Tổng quan TCCK Việt Nam qui I/2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi abigbuzz, 11/04/2012.

5286 người đang online, trong đó có 530 thành viên. 20:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 607 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. abigbuzz

    abigbuzz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    12
    :-??:-??:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd








    Báo cáo
    Kinh tế-Tài chính
    Quý 1/2012







    Thực hiện bởi Ban biên tập
    & Bộ phận phân tích dữ liệu CafeF

    Địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà VTC Online,
    18 Tam Trinh, Hà Nội
    Điện thoại: 04 - 39743410. Máy lẻ: 295
    Fax: 04 - 39744082
    Email: info@cafef.vn





    Tài trợ vàng


    Kinh tế thế giới 2
    • Dòng tiền vào mạnh các TTCK đang nổi
    • Kinh doanh toàn cầu lạc quan trở lại
    • Kinh tế Mỹ xuất hiện them nhiều điểm sáng, châu Âu vẫn u ám • Trung Quốc đối diện khả năng “hạ cánh” khó nhọc • Động lực tăng trưởng kinh tế Nhật còn yếu
    • Myanmar-điểm đến đầy hứa hẹn của giới đầu tư

    Kinh tế Việt Nam 4
    • Tốc độ tăng GDP quý 1/2012 đạt 4%, thấp hơn so với cùng kỳ • CPI tháng 3 hạ nhiệt xuống mức 0,16%
    • Hạ trần lãi suất huy động xuống 13%/năm
    • Xăng dầu tăng giá mạnh. Xăng tăng 2.100 lên 22.900 đồng/lít

    Thị trường chứng khoán Việt Nam 8
    • Sóng “M&A” hạ nhiệt dần
    • Nhiều cổ phiếu bị kiểm soát, tạm dừng & hủy giao dịch • Nhật Bản đầu tư mạnh cổ phiếu Việt Nam
    • Khối ngoại tiếp tục “gom hàng” giá rẻ qua kênh riêng lẻ
    • 4 hãng lớn muốn làm cổ đông chiến lược của Sabeco
    • Lần đầu tiên trong lịch sử TTCK Việt Nam - một công ty
    bất ngờ thông qua phương án giải thể - CSG
    • Theo các chuyên gia, TTCK Việt Nam đang rẻ nhất lịch sử

    Thị trường Bất động sản 11
    • Hoạt động M&A bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh
    • Hà Nội dự định xây 9 trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế • Thị trường bán lẻ Việt Nam từ vị trí số 1 “tụt xuống” 23 • Thị trường căn hộ để bán dự đoán tiếp tục đà giảm giá

    Tổng hợp dữ liệu TTCK 13

    Các dự án Bất động sản tiêu biểu 17

    100 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 19




    Trang 1



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    KINH TẾ THẾ GIỚI
    Dòng tiền vào mạnh các TTCK đang nổi
    Quý 1/2012, hàng loạt thị trường có mức tăng trên
    10% như Hồng Kông, Singapore, Nhật, Nga, Đức,
    Anh, Mỹ. S&P 500 tăng mạnh nhất trong 14 năm,
    lên cao nhất 4 năm trong khi chỉ số Dow Jones cao
    nhất kể từ 2007.
    TTCK các nước đang phát triển hút tiền ròng 12
    tuần liên tiếp. Từ đầu năm, các quỹ chứng khoán
    các thị trường nay đón nhận 25,72 tỷ USD, trong khi
    cùng kỳ năm ngoái rút ra 24,46 tỷ USD.

    Kinh doanh toàn cầu lạc quan trở lại
    Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton
    International thực hiện hàng quý tại 3.000 doanh
    nghiệp trên 40 quốc gia cho thấy chỉ số kinh doanh
    toàn cầu tăng khá lạc quan.
    Cải thiện rõ nhất là các nền kinh tế trong khối G7,
    chỉ số lạc quan kinh doanh tăng 28% trong 3 tháng,
    từ -12% (quý 4/2011) lên 16% (quý 1/2012).
    Chỉ số này của Mỹ tăng 45%, từ 1% ít ỏi trong quý
    4/2011 lên 46%. Tại Nhật Bản là -53% và châu Âu -
    4%, vẫn còn bi quan nhưng đều được cải thiện so
    với cuối năm ngoái. Tại Thái Lan, chỉ số tăng từ -
    52% lên 8%.
    Kinh tế Mỹ xuất hiện thêm nhiều điểm sáng, châu Âu vẫn u ám
    Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong quý 4/2011 và dự
    kiến giữ tốc độ xấp xỉ trong quý 1/2012. Các doanh
    nghiệp Mỹ tạo mới được 470.000 việc làm trong 2
    tháng đầu năm, hoạt động sản xuất tiếp tục đi lên.
    Tỷ lệ thất nghiệp duy trì mức 8,3% (thấp nhất 3
    năm), trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng
    tuần liên tục duy trì mức thấp 4 năm.
    Hoạt động sản xuất và tiêu dùng tại châu Âu liên tục
    đi xuống, trong đó lĩnh vực sản xuất giảm tháng thứ
    8 liên tiếp. Lạm phát tháng 3 ở mức 2,6%, thất
    nghiệp tại khu vực eurozone tháng 2 ở 10,2% (cao nhất 14 năm).
    Eurozone đồng ý tăng thêm tiền cho quỹ cứu trợ
    các nước trong khu vực lên 800 tỷ Euro (trên 1.000
    tỷ USD), khi tình hình tại Tây Ban Nha ngày một
    căng thẳng hơn.



    Trung Quốc đối diện khả năng “hạ cánh” khó nhọc
    Sau 7 năm duy trì mục tiêu 8%, Trung Quốc giảm
    mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 xuống 7,5%
    nhằm chuyển hướng nền kinh tế từ dựa vào xuất
    khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa.
    Ngành công nghiệp Trung Quốc chứng kiến lợi
    nhuận suy giảm lần đầu từ năm 2009, với mức giảm
    5,3% do xuất khẩu đi xuống và Chính phủ gia tăng
    kiểm soát thị trường bất động sản.
    Động lực tăng trưởng kinh tế Nhật còn yếu, vẫn có thể đối mặt với giảm phát
    Tháng 2/2012, sản xuất công nghiệp Nhật (ngành
    mũi nhọn), giảm 1,2% sau khi tăng 1,9% ở tháng 1.
    CPI tháng 2/2012 tăng 0,1%, thất nghiệp giảm
    0,1% xuống 4,5% từ tháng trước nhưng vẫn chưa
    thực sự phát đi tín hiệu tích cực. Sản xuất công
    nghiệp và nhiều doanh nghiệp lớn vẫn khó khăn khi
    nguồn cung điện còn hạn chế do ảnh hưởng của thảm họa kép năm ngoái và vấn đề sau lũ lụt tại Thái Lan chưa giải quyết được hết.
    Myanmar-điểm đến đầy hứa hẹn của giới đầu tư
    Từ cuối năm 2010, Chính phủ Myanmar đã có
    những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một loạt các
    biện pháp về đối nội và đối ngoại được thực thi với
    tốc độ kỷ lục. Những tháng đầu năm 2012, nhiều
    chính sách cải tổ nền kinh tế, mở cửa được áp
    dụng để thu hút đầu tư như các chính sách ưu đãi,
    miễn thuế trong 5 năm cho các nhà đầu tư nước
    ngoài, bảo đảm không quốc hữu hóa, và nới lỏng
    kiểm soát tư hữu đất đai.
    Theo IHS Global Insight, tăng trưởng GDP của
    Myanmar dự báo đạt khoảng 6%/năm cho tới năm
    2020, với tổng GDP tăng gấp đôi lên mức 124 tỷ
    USD vào năm 2020.
    Các nước phương Tây cho biết đang sẵn sàng bỏ
    cấm vận đối với “đất nước chùa vàng”.
    Một số dự báo
    OECD dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,9% trong
    quý 1/2012 và 2,8% trong quý 2/2012. 3 nền kinh tế
    lớn nhất châu Âu là Đức, Pháp, Italy sẽ tăng trưởng
    âm 0,4% trong quý 1/2012 sau đó tăng trưởng 0,9% trong quý 2/2012.



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 2



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    NHTW dự báo kinh tế Trung Quốc quý 2/2012 sẽ
    tăng trưởng được 8,4% và 8% trong cả năm 2012,
    cao hơn mức 7,5% theo mục tiêu của Chính phủ.
    IMF hạ dự báo về tăng trưởng toàn cầu 2012 xuống
    3,3%, thấp hơn mức 4% đưa ra trong tháng 9/2011.
    Trong “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012”, WB
    đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
    2012 xuống mức 2,5%, từ mức dự báo 3,6% đưa ra
    tháng 6/2011.

















    Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính trên thế
    giới quý 1/2012 (nguồn: FT)

















    Biến động của một số loại tiền tệ lớn trên thế giới so với
    USD quý 1/2012 (nguồn: FT)


    THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THẾ GIỚI
    Giá hàng hóa tăng 6,8% trong quý 1
    Hàng hóa có khởi đầu năm ấn tượng ở tháng 1 và
    tháng 2 nhờ tin tưởng vào nền kinh tế. Sang tháng
    3, những nỗ lực đó phần nào bị lu mờ khi Trung
    Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng xuống 7,5% và Fed
    không nhắc tới gói kích thích kinh tế mới. Tính
    chung quý 1, chỉ số S&P GSCI theo dõi 24 mặt
    hàng chỉ tăng 6,8%.
    Giá đậu tương tăng tốt nhất với 17%, tiếp đến là
    bạc trên 16% và dầu Brent tăng 14,5%. Mặt hàng
    sụt giá mạnh nhất là khí thiên nhiên với xấp xỉ 29%
    xuống thấp nhất 10 năm còn cà phê arabica hạ 20%, nhiều nhất kể từ năm 2000. Giá vàng quý 1 tăng 6,6% trong khi đồng tăng 11,3%.













    Biến động giá hàng hóa trong 2 tháng đầu năm
    (nguồn: CafeF)
    Nhà đầu cơ tăng đặt cược vào hàng hóa
    Các nhà quản lý tiền tệ và nhà đầu cơ lớn tăng đặt
    cược vào hàng hóa, với các vị thế mua trên thị
    trường kỳ hạn và quyền chọn ở Mỹ đều đạt trên 1
    triệu hợp đồng/tuần kể từ tuần cuối tháng 2. Đây là
    lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch đạt mức này.
    Niềm tin vào giá hàng hóa tăng lên bởi kỳ vọng vào
    sự hồi phục của Mỹ, châu Âu giải quyết được nợ
    công trong khi nhu cầu tại các thị trường đang nổi
    tiếp tục bùng nổ.
    Dự báo của chuyên gia
    UBS dự báo giá vàng năm 2012 đạt bình quân
    1.680 USD/ounce, thấp hơn 400 USD so với dự
    báo đầu năm. Barclays Captial dự báo giá vàng sẽ
    khoảng 1.875 USD/ounce và mức cao nhất sẽ nằm
    tại quý 3 với 2.030 USD/ounce.



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 3



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    Goldman Sachs dự báo giá dầu thô WTI năm 2012
    sẽ lên tới 123,5 USD/thùng, tăng 20% so với cuối quý 1/2012.
    Các nhà phân tích của Rabobank dự báo giá cà phê
    robusta sẽ giảm trong quý 2 do cung tăng, còn cà
    phê arabica sẽ tăng khi giá hiện đang hấp dẫn
    người mua.

    KINH TẾ TRONG NƯỚC


















    Chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản quý 1/2012 so với cùng kỳ
    Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo “kéo lùi” tăng trưởng GDP
    GDP quý 1/2012 theo giá so sánh 1994 ước tính
    tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mức
    tăng 5,57% của cùng kỳ năm trước.
    Tăng trưởng kinh tế quý 1/2012 đạt mức thấp do
    hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn
    trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm,
    đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
    Bội chi ngân sách 28.000 tỷ đồng trong quý 1
    Tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) từ đầu
    năm đến 15/3/2012 ước đạt 136,9 nghìn tỷ đồng,
    bằng 18,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa 89,5
    nghìn tỷ đồng, bằng 18,1%; thu từ dầu thô 19,5
    nghìn tỷ đồng, bằng 22,4%; thu cân đối ngân sách
    từ hoạt động xuất nhập khẩu 27,1 nghìn tỷ đồng,
    bằng 17,6%.
    Tổng chi NSNN cùng kỳ ước đạt 164,9 nghìn tỷ
    đồng, bằng 18,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư
    phát triển 31,4 nghìn tỷ đồng, bằng 17,4%.



    CPI tháng 3 hạ nhiệt
    CPI tháng 3 tăng nhẹ ở mức 0,16% so với tháng
    trước. Đặc biệt chỉ số giá lương thực và thực phẩm
    đã giảm mạnh, trong đó lương thực giảm 1,21%;
    thực phẩm giảm 1,25%.
    Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở
    và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tăng cao nhất với
    2,31%; nhóm giáo dục tăng 1,11%; giao thông tăng
    1,08%.
    CPI tháng 3/2012 tăng 2,55% so với tháng 12/2011;
    tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình
    quân quý I năm nay tăng 15,95% so với bình quân
    cùng kỳ năm 2011.











    Khu vực kinh tế FDI xuất siêu 2,5 tỷ USD
    Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I ước đạt 24,5
    tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng
    12% so với cùng kỳ 2011 (nếu loại trừ yếu tố giá).
    Xuất khẩu tăng cao chủ yếu do đơn giá bình quân
    một số mặt hàng tăng: Giá điện thoại và linh kiện
    (+179,8%); giá chất dẻo (+64,7%); giá máy móc
    thiết bị và phụ tùng (+61,3%).
    Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I ước đạt 24,8
    tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong
    đó: hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,7 tỷ
    USD (+103,4%); sắt thép đạt 1,4 tỷ USD (+7,7%).
    Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so
    với cùng kỳ năm 2011 gồm: xăng dầu đạt 2 tỷ USD
    (-19,7%), vải đạt 1,3 tỷ USD (-11,1%)...
    Nhập siêu hàng hóa quý I ước tính 251 triệu USD,
    bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong
    đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,75 tỷ
    USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 2,5 tỷ USD.



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 4



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    KINH TẾ TRONG NƯỚC

    Vốn đầu tư thực hiện từ khu vực FDI tăng trưởng âm
    Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý 1/2012 theo
    giá thực tế ước đạt 197.700 tỷ đồng, tăng 12,8% so
    với cùng kỳ năm trước và bằng 36,2% GDP, gồm:
    Khu vực Nhà nước đạt 74.200 tỷ đồng, chiếm
    37,5% tổng vốn và tăng 17,6%
    Khu vực ngoài Nhà nước đạt 71.500 tỷ đồng, chiếm
    36,2% và tăng 20,4%
    Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt
    52.000 tỷ đồng, chiếm 26,3% và giảm 1,3%
    FDI quý 1: Nhật Bản thành quán quân
    FDI từ đầu năm đến 20/3/2012 đạt 2.634,9 triệu
    USD, bằng 63,6% cùng kỳ năm trước. Trong tổng
    vốn đăng ký FDI vào các ngành quý I năm nay,
    ngành kinh doanh bất động sản đạt 1.200 triệu USD của 2 dự án cấp phép mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.174,5 triệu USD…
    Trong số 24 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
    tư cấp phép mới vào Việt Nam 3 tháng đầu năm,
    Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 2.098,8 triệu
    USD, chiếm 92,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
    Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1 tăng 4,1%
    Chỉ số sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm tăng
    4,1% so với cùng kỳ 2011: công nghiệp khai thác
    mỏ (+3,2%); công nghiệp chế biến, chế tạo (+3,2%);
    sản xuất, phân phối điện, ga, nước (+13,7%).
    Nguyên nhân đạt kết quả thấp hơn nhiều so với
    cùng kỳ một số năm trước là do ngành công nghiệp
    chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng
    hoạt động sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
    sản phẩm gặp nhiều khó khăn (năm 2010 và 2011
    tương ứng 10,6% và 13,4%).
    Hàng tồn kho tăng mạnh
    Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/3/2012 của ngành
    công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với
    cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số
    tồn kho tăng khá cao như:
    Chế biến và bảo quản rau quả: 87,2%
    Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ: 62,7% Sản xuất sắt, thép: 59,1%
    Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào: 58%


    TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
    Huy động vốn
    Theo báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội, tổng
    nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên
    địa bàn ước đạt 813.326 tỷ đồng, tăng 2,3% so với
    tháng trước và giảm 1,7% so với năm 2011. Trong
    đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 2,5% và tăng 10,6%, phát
    hành giấy tờ có giá tăng 2,7% và tăng 27%, tiền gửi
    thanh toán tăng 2% và giảm 14%.
    Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết,
    tổng vốn huy động trên địa bàn đến cuối tháng 3
    ước đạt 904.900 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng
    trước, tăng 14,9% so với cùng kỳ.
    Vốn huy động của các ngân hàng TMCP chiếm
    58,5% tổng vốn huy động, tăng 16,1% so với cùng
    kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 23,9%, giảm
    5% so với cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 76,1% tổng vốn huy động, tăng 23% so với cùng kỳ, tiền gửi tiết kiệm tăng 30,8%, chiếm 38,3%.
    Tăng trưởng tín dụng
    Tại TP Hồ Chí Minh, tổng dư nợ tín dụng đến cuối
    tháng 3 ước đạt 767.300 tỷ đồng, tăng 1,8% so với
    tháng trước, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Dư nợ tín
    dụng bằng ngoại tệ đạt 207.500 tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 73% tổng dư nợ, tăng 7% so với cùng kỳ.
    Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay tháng 3/2012 đạt
    581.218 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cuối tháng trước
    và giảm 0,8% so với năm 2011.Trong đó dư nợ
    ngắn hạn tăng 0,8% và giảm 3,7%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,5% và tăng 3,8%.

