Topic tìm hiểu các ván cược của các NĐT nghiệp dư ẩn danh tại VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binh_an11, 09/11/2024 lúc 21:53.

1675 người đang online, trong đó có 94 thành viên. 05:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1838 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    Như tiêu đề, topic này lập ra để các NĐT nhỏ lẻ có thể học hỏi, góp ý, chia sẻ góc nhìn về những khoản đầu tư của những NĐT ẩn danh tại VN, những người không phải là NĐT chuyên nghiệp, nhưng có những triết lý đầu tư riêng biệt và sẵn sàng làm những cú big bets nếu họ tin rằng mình đúng.

    Bắt đầu với 2 cụ Lê Xuân LươngNguyễn Phương Đông đều thuộc thế hệ 6x, thế hệ cha chú nhưng đánh rất chắc tay, cược rất to vào những cổ phiếu có thể gây nhiều tranh cãi.

    NHH ( Pha cược mới nhất của cụ Lê Xuân Lương)

    Mặc dù nằm trong hệ sinh thái của An Phát, NHH có nền tảng tài chính cơ bản tốt với hơn 50 năm hiện diện trên thị trường, có tệp khách hàng đều là những công ty lớn trong ngành ô tô và xe máy như Toyota, Honda, Piaggo, Panasonic, v.v) nên kqkd sẽ có xu hướng ổn định, thậm chí có thể coi là bão hòa khi doanh thu 3 năm gần nhất chỉ loanh quanh 2k tỷ không tăng trưởng, và năm nay khả năng cũng vậy.

    Kỳ vọng tăng trưởng của NHH trong tương lai gần có lẽ chỉ đến khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động vào năm sau (NHH nắm 35.5% cp tại dự án PBAT). Đây dự kiến là nhà máy sản xuất nhựa phân hủy hoàn toàn có công suất lớn nhất trên toàn thế giới, và sẽ giúp hệ sinh thái An Phát tự chủ toàn bộ khâu sản xuất ( từ trước tới nay An Phát vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu thô PBAT). SMC của HQ đã ký trước hợp đồng bao tiêu PBAT khi nhà máy này đi vào hoạt động, cho thấy được nhu cầu đối với sản phẩm này.

    Trong ngắn hạn, mặc dù NHH có kqkd Q3/24 ko đẹp, nhưng việc này đến từ việc xóa khoản nợ trái phiếu của 1 cty con trong hệ sinh thái An Phát. Đây là 1 rủi ro của NHH khi nằm trong hệ sinh thái này. Tuy vậy, nếu nhìn kỹ thì trong tối lại có sáng. Dù Doanh thu Q3 chỉ tăng 10% svck, lợi nhuận ròng lại tăng trên 60% svck lên 100 tỷ từ mức 60 tỷ năm ngoái, khiến biên LN gộp quý này tăng lên 19.5% so với 12.5% cùng kỳ. Điều này có thể đến từ việc giá các nguyên liệu đầu vào giảm mạnh và xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn trong ngắn hạn khi các công ty sx có xu hướng tích trữ nguyên liệu cho vài quý.

    Khác với sự lựa chọn các công ty trả cổ tức cao khác như trước đây, mình cảm nhận rằng ván cược này của cụ Lê Xuân Lương thiên về việc cụ đánh giá NHH là 1 công ty thực sự có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, và mặc dù mức trả cổ tức tiền mặt chỉ loanh quanh 3% khi so với giá hiện tại thì doanh nghiệp đang có tiềm năng để nâng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai (thông qua dự án nhà máy PBAT, cũng có thể là tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các DN FDI như Samsung). Nên đây có thể là 1 ván cược lâu dài khác của cụ, xác định sẽ không lãi nhiều trong các năm đầu, mà sẽ chờ đến khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động, tạo ra doanh thu lợi nhuận ổn định và trả lại lợi nhuận về cho NHH. -> Luận điểm đầu tư: Chờ tới thời điểm NHH là cỗ máy in tiền, có thể nắm giữ cực dài hạn.

