách biệt tương đối với nhịp di chuyển của các thị trường chứng khoán lớn. Giao dịch ở hầu hết các phiên trong tuần phản ánh sự dè dặt của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa trở lại. Tuy nhiên, vào phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đã đảo chiều ngoạn mục khi tăng 11.2 điểm.

    Trong tuần, khối lượng giao dịch bình quân đạt 8.8 triệu đơn vị/phiên tương ứng giá trị 230 tỷ đồng/phiên, giảm lần lượt 24.44%, 22.48% so với tuần trước.
    Bốn phiên đầu tuần, khối lượng bán tuy không quá mạnh mẽ, không đủ để làm trắng bảng bên mua nhưng luôn sẵn sàng đáp ứng lượng cầu vốn đã yếu ớt. Điểm sáng về mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong phiên giao dịch ngày 26/11 cũng không thể tiếp tục duy trì trong phiên tiếp theo. Xuất hiện dấu hiệu ?osuy kiệt? của thị trường vào phiên giữa tuần khi tổng giá trị giao dịch giảm sút nghiêm trọng dù đã cố gắng vực dậy một phần nhờ một số mã định hướng lớn và có tính thanh khoản cao.

    Với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, thị trường đóng cửa tại mốc 314.74 điểm, giảm 4.22 điểm (tương ứng giảm 1.32%) so với cuối tuần trước.

    Chính sự quay đầu mạnh mẽ vào phiên cuối tuần đã giúp VN-Index ngăn chặn được đà giảm sâu và tạm thời tạo khoảng cách an toàn nhất định với ngưỡng tâm lý 300 điểm để tiếp tục cuộc hành trình tìm về điểm cân bằng mới. Cả khối lượng và giá trị giao dịch đều đạt mức khá so với các phiên trong tuần. Lâu lắm rồi mới xuất hiện trắng bảng bên bán với mật độ khá lớn tại nhiều mã cổ phiếu. Khi VN-Index chỉ còn 3.54 điểm là chạm ngưỡng 300 đã có sức bật đồng loạt và mạnh ở hầu khắp các cổ phiếu, các mã định hướng lớn tăng trần với dư bán bằng 0 phần nào đã kích thích sự tham gia của một bộ phận nhà đầu tư. Đây cũng là phiên giao dịch giúp củng cố niềm tin và xoa dịu sự chán nản đang lan rộng khắp thị trường. Chính hiện tượng ?ogăm hàng? trở lại đã cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư về khả năng thị trường có thể phục hồi trong tuần tới. Lý giải cho sự tăng giá mạnh hôm nay có thể do các lý do sau:

    Thứ nhất, ngưỡng tâm lý 300 là mốc hỗ trợ rất mạnh. Do đó, các nhà đầu tư hy vọng ngưỡng này chưa thể bị phá vỡ ngay, dẫn đến xuất hiện hiện tượng ?odò đáy?. Khi tất cả cùng hy vọng thì lực cầu đã thực sự mạnh và áp đảo bên bán.

    Thứ hai, dù đã có hướng đi riêng so với xu hướng chung của thế giới, nhưng chuỗi ngày tăng điểm của các thị trường lớn cũng đã dần thuyết phục các nhà đầu tư và có những ảnh hưởng nhất định đến phiên tăng điểm cuối tuần.

    Thứ 3, lực cầu mạnh tại các cổ phiếu lớn đã thuyết phục nhà đầu tư đồng thời tạo dựng được điểm tựa cho thị trường xoay chiều.

    Tuần qua, thị trường gần như không nhận được sự hỗ trợ nào đáng kể ngoại trừ các diễn biến lạc quan tại thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc PPC tạm hoãn thanh toán cổ tức đã làm dấy lên lo ngại về khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của các doanh nghiệp. Hệ quả là PPC từng một thời là mã cổ phiếu được yêu thích và luôn nằm trong danh mục đầu tư của các tổ chức lớn giờ đây bị bán ra mạnh và giảm đến mức giá thấp nhất kể từ ngày lên sàn (17,200 đồng vào ngày 27/11/2008). Bên cạnh đó, dù lượng bán ra rất mạnh nhưng hầu như không có lực cầu đối ứng nên khối lượng giao dịch của mã này cũng đạt mức rất thấp dù có tăng so với bình quân tuần trước. Nhà đầu tư dường như mất niềm tin lẫn kiên nhẫn đối với sự minh bạch của doanh nghiệp niêm yết, cũng như đối với các tín hiệu của sự hồi phục của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Điều này được thể hiện qua hai phiên giảm khá mạnh ngay sau nỗ lực phục hồi không đáng kể ở phiên 25/11.

    STB ?" cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến nhịp đập của thị trường - chỉ tăng nhẹ 100 đồng trong 2 ngày 24 và 25/11 với lực cầu tại các mức hỗ trợ tương đối lớn nhưng lượng cung áp đảo và duy trì liên tục đã nhanh chóng kéo STB giảm điểm mạnh các phiên sau đó. Động lực chính thúc đẩy VN-Index đã mất hẳn khiến cho chỉ số này cũng tiếp tục lao dốc về sát ngưỡng nhạy cảm 300 điểm. Nhưng cũng chính lực đẩy của STB cùng một số mã khác đã giúp VN-Index tạm thời tạo khoảng cách nhất định với ngưỡng 300 ở phiên giao dịch cuối tuần.