    Giao dịch thị trường mở
    Tính chung trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước
    (NHNN) hút ròng về 35.189 tỷ đồng. Chỉ 15 ngày
    cuối tháng, NHNN hút tiền qua kênh bán tín phiếu
    (kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng) là 29.413 tỷ
    đồng. Phát hành tín phiếu để hút tiền về được
    NHNN thực hiện từ tháng 3, sau tuyên bố của
    Thống đốc tại cuộc họp báo Chính phủ.
    Từ 30/1/2012 (sau kỳ nghỉ Tết) tới nay, NHNN đã
    hút ròng về qua OMO 169.845 tỷ đồng, xấp xỉ lượng
    vốn được bơm ra trước Tết.


    TÀI TRỢ VÀNG Trang 5



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    Giao dịch liên ngân hàng
    Tháng 3, lãi suất giao dịch trên thị trường có xu
    hướng giảm rõ rệt so với 2 tháng trước đó. Lãi suất
    bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần (2 kỳ hạn
    thường chiếm trên 60% giao dịch) hạ từ mức
    12,54%/năm và 13,87%/năm xuống 11,23%/năm và 10,71%/năm. Có phiên giao dịch lãi suất đã hạ xuống dưới 10%/năm tại một số kỳ hạn.
    Doanh số giao dịch tháng 3 đạt 660.520 tỷ đồng,
    tăng 33,6% so với tháng 2. Đây cũng là tháng có
    tổng doanh số giao dịch nhiều nhất, vượt qua tháng
    1/2011 với 523.157 tỷ đồng. Quý I/2012, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ước đạt 1.678.000 tỷ đồng.



























    Thị trường trái phiếu
    Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong
    tháng 3 đã huy động được 11.465 tỷ đồng TPCP do
    KBNN phát hành với 4 kỳ hạn (2, 3, 5, 10 năm). Lãi
    suất trúng thầu tại một số phiên với một số kỳ hạn
    xuống dưới 11%/năm. Kỳ hạn TPCP huy động
    được nhiều nhất là 2 năm và 5 năm chiếm 63,5%
    tổng khối lượng huy động. Tháng 3 chỉ huy động được 60,34% khối lượng gọi thầu qua KBNN.


    Tính đến hết quý I, lượng trái phiếu Chính phủ
    được KBNN phát hành là 29.245 tỷ đồng.

    Vàng và tỷ giá USD
    Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng duy trì 12
    tuần không đổi ở mức 20.828 đồng. Tỷ giá trong
    các NHTM cũng khá ổn định, với giá bán ra và mua
    vào phổ biến dưới trần 50 đồng - 200 đồng, ở mức 20.860-20.800 đồng/USD.
    Giá vàng “lình xình” và giao dịch trầm lắng do người
    dân không còn mặn mà đầu tư. Khoảng cách với
    giá vàng thế giới có lúc được co hẹp về 300.000
    đồng/lượng, nhưng phần lớn thời gian duy trì ở mức 1-2 triệu đồng/lượng.













    Diễn biến giá vàng quý 1/2012 (Nguồn: SJC)

    Thông tin quan trọng
    Ngày 13/03, chính thức hạ trần lãi suất huy động
    xuống 13%/năm, đồng thời hạ các lãi suất điều
    hành của NHNN bao gồm lãi suất tái cấp vốn, tái
    chiết khấu, vay qua đêm 1%/năm.
    Ngày 26/03, ban hành Thông tư 06 cơ chế cho vay
    đặc biệt đối với các TCTD không có khả năng chi
    trả.
    NHNN ban hành Thông tư 07 giảm trạng thái ngoại
    tệ cuối ngày từ +/-30% xuống +/-20% từ
    02/05/2012.
    NHNN phát hành tín phiếu để hút tiền về, giảm
    lượng cung tiền thừa trên thị trường.
    SHB đạt được thỏa thuận sáp nhập với HBB theo
    thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN.
    Mùa Đại hội cổ đông các ngân hàng nóng vấn đề
    sáp nhập. Nhiều ngân hàng đánh giá đó là cách
    giúp ngân hàng nhanh chóng mở rộng thị phần,
    tăng quy mô; tuy nhiên cần được xem xét cẩn trọng và dừng lại ở ý tưởng.


    TÀI TRỢ VÀNG Trang 6



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    Nhiều ngân hàng công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín
    dụng, chủ yếu là các ngân hàng nhóm 1, 2 được tăng trưởng tín dụng 17% và 15%.

    THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC

    Xăng dầu tăng giá mạnh
    Giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng từ 16h
    ngày 7/3 do giá thế giới tăng vọt. Cụ thể giá xăng
    tăng 2.100 đồng/lít (10,1%) lên 22.900 đồng/lít, dầu
    diesel tăng 1.000 đồng/lít (4,9%) lên 21.400 đồng/lít,
    dầu hỏa tăng 600 đồng/lít (3%) lên 20.800 đồng/lít
    và dầu mazut tăng 2.000 đồng/kg (11,9%) lên
    18.800 đồng/kg.
    Ngày 7/3, Chính phủ giảm thuế nhập khẩu các
    chủng loại xăng, dầu về mức 0% và giảm sử dụng
    Quỹ Bình ổn giá các chủng loại xăng dầu xuống
    bằng mức trích Quỹ Bình ổn giá là 300 đồng/lít, kg.

    Giá gas tăng 4 lần, giảm 2 lần
    Giá gas điều chỉnh tăng 4 lần, tổng cộng 126.000 đồng/bình 12kg, trong đó lần tăng giá mạnh nhất là ngày 1/3 với mức tăng 52.000 đồng/bình.
    Ngày 2/3, Bộ Tài chính quyết định giảm thuế nhập
    khẩu gas từ 5% xuống 0%.
    Ngày 3/3, sau khi thuế giảm về 0%, các doanh
    nghiệp giảm giá bán gas 16.000 đồng/bình.
    Ngày 31/3, các công ty công bố giảm giá gas thêm
    56.000 đồng/bình, xuống quanh 405.000 đồng/bình.
    So với đầu năm, giá gas cao hơn 54.000 đồng/bình.
    Giá thực phẩm giảm
    Ngoại trừ những ngày sau Tết tăng giá mạnh, giá
    thực phẩm sau đó liên tục ở xu hướng đi xuống, bất
    chấp giá xăng và gas tăng vọt.
    Giá thịt lợn sụt giảm mạnh do người tiêu dùng e
    ngại các chất cấm (chất tạo nạc) ảnh hưởng tới sức
    khỏe. Giá thủy sản được dịp tăng, nhưng cũng
    không đột biến và tác động nhiều đến thị trường
    Giá rau, củ, quả giảm mạnh vì nguồn cung dồi dào.

    Nông sản tiếp tục gặp khó
    Kinh doanh gạo cấp thấp gần như bị đóng băng do
    bị cạnh tranh từ các đối thủ Ấn Độ, Pakistan. Chính
    phủ quyết định cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo


    Xuất khẩu cao su qua đường tiểu ngạch sang Trung
    Quốc sụt mạnh bởi phía cơ quan chức năng nước này muốn ép các doanh nghiệp kinh doanh theo đường chính ngạch.
    Doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn chồng chất,
    từ khan vốn, nguyên liệu đến cước phí vận chuyển
    đắt đỏ, phí kiểm dịch tăng theo cấp số nhân. Nông
    dân không chịu bán hàng chịu do sợ doanh nghiệp “quỵt tiền”.
    Người trồng mía lao đao do không bán được mía,
    doanh nghiệp sản xuất cầm chừng vì tồn kho nhiều.
    Các doanh nghiệp tiêu thụ trong khi đó vẫn muốn
    nhập khẩu đường từ nước ngoài tới 270.000 tấn.
    Sản lượng muối công nghiệp tăng hơn 3 lần trong
    khi sản lượng muối thủ công tăng hơn 50% nhưng
    Bộ Công thương vẫn cho nhập đợt 1 trên 53.000 tấn muối, khiến diêm dân bức xúc.
    Vật liệu xây dựng ảm đạm theo bất động sản
    Các công trình xây dựng không làm lễ khởi công,
    chỉ có các dự án đang thi công dở hoặc công trình
    nhỏ mới được thực hiện, khiến sức tiêu thụ vật liệu
    xây dựng ế ẩm.
    Tiêu thụ thép tháng 2 chỉ đạt 360.000 tấn, tháng 1
    chưa đến 300.000 tấn, và ước tính tháng 3 cũng chỉ
    quanh mức đó, thấp hơn nhiều mức 400 - 420.000
    tấn cùng kỳ mọi năm.
    Sản xuất và tiêu thụ xi măng có dấu hiệu cải thiện
    theo các tháng từ 1 đến 3, nhưng vẫn yếu so với
    cùng kỳ năm ngoái.
    Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang
    nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm lượng hàng
    tồn kho.