    Cảm nhận của mình về NHH: doanh nghiệp làm ăn bài bản, ổn định, có khả năng tạo đột biến với dự án mới, hoạt động trong ngành nghề tương đối thâm dụng lao động, tỷ lệ nợ ở mức vừa phải, đặc biệt là mỗi năm tạo ra lợi nhuận loanh quanh 200-350 tỷ trong khi vốn điều lệ chỉ ở mức 700 tỷ. Rủi ro có thể nằm ở khả năng phân bổ vốn của BLĐ ( giữ lại chứ ko trả cổ tức, đầu tư mới ko hiệu quả, v.v)
    FibizATH thích bài này.
  2. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    HHS ( khoản cược mới nhất của cụ Nguyễn Phương Đông)

    HHS nằm trong hệ sinh thái Hoàng Huy, phụ trách mảng xe đầu kéo, và nắm giữ 35% cp tại công ty BĐS CRV mà hệ sinh thái này muốn đưa lên sàn.

    Cách hệ sinh thái Hoàng Huy chuyển các dự án BĐS lớn và trọng yếu của mình về CRV cho thấy CRV được kỳ vọng trở thành trụ cột BĐS của hệ sinh thái này, bên cạnh TCH giữ vài trò là công ty holding và HHS phụ trách mảng xe đầu kéo.

    Thực chất mảng kinh doanh cốt lõi xe đầu kéo của HHS không có gì nổi bật khi so với mức vốn hóa hiện tại của HHS ( doanh thu mảng này 9 tháng 350 tỷ, lợi nhuận ròng 28 tỷ, biên gộp đâu đó xấp xỉ 10%). Còn lại đến từ cổ tức từ các công ty con và đóng góp phần lớn là từ CRV.

    Hàng tồn kho tăng từ mức 250 tỷ tại thời điểm đầu năm lên gần 500 tỷ cuối Q3, cho thấy khả năng rằng sẽ có 1 sự đột biến nhẹ về hoạt động mảng kinh doanh của xe đầu kéo. Tuy vậy, thì với biên gộp xấp xỉ 10% thì kể cả có bán hết lượng hàng này thì cũng không thấm vào đầu so với mức vốn hóa 2k7 tỷ hiện tại của HHS, nếu chỉ tính riêng mảng đầu kéo. Tiền thi HHS đầy khi lượng tiền mặt cuối Q3 ở mức 850 tỷ, đặc biệt HHS ko có tí nợ ngân hàng nào.

    Vậy thì lý do cụ Đông mua có lẽ chỉ đến từ khả năng CRV chuẩn bị IPO trong thời gian tới, khi tháng 6 vừa rồi thì công ty đã nộp lại hồ sơ niêm yết lên HOSE. → Phong cách đầu tư: Đây khả năng là chiến lược đầu tư unlock giá trị của công ty, mua những công ty đang bị định giá thấp so với giá trị nội tại của nó, và kỳ vọng bán ra khi có 1 sự kiện có thể unlock được giá trị của công ty.

    Xem qua báo cáo kiểm toán 2023 của CRV có thể thấy khoản hàng tồn kho 7k tỷ rất lớn, tiền mặt hơn 700 tỷ trong khi tổng nợ là 350 tỷ và hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tính theo mệnh giá thì riêng khoản cổ phần mà HHS nắm giữ tại CRV đã có giá trị 2.35k tỷ. Trong trường hợp CRV lên sàn với giá 2x hoặc 3x, việc HHS được định giá lại là bình thường, chỉ quan trọng là khi nào việc này diễn ra.

    Ở mức giá hiện tại của HHS, có thể thấy là đang rất fair nếu so sánh với tài sản bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, v.v. và khoản đầu tư vào CRV mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Cho nên đây có thể xem là khoản đầu tư thắng thì ăn nhiều, thua thì thua ít của cụ Đông. Rủi ro ở đây là việc IPO của CRV chưa xác định được thời điểm, còn mua ở mức giá hiện tại thì cũng fair, thậm chí có thể được xem là rẻ, nếu xét về tiềm năng tăng giá của HHS khi CRV lên sàn và được định giá cao, khi đó rất có thể HHS sẽ được tái định giá.
  3. 10508

    10508 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2020
    Đã được thích:
    739
    Kệ ai cược thì cược, gần như 100% nhà đầu tư khi xuống tiền đều cho rằng TT sẽ tăng =))
  4. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    LM8 ( Nguyễn Dương Hồng Phát)

    LM8 là công ty trực thuộc Tổng Công Ty Xây Lắp Lilama, và là 1 trong 2 doanh nghiệp duy nhất mà Lilama sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức 36% bên cạnh Lilama 10.