    Cuộc chạy đua trả cổ tức nhằm tránh thuế trước thời điểm 1/1/2009 có thể coi như một nỗ lực giữ chân nhà đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên động thái này không đủ mạnh để ngăn chặn tâm trạng bi quan trước việc ngày áp dụng đánh thuế thu nhập chứng khoán ngày càng đến gần. Mặt khác, trong bối cảnh khó khăn chung, việc trả cổ tức cao trong thời điểm này đang được bóc tách ?obản chất? vấn đề và bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Thậm chí, trong 2 phiên ngày 26/11 và 27/11 tình trạng cổ phiếu không có người mua đã xuất hiện với mật độ nhiều hơn.

    Về khía cạnh kỹ thuật, phiên cuối tuần tăng đột biến với thanh khoản được cải thiện đáng kể, VN-Index tăng mạnh qua cả 3 đợt nhưng nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng với khung thời gian T+. VN-Index vừa chạm đường MA ngắn ngày và có xu hướng đi lên. Các tín hiệu kỹ thuật khác như RSI, Oscillator đều bắt đầu cho tín hiệu thị trường có đợt sóng nhỏ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay khả năng đảo chiều mạnh là rất khó và phòng thủ vẫn sẽ là phương án kinh doanh được cân nhắc trước tiên nhằm bảo toàn vốn, lợi nhuận.

    C. Khuyến nghị đầu tư:

    Phiên giao dịch cuối tuần với sức cầu áp đảo đã giúp VN-Index xoay chiều. Hiện tượng trắng bảng bên bán lại xuất hiện. Tuy nhiên, mức 366 vẫn tiếp tục là mức cản khó chịu. Đồng thời, VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá. Chúng tôi tin rằng đây không phải là một đợt tăng giá dài hơi và yếu tố điều chỉnh "cơ cấu" có ý nghĩa lớn trong đợt tăng giá này. Tuy nhiên, đây là một cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư có khung thời gian kinh doanh cực ngắn, T+0, T+1. Trường hợp kinh doanh T+4, quan điểm của chúng tôi không ủng hộ các nỗ lực tham gia thị trường bằng mọi giá. Cuộc chơi vẫn còn ở phía trước, bảo toàn vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay.

    ********* - Anphuc Investment
  3. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Đáy nào cho VN-Index?


    CTCK Rồng Việt trong "Báo cáo chiến lược tháng 11" đã dự báo chính xác về vùng dao động của VN-Index trong tháng, từ 300 điểm đến 380 điểm, tiếp tục đưa ra dự báo về xu hướng thị trường trong ngắn hạn.

    Theo đó, nếu mức cản của VN-Index tại 310 điểm bị phá vỡ, thị trường có thể giảm mạnh xuống 280 điểm và tiếp theo là 250 điểm. Tuy nhiên, cơ hội để thị trường có sự phục hồi nhẹ quanh ngưỡng tâm lý 300 điểm dù mong manh nhưng chưa hết hy vọng.

    Tương tự, CTCK Bản Việt cũng vừa công bố báo cáo chiến lược đánh giá về TTCK vào tháng cuối năm. Báo cáo cho biết, hiện nay, thị trường đang bị yếu tố tâm lý chi phối mạnh nên có khả năng tiếp tục chu kỳ sụt giảm, nếu tình hình thị trường tài chính thế giới không có nhiều biến chuyển tích cực.

    So sánh tương quan P/E giữa thị trường Việt Nam và các thị trường trong khu vực, báo cáo cho biết, P/E trung bình hiện tại thị trường Việt Nam là 9x, cao hơn so với mức 7x của thị trường các nước lân cận. Do đó, theo nhận định của Bản Việt, thị trường Việt Nam có thể tiếp tục biến động quanh mốc 300 điểm, với biên độ dao động là +/- 20%.

    Đã thành thông lệ, biến động của nhóm cổ phiếu ngành tài chính tác động mạnh mẽ tới thị trường. Về điều này, ông Christopher Blank, chuyên gia phân tích kỹ thuật của CTCK HSC dựa vào tổng khối lượng chào mua và chào bán trong những phiên gần đây lý giải, mức giá hiện tại vẫn chưa thuyết phục bên mua vào, vì vậy lượng đặt mua còn hạn chế.

    Theo ông Blank, có 2 kịch bản cho xu hướng thị trường sắp tới: trong trường hợp thứ nhất, đà mất điểm chậm lại, thị trường có thể có dấu hiệu lạc quan và khôi phục ở quanh mức 300 điểm trong vài ngày tới; mức hỗ trợ này có thể đạt được, bởi Index của cổ phiếu ngành tài chính đang ở mức thấp, tương đương hồi tháng 10, khi ở mức 295 điểm (Index hiện cách mức này không xa).

    Trường hợp thứ hai, nếu Index ngành tài chính tiếp tục phá vỡ và đi xuống, nhiều khả năng thị trường tìm thấy sự hỗ trợ ở mức thấp của chỉ số Index tài chính là 254 điểm hồi tháng 6.

    Mức hỗ trợ này quan trọng hơn, bởi nó thấp hơn mức hiện tại khoảng 16% và nếu VN-Index giảm cùng với tốc độ được phản ánh trong hệ số beta so với ngành tài chính thì VN-Index sẽ tìm thấy sự hỗ trợ lớn trong khoảng 250 - 260 điểm.

    Theo Giang Thanh
    ĐTCK

    http://cafef.vn/20081129125825954CA31/giai-doan-thu-thach.chn
  4. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    http://cafef.vn/20081129122217923CA31/vnindex-se-bien-dong-manh-quanh-moc-300-diem-vao-cuoi-nam.chn

Chia sẻ trang này