    TÀI TRỢ VÀNG Trang 7



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012

    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN






















    TTCK tháng 3 không tăng ồ ạt như 2 tháng trước đó.

    Ngày đầu tiên áp dụng phiên giao dịch chiều, hai sàn
    tím ngắt và không có dư bán nhưng chỉ ngay hôm sau (6/3) lượng xả hàng ồ ạt lên đến trên 300 triệu đơn vị, đạt giá trị hơn 3.000 tỷ đồng.
    Thông tin tăng giá xăng đã khiến VN-Index rơi từ 457
    điểm xuống 428 điểm, mất 6,3% sau 5 phiên. Tuy
    nhiên thị trường khởi sắc trở lại vào cuối tháng khi
    nhóm chứng khoán - đặc biệt là các cổ phiếu chứng
    khoán thị giá nhỏ như APS, AVS, SBS, ORS,
    TAS..tăng trần mạnh mẽ. Trong 3 tháng, ORS tăng
    gấp 3 từ 1.400 đồng lên 4.500 đồng/cp, APS, SVS,
    TAS tăng trên 130%. Cuối tháng, nhóm cổ phiếu dầu
    khí (PVX, PVL, PXS, PFL…) có đà tăng mạnh khi
    PVN công bố sẽ đưa chỉ số PVN-Index vào vận hành
    trong tháng 5/2012.
    HBB vẫn dẫn đầu về thanh khoản trên hai sàn. Tính trong quý I/2012, 5 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất là HBB, PVX, VND, KLS và SHB. Trong đó tổng số giao dịch của HBB trong quý 1/2012 đạt hơn 529 triệu đơn vị, chiếm gần 15% giao dịch toàn sàn Hà Nội.
    Các cổ phiếu gây chú ý trên sàn trong tháng 3 là SHN
    (giảm sàn 11 phiên) do Chủ tịch công bố công ty có
    nguy cơ phá sản, TNT, VNE, SBS thanh khoản tăng
    đột biến.

    Sóng “M&A” hạ nhiệt dần
    Ngày 13/3, HBB bác bỏ thông tin bị SHB mua lại "Chuyên gia thâu tóm" Bình Thiên An chưa có ý
    định thâu tóm GMD
    Một cá nhân bất ngờ mua 15% cổ phần SJS.
    Hàng loạt chính sách được đưa ra hỗ trợ TTCK
    26/3 HNX thay đổi cách tính giá tham chiếu bằng
    bình quân gia quyền các giá khớp lệnh trong 15
    phút cuối cùng. Cách tính này dường như có lợi cho “đội lái”.
    Đầu tháng 3, Thủ tướng ký 2 văn bản hỗ trợ TTCK
    gồm: Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc thúc đẩy hoạt
    động và tăng cường quản lý TTCK, Chiến lược phát
    triển TTCK năm 2012-2020. Nội dung đáng chú ý
    gồm: hướng tái cấu trúc TTCK, sáp nhập 2 sở, giải
    thể CTCK yếu kém, tách bạch tiền gửi NĐT và
    CTCK, năm 2015 sẽ ban hành Luật Chứng khoán mới, UBCK dự kiến kiến nghị miễn thuế cho đầu tư vào quỹ mở.
    Cuối tháng 5/2012, HNX sẽ tổ chức giao dịch tín
    phiếu Kho bạc Nhà nước. Tháng 6/2012, HNX sẽ
    vận hành một loạt hệ thống mới như: đấu thầu điện
    tử, đường cong lãi suất và chỉ số trái phiếu Index…
    Có 19/98 CTCK đã tách bạch tiền gửi nhà đầu tư.



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 8



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    Nhận định của chuyên gia
    Thông tin đáng chú ý

    Trong tháng 3, có 3 cổ phiếu bị hủy/tạm dừng
    niêm yết: BAS bị hủy niêm yết bắt buộc từ 3/5 vì lỗ
    3 năm liên tiếp, VSG bị tạm dừng giao dịch từ 27/3
    do lỗ hai năm liên tiếp, MCV bị tạm ngừng giao dịch
    từ 21/3 do vi phạm công bố thông tin. Ngoài ra, có 4
    cổ phiếu bị kiểm soát là BVS, HPC, SCC, SVS và
    hàng loạt cổ phiếu bị cảnh báo là DTT, BSI, VDS,
    AVS, SAM, YBC, SSS, DHI.
    Nhật Bản đầu tư mạnh cổ phiếu Việt Nam. Theo
    Thomson Reuters, giá trị M&A tại Việt Nam quý
    1 /2012 đạt 1,5 tỉ USD, tăng trưởng về giá trị 270%,
    trong đó có sự góp phần đáng kể của người Nhật.
    DIAIF mua 31% cổ phần của CTCP Thiết bị Y tế
    Việt Nhật (JVC), Kusto Group mua 24,7% Cotecons
    (CTD), Kmix mua 45% cổ phần Huy Bảo, Veglia
    Laboratories mua 20% cổ phần Viet Esco, quỹ đầu
    tư Cyber Agent mua cổ phần Tiki, NCT… Một số
    thương vụ M&A đình đám khác trong quý 1/2012, vui lòng xem tại đây
    UBCK gửi hồ sơ NĐT tố cáo CTCK Trường Sơn
    (TSS) giả mạo chữ ký, chữ viết trên các hợp đồng
    bảo lãnh và hợp đồng hợp tác hỗ trợ vốn lên công
    an. Công ty này cũng ngừng hoạt động môi giới và chấm dứt tư cách thành viên tại hai sở.
    Hàng loạt tập đoàn đang “loay hoay” thoái vốn.
    EVN dự định nhượng 5,3% cổ phần tại ABBank cho
    HDBank, Vinachem nắm 39% cổ phần của Công ty
    tài chính Hóa chất, Tập đoàn Sông Đà đầu tư ngoài vượt vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng.
    Chưa cổ phần hóa Tập đoàn Cao su trước năm
    2015, Vietnam Airlines hoãn kế hoạch IPO tới nửa
    cuối năm 2013, PV Gas đăng ký niêm yết gần 1,9 tỷ
    cổ phiếu tại HOSE, tháng 6 BIDV niêm yết trên HOSE.
    Asia Pacific Breweries Ltd, Sab Miller, Kirin Brewery
    Company Ltd, Asahi Breweries Limited là 4 hãng
    lớn muốn làm cổ đông chiến lược của Sabeco.
    Bộ Công thương vẫn chưa chọn đối tác nào
    CTCP Cáp Sài Gòn (CSG) bất ngờ thông qua
    phương án giải thể công ty để chia tiền cho cổ
    đông. Tại thời điểm 31/12/2011, Công ty còn hơn
    235 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương
    tiền. SAM đang sở hữu 30% vốn cổ phần của CSG.

    Ông Lê Chí Phúc-Giám đốc Đầu tư SGI Capital cho
    rằng NĐT đang có cơ hội mua cổ phiếu rẻ nhất lịch
    sử. Tại Việt Nam, khi thị trường có định giá P/B từ
    1-1.3x thì mức sinh lợi là 40-100%. Hiện tại sàn
    HOSE (không bao gồm VIC và BVH) và HNX đang
    có mức định giá P/B lần lượt là 1.3x và 0.8x.
    Theo Giám đốc Nghiên cứu Dragon Capital, TTCK
    Việt Nam đang có mức độ hấp dẫn lớn nhất khu
    vực, với khoảng 378 công ty đang được giao dịch
    với P/E < 5x, 642 công ty có thị giá thấp hơn giá trị
    sổ sách.
    Chuyên gia Nhật Bản: TTCK Việt Nam là cơ hội đầu
    tư không thể bỏ qua
    Thứ trưởng Trần Xuân Hà: TTCK Việt Nam còn
    nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư
    Bộ trưởng Vương Đình Huệ: TTCK Việt Nam như
    học sinh lớp 6, vẫn cần phải chăm sóc, do đó Bộ
    Tài chính chưa đồng ý việc triển khai T+2 trong năm
    nay.
    Chủ tịch Vietnam Holding: Năm 2012 sẽ phát hành
    thêm cổ phiếu để gọi vốn đầu tư vào Việt Nam
    Khối ngoại tiếp tục “gom hàng” giá rẻ
    Trong tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu
    hướng mua ròng mạnh. Tại HoSE, họ mua ròng
    hơn 1.370 tỷ đồng. Như vậy sau khi bán ròng hơn
    2.000 tỷ trong tháng 1 (chủ yếu là do ANZ bán
    STB), khối ngoại đã quay trở lại mua ròng 2.900 tỷ
    đồng trong 2 tháng vừa qua. Tính chung cả Q1, họ
    mua ròng 841 tỷ đồng.
    Tại HNX, khối ngoại mua ròng 312 tỷ đồng trong
    tháng 3, nâng tổng giá trị mua ròng trong cả quý lên
    552 tỷ đồng.
    Khối ngoại mua ròng chủ yếu các mã ngân hàng
    như MBB (35 triệu đơn vị, 506 tỷ đồng), VCB (15
    triệu đơn vị, 401 tỷ đồng), CTG (6,8 triệu đơn vị,
    165 tỷ đồng). Các mã khác được mua ròng mạnh
    gồm MSN (322 tỷ đồng), FPT (173 tỷ đồng), DPM,
    HPG… Nhìn chung họ vẫn mua mạnh bluechips.
    Việc Orchid Fund mua mạnh từ cuối năm ngoái, đã
    khiến FPT không còn room trống. Quỹ này hiện là
    cổ đông lớn nhất, sở hữu 9,8% cổ phần của FPT.