    Mặc dù sẽ không nằm trong danh sách thoái vốn, đây thực chất lại là 1 điều tốt khi xét đến việc hơn 60-70% khối lượng công việc của LM8 là đến từ công ty mẹ. Điều đó phần nào cho thấy rằng phần doanh thu và lợi nhuận của LM8 từ việc tiếp tục là công ty con của Lilama sẽ không có thay đổi nào lớn, ít nhất là trong 5 năm tới.

    Thế mạnh và lợi thế cạnh tranh trong mảng kinh doanh cốt lõi của LM8 là đã hiện diện trong ngành được 60 năm, và mảng kinh doanh chính đến từ gia công thiết bị công nghiệp cho các công ty nước ngoài như Danieli, Kochs,v.v, lắp đặt thiết bị, bảo dưỡng nhà máy, và thi công các gói thầu cho các nhà máy nhiệt điện, lọc hóa dầu, hòa phát dung quất,đường ống lô B ô môn và gần đây mở rộng sang các DN FDI như Tetra Pak -> chứng minh được năng lực cạnh tranh thông qua việc mở rộng tệp khách hàng ngoài TCT Lilama. Đặc thù của LM8 là không có chi phí bán hàng, nhưng ngược lại thì chi phí nhân công lớn (thâm dụng con người).

    Khối lượng backlog LM8 đã ký tới năm ngoái đạt hơn 3k tỷ, backlog chuyển sang cho năm 2024 là gần 2k7 tỷ, cơ bản đảm bảo khối lượng công việc cho năm nay và năm sau (theo báo cáo của hdqt). Đây là con số lớn khi nhìn quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chỉ ở mức 94 tỷ. Việc khối lượng công việc lớn trong khi quy mô VCSH nhỏ nên dễ hiểu khi LM8 phải tăng vay nợ ngắn hạn để mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Lượng tiền mặt của LM8 ở mức hơn 100 tỷ cho tới cuối Q3 và toàn bộ dùng để thế chấp cho tổng nợ ngân hàng hơn 385 tỷ (gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn).

    Quy mô VCSH dù nhỏ nhưng ngược lại số cổ phần lưu hành cũng nhỏ. LM8 không có kế hoạch tăng vốn mà bù lại dùng lượng lớn lợi nhuận thu được để trả cổ tức. Cổ tức tiền mặt năm 2023 là 10% và năm nay dự kiến là 12% (theo báo cáo dhcd), nghĩa là ở mức giá hiện tại tỷ suất cổ tức/ giá là xấp xỉ 8%.

    Tính đột biến trong HĐKD của LM8 là hạn chế, vì dù backlog lớn nhưng biên gộp nói chung của LM8 chỉ xấp xỉ 6-10%. Các dự án hạ tầng mà LM8 tham gia thường là các dự án lớn, kéo dài vài năm, nên dòng tiền thu về sẽ không tập trung vào 1 quý nhất định, vì vậy kqkd của LM8 nói chung vẫn sẽ ổn định. LM8 có kế hoạch thoái vốn công ty con và dự kiến thu về 25 tỷ, đã thực hiện 1 lần nhưng thất bại, và đang có kế hoạch xây văn phòng 10 tầng cho thuê ở TPHCM với tổng mức đầu tư 165 tỷ.