    TÀI TRỢ VÀNG Trang 9



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012



    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    Khối ngoại bán ròng 99 triệu đơn vị STB (gần
    1.500 tỷ đồng), chủ yếu do ANZ bán 103 triệu đơn
    vị cho Eximbank. Ngoài ra, Temasek cũng bán ra
    khoảng 20 triệu đơn vị STB. STB đã được lượng
    cầu từ các quỹ ETF. Market Vectors Vietnam ETF
    đã mua 17,3 triệu đơn vị chỉ trong một thời gian
    ngắn. Họ đang sở hữu 13,3% Sacombank. VIC
    cũng bị bán ròng khá lớn với hơn 5,4 triệu đơn vị
    (517 tỷ đồng). HAG bị bán ra 26,4 triệu đơn vị và
    được mua vào 25,8 triệu đơn vị. Lượng bán ra chủ
    yếu do Deutsche Bank thực hiện trong khi Vietnam Century Fund thuộc Jaccar Capital đã mua vào. Các mã còn lại bị bán ròng không nhiều.
    Một thương vụ lớn được thực hiện trên sàn niêm
    yết là công ty nhựa Thái Lan Nawaplastic Indus-
    tries (Saraburi) Co., Ltd đã thực hiện mua 22,7%
    cổ phần Nhựa Tiền Phong (NTP) và 16,7% cổ
    phần Nhựa Bình Minh (BMP). Nawaplastic dự kiến
    sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 49% tại cả hai công ty, qua
    đó thâm nhập vào thị trường nhựa xây dựng của Việt Nam.

    Dòng tiền ngoại “chảy” mạnh vào kênh phát hành riêng lẻ
    Việc khối ngoại mua ròng hơn 800 tỷ đồng trong
    quý 1/2012 không phản ánh được nhiều dòng tiền
    ngoại “chảy” mạnh vào thị trường chứng khoán Việt
    Nam.
    Một lượng tiền lớn gấp nhiều lần được “đổ vào”
    thông qua kênh phát hành riêng lẻ. Trong quý
    1/2012, Vietcombank đã hoàn tất bán 15% cổ phần
    cho Mizuho Bank, thu về 11.800 đồng (567 triệu USD) - ghi dấu thương vụ phát hành cổ phần có giá trị lớn nhất từ trước đến nay.
    Ngoài ra, Kinh Đô phát hành 14 triệu cổ phần cho
    Ezaki Glico, Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) phát hành
    8 triệu cổ phần cho DIAIF… Sắp tới, Kusto Group
    cũng sẽ “rót” 25 triệu USD mua 24,7% cổ phần của Coteccons.
    Vincom cũng vừa hoàn tất việc huy động 185 triệu
    USD trái phiếu chuyển đổi từ thị trường Singapore.


    TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NỔI BẬT
    Nhiều quỹ đầu tư, CTCK dần đưa nhân sự vào
    ban lãnh đạo của doanh nghiệp thay vì chỉ đầu tư
    tài chính như trước đây là một vấn đề đáng quan
    tâm. 3/4 nhân sự cấp cao mà LAF vừa bổ nhiệm
    đang công tác tại SSIAM, 2 nhân sự thuộc nhóm cổ
    đông SSI (SSIVF-SSIAM) làm thành viên HĐQT của
    NSC, 1 người trúng cử vào ban lãnh đạo của GIL.
    Ông Nguyễn Đông Hải (Quỹ Đầu tư Chứng khoán
    Bản Việt) và bà Trần Thị Thủy (Quản lý Tài chính
    CTCP Dịch vụ Đầu tư Long Thành) trở thành thành viên HĐQT của FDC...
    Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp “rơi” vào diện
    theo dõi đặc biệt. Trên HOSE, 8 mã thuộc diện
    cảnh báo, 9 mã bị kiểm soát và 2 mã tạm dừng giao
    dịch. Ngoài ra, HOSE liên tục có thông báo cảnh
    cáo đối với những doanh nghiệp vi phạm quy chế
    niêm yết. Trên HNX cũng có tình trạng tương tự.
    Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp lỗ 2-3
    năm liên tiếp và vi phạm quy chế công bố thông tin.
    Chủ tịch 2 công ty khoáng sản bị bán giải chấp
    cổ phần: Tháng 1, bà Đỗ Thị Cẩm Thúy vừa giữ
    chức Chủ tịch HĐQT của KHB thay chồng từ
    1/11/2011 bị chứng khoán Phương Đông ORS bán
    giải chấp 466.000 cổ phần. Cuối tháng 3, ông Vũ
    Văn Thảo là Chủ tịch HĐQT của BGM bị công ty
    Chứng khoán Beta bán giải chấp 765.000 cổ phiếu.
    Nhiều doanh nghiệp lên phương án tái cấu trúc
    toàn diện. Nổi trội nhất là CSG xây dựng phương
    án giải thể, thanh lý tài sản trình ĐHCĐ; S64, SSS
    thông qua việc sáp nhập vào SD6; Luyện thép Sông
    Đà sáp nhập vào VIS, Licogi 16.9 sẽ sáp nhập vào
    LCS.
    SJS đứng trước nguy cơ bị thâu tóm: Ông Đỗ
    Văn Bình-Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Tài chính và
    Xây dựng Đại Dương bất ngờ nâng tỷ lệ sở hữu lên
    15,79%. Thương vụ 500 tỷ đồng trước thềm ĐHCĐ bất thường khiến nhiều người lo ngại khả năng giành giật quyền điều hành ở doanh nghiệp này.
    VIC lần thứ hai phát hành thành công trái phiếu
    chuyển đổi quốc tế và niêm yết tại sàn giao dịch
    chứng khoán Singapore. Đợt này, VIC huy động
    thành công 185 triệu USD trái phiếu, giá chuyển đổi
    cho đợt phát hành này là 112.200 VNĐ/cổ phiếu.
    Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo
    đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng đô la Mỹ với lãi



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 10



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NỔI BẬT
    suất coupon 5%/năm, thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ.
    4 tập đoàn đã ''ôm'' gọn 137,49 triệu cổ phiếu
    PVX mà cổ đông hiện hữu, CBCNV từ chối mua
    gồm: Tập đoàn dầu khí Việt Nam-PVN (110 triệu cổ
    phiếu), Ngân hàng TMCP Đại Dương (4.090.391 cổ
    phiếu), CTCP Đầu tư và Vật liệu PVV (8,4 triệu cổ
    phiếu), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xây dựng
    Đông Thành (15 triệu cổ phiếu) với giá 10.000
    đồng/cổ phiếu.
    Chống thâu tóm, Sacombank bổ sung 2 nhân sự
    cấp cao trong tháng 3: Sau hàng loạt sự kiện liên
    quan về thâu tóm chưa ngã ngũ, ngày 14/3, HĐQT
    của Sacombank thông qua việc bổ nhiệm ông Lê
    Minh Tâm làm Phó TGĐ từ 26/3/2012. 2 ngày sau,
    Sacombank bổ nhiệm thêm ông Bùi Văn Dũng là
    Phó TGĐ.
    Lãi lớn-HHS, HGM lên phương án trả cổ tức
    “khủng”: HHS dự kiến lấ ý kiến cổ đông trả cổ tức
    năm 2010 và 2011 đều bằng cổ phiếu tỷ lệ 2:1. Với
    2 đợt trả cổ tức, vốn điều lệ của HHS dự kiến tăng từ 100 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng. HGM dự kiến trả cổ tức năm 2011 tỷ lệ 10:8, năm 2012 tối thiểu 10:4.
    CTD có “mạnh thường quân” mới: CTD thực
    hiện chào bán 10,43 triệu cổ phần (24,7% vốn điều
    lệ) cho Kusto Group với giá 50.000 đồng/cổ phần,
    cao hơn nhiều so với thị giá 35-38.000 đồng hiện
    tại. Kusto Group sẽ là đối tác chiến lược của CTD.
    Tổng giá trị của giao dịch đạt hơn 525 tỷ đồng (25
    triệu USD).

    BẤT ĐỘNG SẢN
    Quý 1/2012 thị trường bất động sản ghi nhận sự sụt
    giảm ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Thanh khoản
    trên cả hai thị trường đều ở mức thấp, giao dịch
    thành công hầu hết ở những căn hộ có giá trị từ 1-2 tỷ đồng.
    Mặt bằng giá căn hộ tại Hà Nội được điều chỉnh về
    mức hợp lý hơn so với năm ngoái, tại khu vực Hà
    Đông khoảng từ 15-18 triệu đồng/m2, khu vực vành
    đai 3 và vành đai 2 khoảng từ 22-27 triệu đồng/m2, khu nội đô trên 30 triệu đồng/m2.
    Xu hướng tăng cung mạnh và giảm giá thuê, áp lực
    về công suất đang đè nặng lên thị trường bán lẻ và
    văn phòng.


    Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản bắt
    đầu có dấu hiệu tăng mạnh, nhiều giao dịch thành
    công được thực hiện. Một số thương vụ điển hình
    như CT Group mua dự án sân golf 200ha tại Củ Chi
    giá trị 24 triệu USD từ G.S E&C, Hanel mua lại
    Khách sạn Daewoo Hanoi với giá trị 100 triệu USD,
    CTCP Sao Sáng Sài Gòn mua lại dự án Peninsula
    tại quận 2 trị giá 11 triệu USD từ JSM Indochina,
    Đất Xanh Group mua lại 4 dự án là Majestic (Đồng Nai), Gold Hill (Đồng Nai), Bella (Tp. Hồ Chí Minh), Marina (Bình Dương)…
    Một số phân khúc thị trường đạt được giao dịch khá
    như phân khúc căn hộ đã và đang đi vào hoàn thiện
    có giá trị dưới 2 tỷ đồng, đất thổ cư diện tích nhỏ
    trong trung tâm đô thị, đất dự án đã có hạ tầng ở
    những nơi giá thấp… Người mua chủ yếu là người
    có nhu cầu thực. Hiện nay, nhu cầu đầu tư bất động
    sản gần như thoái trào.
    Lạm phát cao, lãi suất cao, chính sách tiền tệ chặt
    chẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến thị trường, doanh
    nghiệp kinh doanh bất động sản. Quý 1 ghi nhận
    nhiều doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động nhất với khoảng 12.000 doanh nghiệp (theo báo cáo của Chính phủ).
    Với khoản dư nợ hiện nay vẫn ở mức cao khoảng
    200.000 tỷ đồng cho thấy thị trường vẫn chưa sẵn
    sàng để đón nhận sự nới lỏng tín dụng của Chính
    phủ. Thị trường bất động sản nhìn chung vẫn ở
    trạng thái rất khó khăn, nhiều dự án bán hàng
    khuyến mãi lớn xuất hiện như Golden Land tặng ô
    tô, những dự án cũ đang xây dựng có mức chiết
    khấu cao từ 10-20%, những dự án mới chào bán
    định giá ở mặt bằng giá mới thấp hơn 20-30% so
    với cùng kỳ năm 2011.
    Dẫu vậy vẫn xuất hiện một tín hiệu mới cho thấy
    Chính phủ đang tháo gỡ khó khăn cho thị trường
    bằng việc chuẩn bị triển khai quỹ tiết kiệm nhà ở.
    Quỹ này dự kiến sẽ được Bộ Xây dựng trình Thủ
    tướng vào tháng 4/2012 và triển khai vào năm
    2013. Quỹ tín thác bất động sản cũng đang trong
    quá trình chuẩn bị các khung pháp lý… Điều này sẽ góp phần hỗ trợ nguồn vốn cho thị trường trong trung và dài hạn.


    TÀI TRỢ VÀNG Trang 11



    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    BẤT ĐỘNG SẢN
    Tin tức nổi bật
    Khoảng 21.000 căn hộ chào bán trong năm 2012 tại
    Hà Nội, đó là báo cáo của Colliers Việt Nam. Phần
    lớn nguồn cung vẫn sẽ nằm ở khu vực phía tây
    thành phố. Phân khúc trung cấp và bình dân sẽ
    được quan tâm nhiều hơn thay vì phân khúc cao
    cấp những năm trước đó. Thị trường căn hộ để
    bán được dự đoán sẽ tiếp tục đà giảm giá của
    nửa cuối năm 2011, về gần hơn nữa giá trị thật.
    Thị trường bán lẻ Việt Nam, từ số 1 xuống 23:
    Theo bảng xếp hạng phát triển bán lẻ toàn cầu của
    A.T. Kearney's, năm 2011, Việt Nam nằm ở vị trí 23
    trong bảng xếp hạng. Như vậy, từ vị trí số 1 năm
    2008, thị trường bán lẻ Việt Nam đã liên tục “tụt
    hạng” về sự phát triển cũng như sức hấp dẫn so với
    các thị trường bán lẻ mới nổi khác.
    "Lùm xùm" vụ bán chung cư làm nhà công vụ
    của Constrexim Holdings: 118 căn hộ thuộc quỹ
    nhà ở của Hà Nội tại tòa CT1-CT2 (dự án Green
    Park Tower khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy) phục vụ
    công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư nhưng trở
    thành nhà công vụ. Việc này khiến dư luận tiếp tục
    đặt nhiều nghi vấn bởi thực tế nhà tái định cư ở Hà Nội đang vô cùng thiếu, thậm chí chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.
    Đất ở một số dự án phía Nam TP Hồ Chí Minh
    giảm giá: Đầu và cuối tháng 3/2012, một số dự án
    tại các quận, huyện vùng ven (Bình Tân, Nhà Bè,
    Bình Chánh) giảm giá. 3 dự án 13A, 13B, 13C
    (huyện Bình Chánh) đồng loạt giảm 500.000 đồng/
    m2 (giảm hơn 2% so với tháng 2/2012). Dự án Phú
    Xuân-Vạn Phát Hưng (huyện Nhà Bè) cũng giảm
    với mức tương tự xuống 9-11 triệu đồng/m2, đối với
    đất nền lộ giới 10-11m. Các dự án tại quận 2 đồng
    loạt giảm nhẹ từ 0,2-0,4 triệu đồng/m2.

    Chính sách nổi bật
    Phê duyệt chỉ giới vành đai 2 Vĩnh Tuy-ngã tư
    Vọng: Ngày 15/2, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt
    chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 2 (đoạn
    Vĩnh Tuy-chợ Mơ-ngã tư Vọng), tỷ lệ 1/500. Đây là
    một đoạn của vành đai 2 được xác định mở rộng
    trên cơ sở đoạn Đại La-Minh Khai hiện có. Mặt cắt
    đường mới được phê duyệt rộng từ 4-6 làn xe.


    Hà Nội dự định xây 9 TTTM tầm cỡ quốc tế:
    Chiều 21/2, UBND TP Hà Nội thảo luận cho ý kiến
    về Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên
    địa bàn thành phố đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
    Dự thảo Quốc hội đề xuất xây dựng 9 trung tâm
    mua sắm, hội chợ quy mô lớn cấp vùng và quốc tế.
    5 trong 9 trung tâm là trung tâm mua sắm cấp vùng
    tại các địa điểm: khu đô thị Long Biên-Gia Lâm, huyện Sóc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, đô thị Hòa Lạc và đô thị Phú Xuyên.
    Thanh tra 6 dự án nhà thu nhập thấp tại Hà Nội:
    Ngày 14/3, Bộ Xây dựng công bố quyết định thanh
    tra 6 dự án nhà ở thu nhập thấp tại Hà Nội của các
    chủ đầu tư Vinaconex, Viglacera, Handico. Mục đích là tập trung làm rõ việc tính giá nhà thu nhập thấp của nhiều dự án có đúng nguyên tắc không.
    Chính phủ đồng ý bỏ khung giá đất: Bộ Tài chính
    cho biết Chính phủ đã đồng ý với đề xuất bỏ khung
    giá đất do liên bộ Tài chính, Tài nguyên Môi trường
    kiến nghị. Chủ trương còn chờ quyết định cuối cùng
    từ Quốc hội. Ngoài việc bỏ khung giá đất, Bộ Tài
    chính cũng đề nghị Nhà nước đẩy mạnh thu hồi đất
    theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá.
    Hanel Hà Nội mua lại Khách sạn Deawoo Hà Nội:
    Hanel mua lại 70% cổ phần khách sạn Daewoo là
    một thương vụ lớn trong lĩnh vực mua bán-sáp
    nhập (M&A). Khách sạn Deawoo nằm ở vị trí cực kỳ
    đắc địa tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, có toàn bộ
    diện tích 29.500m2. Theo thông tin ban đầu, thương
    vụ M&A này có trị giá 100 triệu USD.

    Hoạt động doanh nghiệp
    Vạn Phát Hưng sẽ thanh lý hàng loạt dự án. Tại
    Đại hội cổ đông thường niên 2012 tổ chức ngày
    20/3, đại diện HĐQT công ty giải trình các dự án tại
    quận 2, 7, 9 được mua với giá cao khi thị trường sốt
    đất, nay doanh nghiệp chấp nhận bán rẻ để cắt lỗ.
    Ước tính thanh lý các dự án này doanh nghiệp có
    thể thu hồi vốn khoảng 140 tỷ đồng.
    HUD thừa nhận "tiền trảm hậu tấu" nhiều lô nhà.
    Ngày 12/3, HUD đã có công văn trả lời báo chí liên
    quan tới kết luận của Thanh tra TP Hà Nội đối với
    dự án Khu đô thị mới Vân Canh (huyện Hoài Đức,
    Hà Nội) do HUD làm chủ đầu tư. HUD thừa nhận,
    một số công ty con đã tự ý thay đổi chiều cao tầng,
    giảm mật độ xây dựng các lô nhà ở thấp tầng.



    TÀI TRỢ VÀNG Trang 12


    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012
    Tổng hợp dữ liệu TTCK trong Quý 1 năm 2012
    1.Toàn cảnh thị trường
    Quý 1 năm nay (đặc biệt ở 2 tháng

    Quy mô thị trường trong quý 1
    Index
    - khi bỏ BVH, VIC, MSN, VNM
    Tổng số DN niêm yết
    - niêm yết mới trong tháng 3

    Vốn hóa (tỷ VNĐ)
    % Sở hữu của NĐTNN
    P/E
    P/B
    - khi bỏ BVH, VIC, MSN, VNM
    P/E
    P/B

    HOSE HNX Upcom
    441 (25.5%) 72.2 (22.9%) 35 (3.8%)
    345.17
    308 396 131
    2 2 0

    612,477 107,583 23,446
    15.9% 10.2% 3.3%
    11.59 9.79 _
    1.48 0.93 _

    8.93 _ _
    1.08 _ _

    đầu năm) ghi nhận sự tăng điểm
    mạnh mẽ tại 2 sàn HOSE và HNX.
    Chỉ số chính VN-Index tăng hơn
    25% và chốt quý ở mức 441 điểm.
    Vốn hóa thị trường của cả 3 sàn tại thời điểm cuối Quý 1 đạt 743.506 tỷ đồng, tương đương 35 tỷ USD.
    Nếu không tính BVH, MSN, VIC và
    VNM thì VN-Index tại thời điểm
    30/3/2012 tương đương 345,2
    điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên, P/E và P/B sàn HOSE tương đương ở mức 8.93 và 1.08 lần.

    (*) Số liệu tính tới ngày 30/3/2012



    Lượng cung, cầu cổ phiếu & tiền trong
    Quý 1 năm 2012
    Tiền mặt đã trả cổ tức (tỷ đồng)
    - riêng trong tháng 3
    Tiền thu qua phát hành tăng vốn (tỷ đồng)
    - riêng trong tháng 3

    Số cổ phiếu tăng thêm qua phát hành thêm
    - riêng trong tháng 3



    Lượng tiền mặt các DNNY dùng để trả
    cổ tức trong Quý 1/2012 đạt 8.293 tỷ
    đồng, cao hơn 7,5% so với cùng kỳ
    8,293 năm ngoái. Trong đó 4 Ngân hàng là
    3,486 ACB, EIB, MBB và VCB đã chi trả tới
    2,022 6.605 tỷ đồng.
    100 Tính cả lượng cổ phiếu phát hành tăng
    vốn và cả giao dịch lần đầu, thì tổng
    lượng cung cổ phiếu ra thị trường
    863,958,992 trong Quý 1 này đã đạt gần 1 tỷ cổ
    630,316,299 phiếu.





    Tăng mạnh nhất trong các nhóm
    ngành trong Quý 1 này là ngành Tài
    chính với mức tăng lên tới 44,8%.
    Nhóm ngành này tăng cao vậy chủ
    yếu là do các cổ phiếu Ngân hàng và
    Chứng khoán tăng giá mạnh trong quý
    này.
    Ngoài ra còn nhiều nhóm ngành có mức tăng ấn tượng trong Quý 1 vừa qua như ngành BĐS và Xây dựng (tăng 30%), ngành Công nghiệp
    (28%) hay ngành Năng lượng (tăng
    22%).




    Ngành
    Nông nghiệp
    Hàng tiêu dùng
    Năng lượng
    Tài chính
    Y tế
    Công nghiệp
    Nguyên vật liệu
    BĐS và Xây dựng
    Dịch vụ
    Công nghệ & Viễn thông




    Thay đổi Room Tỷ lệ
    P/E P/B
    quý (+/- %) trống vốn hóa
    19.4% 3.9 0.9 70.3% 4.9%
    11.8% 11.5 1.7 29.6% 9.3%
    22.2% 5.7 0.9 73.8% 4.2%
    44.8% 14.3 1.8 50.1% 52.2%
    21.2% 8.2 1.6 33.2% 1.3%
    27.9% 13.3 0.5 79.3% 2.3%
    16.6% 8.8 0.9 73.9% 4.2%
    29.6% 16.6 1.1 78.8% 18.6%
    6.6% 6.2 0.8 78.5% 1.3%
    11.5% 8.5 1.3 48.2% 2.1%


    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    2. Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu
    Tháng 3 tại sàn HCM

    KLGD KLGD
    Mã % tăng trung bình Mã % giảm trung bình
    tháng tháng
    PTC 78.0% 301,202 CCL -35.4% 62,402
    HOT 68.8% 420 QCG -34.8% 640,653
    SBS 66.7% 2,592,107 SAV -33.1% 59,176
    MPC 51.0% 74,066 NHW -27.9% 277
    KSA 47.6% 467,818 DCL -26.3% 55,916
    BAS 44.4% 22,549 KAC -25.3% 1,475
    AGR 43.5% 234,948 LCM -20.1% 720,494
    VES 42.1% 38,533 SGT -18.6% 24,555
    NVT 38.5% 1,753,979 DMC -16.7% 31,558
    BVH 36.4% 146,344 LHG -15.3% 616

    Tăng mạnh nhất sàn HOSE trong tháng 3 là cổ phiếu
    PTC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện với mức tăng đạt 78%. Đã hơn 2 năm qua, PTC chưa chia trả cổ tức hay phát hành tăng vốn lần nào.
    Trong Top tăng mạnh tháng 3 vừa qua góp mặt một số Blue-chips như BVH (tăng 36,4%), AGR (43,5%) hay MPC (51%).
    Giảm mạnh nhất HOSE tháng qua lần lượt là các mã
    CCL (giảm 35,4%), QCG (34,8%) và SAV (33,1%).



    Tháng 3 tại sàn Hà Nội

    KLGD KLGD
    Mã % tăng trung bình Mã % giảm trung bình
    tháng tháng
    ORS 95.7% 583,423 SHN -48.4% 1,182,982
    SVS 92.0% 76,668 IDV -47.7% 136
    APS 88.5% 1,765,823 FLC -43.2% 119,191
    HHC 86.9% 7,855 PRC -41.0% 2,255
    VCC 80.2% 36,855 BHT -38.4% 73
    SGC 75.4% 5,159 BTH -31.8% 2,964
    TAS 69.7% 89,377 L62 -31.1% 1,032
    VIG 68.0% 590,427 PIV -25.7% 823
    SDN 67.4% 523 TET -23.8% 8,423
    APG 64.3% 66,877 SSG -23.6% 1,005

    Còn tại sàn Hà Nội, trong Top 10 cổ phiếu tăng mạnh
    nhất tháng góp mặt tới 5 cổ phiếu Chứng khoán, bao gồm ORS (95,7%), SVS (92%), APS (88,5%), TAS (69,7%) và VIG (68%). Trong đó 3 mã APS, VIG và ORS là có thanh khoản cao nhất.
    CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội, mã SHN với khoản lỗ
    68,3 tỷ năm 2011 cùng nhiều thông tin tiêu cực khác, là
    cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX trong tháng 3 (giảm
    48,4%).
    Các cổ phiếu còn lại trong top giảm mạnh đều là các
    penny có thị giá thấp, vốn bé và đa phần là thanh khoản
    rất kém.

    (*) Số liệu tính tới ngày 30/3/2012




    Tăng/Giảm mạnh nhất HOSE
    trong Q1 năm 2012

    Mã % tăng Mã % giảm

    KSA 202.5% KTB -51.4%
    PTC 176.3% CAD -47.1%
    AGR 102.3% LGC -43.7%
    MPC 98.6% SAV -43.4%
    SC5 97.5% VNG -40.2%
    VSI 95.5% SGT -37.7%
    SBS 93.5% CTI -35.1%
    VES 92.9% CCL -29.1%
    NVT 89.5% HAI -28.8%
    BMC 87.5% PDR -27.1%




    Tăng/Giảm mạnh nhất HNX
    trong Q1 năm 2012

    Mã % tăng Mã % giảm

    ORS 221.4% DTC -54.0%
    APS 145.0% CMC -50.5%
    SVS 140.0% IDV -45.3%
    THT 134.8% LM7 -45.2%
    VIG 133.3% BHT -42.6%
    TAS 133.3% PRC -41.5%
    SDN 123.9% HCT -40.5%
    TDN 120.8% MHL -38.8%
    VCC 120.6% MCC -36.1%
    SD8 117.4% YBC -35.9%








    Quán quân tăng giá trong cả Quý 1
    năm nay thuộc về cổ phiếu Chứng khoán Phương Đông ORS với mức tăng lên tới 221,4%.
    Trong 20 cổ phiếu tăng mạnh nhất 2 sàn thì có tới 7 mã là các cổ phiếu Chứng khoán.


    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    3. Quy mô giao dịch của NĐTNN trong Quý 1 năm 2012


















    Diễn biến VN‐Index, HNX‐Index và GTGD ròng của khối ngoại từ 1/4/2011 - 30/3/2012




    Quý 1 năm nay khối ngoại mua ròng 893 tỷ trên 2 sàn,
    kém xa so với cùng kỳ 2 năm gần nhất. Sau khi bán
    mạnh trong tháng 1, thì ở tháng 2 và 3 khối ngoại quay lại mua ròng mạnh 2.850 tỷ đồng.







    Mua/Bán ròng mạnh nhất trong Q1 năm 2012


    Mã Sàn


    Mua
    ròng


    Bán Các cổ phiếu được khối ngoại quan tâm và giao dịch
    Mã Sàn
    ròng nhiều nhất trong quý này là các cổ phiếu Ngân
    hàng như MBB, VCB hay đặc biệt là STB.

    MBB HSX 505.7 STB HSX -1,491.4

    VCB HSX 400.9 VIC HSX -516.5 Giá trị bán ròng gần 1.500 tỷ đồng của STB ở Quý 1

    MSN HSX 322.1 GMD HSX -75.5 này chủ yếu diễn ra trong phiên ngày 9/1, khi ANZ

    NTP HNX 215.1 IJC HSX -58.2 thoái toàn bộ hơn 103 triệu cổ phiếu.

    FPT HSX 173.4 QCG HSX -44.9

    DPM HSX 171.5 HAG HSX -43.5

    CTG HSX 164.5 SCR HNX -30.6

    HPG HSX 131.5 PPC HSX -28.4

    JVC HSX 112.4 TRC HSX -24.9

    BVH HSX 109.1 CTD HSX -19.4

    PVD HSX 102.7 SJS HSX -18.6

    KLS HNX 99.9 PVX HNX -16.3

    OGC HSX 99.0 CSM HSX -15.1

    VSH HSX 83.9 TH1 HNX -14.9

    PGS HNX 83.1 NTL HSX -14.0

    Màu xanh là cp thuộc VN30Index (*) đv: tỷ đồng


    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012


    4. Tình hình đấu thầu Trái phiếu chính phủ trong Quý 1 năm 2012


    - Qua quý đầu tiên của năm 2012 nhưng lượng tiền thu được từ đấu thầu Trái phiếu chính phủ (TPCP) đã đạt 29,2 nghìn
    tỷ đồng, tương đương gần 50% so với năm 2011.
    - TPCP trong Q1 năm nay chủ yếu phát hành thành công ở hai kỳ hạn 3 năm và 5 năm, chiếm tới 71% tổng giá trị trái
    phiếu trúng thầu. Trong năm 2011, tỷ trọng ở 2 mức kỳ hạn này còn đạt tới 85%.



















    Biểu đồ thị phần trúng thầu theo kỳ hạn giữa Q1/2012 và CN 2011



    - Lãi suất trúng thầu trong Q1 năm nay có xu hướng giảm so với mặt bằng chung năm ngoái. Hai mức kỳ hạn chính là 3 và
    5 năm có mức lãi suất trúng thầu khá sát nhau, chủ yếu dao động từ 11% - 12%.











    Chi tiết tình hình đấu thầu TPCP trong Q1 năm 2012 (đv KL: tỷ đồng)



    (*) Năm 2012, kế hoạch phát hành TPCP là 100.000 tỉ đồng và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là 59.000 tỉ đồng (trong đó VDB là 33.000 tỉ đồng và ngân hàng Chính sách xã hội là 26.000 tỉ đồng).





    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012
    Phụ lục 2: Các dự án Bất động sản tiêu biểu




    STT




    Chủ
    Tên dự án
    đầu tư




    Tổng
    Diện
    mức đầu
    tư tích





    Địa điểm Tiến độ





    Mô tả


    1

    Hải Phòng
    SHP Plaza


    Tập đoàn VLC

    3.041,5
    N/A
    m2

    12 Lạch Tray, Hải Khởi công
    Phòng xây dựng

    Từ tầng 1 đến 6 là khu thương mại, văn phòng. Từ tầng 7 đến 28 là căn hộ diện tích từ 50m2 đến hơn 105m2



    2


    La Paz
    Tower

    CTCP Đầu tư Phát
    triển nhà Đà Nẵng (mã CK: NDN)


    106 tỷ
    811 m2
    đồng


    Thi công thô
    Đà Nẵng
    đến tầng 14

    Quy mô 15 tầng, bao gồm 2 tầng văn phòng cho thuê và
    minimart với tổng diện tích diện tích 814 m2, 13 tầng căn hộ với diện tích 6.077 m2



    3



    Khu đô thị
    Hoàng Mai



    Bitexco



    N/A 87ha


    Đại Kim, quận
    Hoàng Mai và xã Khởi công
    Thanh Liệt, huyện quý 4/2012
    Thanh Trì, Hà Nội


    22% diện tích dành cho chung cư, 28% diện tích dành
    cho khu vực bán lẻ và văn phòng, tầng hầm chiếm diện tích 6%


    Tổng CTCP Xây
    4 Tháp PVC lắp Dầu khí (mã
    CK: PVX)


    600 triệu 65.000
    USD m2


    Khởi công
    Mễ Trì, Hà Nội đầu năm
    2013


    Dự kiến bao gồm 2 tòa tháp cao 79 và 54 tầng, khối đế
    cao 4 tầng. Thời gian xây dựng dự kiến khoảng 3,5 năm



    5



    Hoàng Long Tập đoàn Tuần
    Villas Châu



    1.500 tỷ
    14,2 ha
    đồng


    Khởi công,
    dự kiến
    Hạ Long
    hoàn thành
    quý 3/2013


    Có 251 căn biệt thự gồm 192 căn liền kề có diện tích
    khuôn viên từ 147m2 - 231m2 và 59 căn biệt thự đơn lập có diện tích từ 440m2 - 610m2


    SC VivoCity sẽ là một đại siêu thị lớn nhất TP. Hồ Chí

    6

    TTTM SC
    VivoCity

    Saigon Co.op

    100 triệu 72.000
    USD m2

    Đại lộ Nguyễn Khởi công
    Văn Linh xây dựng

    Minh, gồm nhiều tiện ích như: rạp chiếu phim hiện đại,
    khu vui chơi giải trí, giáo dục, ẩm thực, công viên và sân chơi ngoài trời cho trẻ em




    TÀI TRỢ VÀNG





    Báo cáo kinh tế - tài chính quý 1/2012



    7


    Khu đô thị Công ty TNHH
    Tokyu Becamex Tokyu


    1,2 tỷ 714.524 Trung tâm đô thị
    USD m2 mới Bình Dương


    Khởi công
    Khu đô thị Tokyu
    xây dựng



    8


    Mỹ Sơn
    Tower


    CTCP Đầu tư và
    Xuất nhập khẩu Mỹ N/A
    Sơn


    62 Nguyễn Huy Mở bán
    5000m2
    Tưởng, Hà Nội tháng 4


    Gồm 2 đơn nguyên cao 30 tầng. Khối tòa tháp có 248
    căn hộ thiết kế 2-3 phòng ngủ, diện tích 106 m2, 114 m2, 131 m2,163 m2



    9



    Sky Park Licogi 16 (mã CK:
    Residence LCG)


    Dự kiến sẽ
    1.250 tỷ 9.262 Yên Hòa, Cầu hoàn thành
    đồng m2 Giấy, Hà Nội trong quý
    3/2014


    Xây dựng trên khu đất 9.262 m2 gồm 2 khối tháp có
    chung khối đế 5 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 87.000m2. Khối văn phòng cao 20 tầng và khối căn hộ cao 30 tầng

































    TÀI TRỢ VÀNG
  2. abigbuzz

    abigbuzz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    12
    Liệu có dấu hiệu làm giá hay ko!!!:-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này