    Phong cách đầu tư của cụ Phát có thể là ăn cổ tức, và thu gom nắm quyền sở hữu tại công ty ( cụ Phát sở hữu 15%, mua qua thỏa thuận, chỉ đứng sau TCT Lilama sở hữu 36%), nên khả năng là cũng phải có hiểu biết và quen biết với các lãnh đạo LM8 hiện tại, cũng đều là cá nhân đại diện phần vốn cho TCT Lilama tại LM8 và bản thân họ cũng nắm 1 ít cổ phần, nên yếu tố này giúp gắn liền kqkd của LM8 với lợi ích cá nhân của lãnh đạo. Vì vậy, kết luận sơ bộ là LM8 có lợi thế cạnh tranh trong mảng kinh doanh cốt lõi, cơ cấu tài chính ổn, nhưng thiếu tính đột biến.
  5. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    EID ( Lê Xuân Lương + Peter Eric Dennis) (p1)

    Đây là 1 trong những cổ phiếu thú vị nhất mà cá nhân mình từng tìm hiểu. Mặc dù chưa có cơ hội trao đổi với cụ Lương và cụ Peter, nhưng dám chắc 2 cụ đã lục tung các cổ phiếu trên sàn nói chung, và tìm hiểu rất kỹ về mô hình kinh doanh của EID nói riêng, trước khi cược rất mạnh tay vào doanh nghiệp này. Xin được nể phục các cụ. (Cụ Lương cầm 13%, cụ Eric 5%).

    EID là doanh nghiệp có 40% vốn của NXB giáo dục, đơn vị chiếm tới 50% thị phần sách xuất bản tại Việt Nam nhờ lợi thế độc quyền về sách giáo khoa và sách tham khảo ( tính theo doanh thu xuất bản toàn quốc). Trong đó, SGK và STK chiếm tới 60% sản lượng và 65% doanh số trong tất cả các sách được xuất bản tại VN. Dù chỉ chiếm 10% thị phần phát hành sách toàn quốc, nhưng xét về doanh thu thì EID đóng góp tới 25% tổng doanh thu toàn ngành (tổng doanh thu toàn ngành xuất bản năm 2023 là 4k tỷ).

    Là cty trực thuộc NXB giáo dục, mảng kinh doanh cốt lõi của EID tập trung vào việc phát hành các loại sách liên quan tới SGK, STK, sách bổ trợ (SBT), sách Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh trên toàn quốc. Trong đó, SGK là mặt hàng bị áp giá trần bởi Nhà Nước nên dù chiếm 30% tổng doanh thu của EID, mặt hàng này thực chất không tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho EID do EID phải nhập SGK từ NXB giáo dục và giá bán thì chịu sự điều phối của NXB giáo dục. (Biên gộp mảng SGK chỉ là 6%)

    Nhưng mảng SGK lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mảng kinh doanh cốt lõi còn lại của EID, đấy là với mảng phát hành SBT và STK không bị áp giá trần, thì Công ty tự tổ chức thuê, in, và phát hành toàn bộ các mặt hàng này trong đó có những loại sách công ty đấu thầu bản thảo từ NXB giáo dục. EID có hệ thống phân phối khắp 64 tỉnh thành tới các công ty phân phối sách tại các địa phương (cũng trực thuộc NXB GD). (Biên gộp mảng này xấp xỉ 70%).

    Nhưng ngành xuất bản sách này gần như không tăng trưởng hoặc mức tăng hàng năm rất thấp. Từ năm 2007 cho tới 2023, thì số lượng sách xuất bản chỉ tăng trưởng tầm 5-6%/ năm (300tr bản năm 2007 -> 536tr bản năm 2023).

    Tuy vậy, cú hích từ việc thay đổi SGK mới từ năm 2020 trở đi đã tạo ra thay đổi rất lớn khi từ năm 2022 khi SGK mới dành cho lớp 3,7, và 10 đi vào giảng dạy đã thiết lập một mức lợi nhuận mới cho EID (tăng tầm 30-40% so với giai đoạn 2018-2021). Việt Nam mới chỉ có 4 lần thay đổi SGK vào các năm 1957, 1981, 2002 và 2020, trung bình mỗi 20 năm 1 lần. Điều cần nhấn mạnh ở đây chính là lợi thế cạnh tranh mà EID có, ở đây muốn đề cập tới khả năng tạo ra những đầu sách đi kèm với SGK để mang lại giá trị cho GV và HSSV. Đây là lợi thế cạnh tranh của EID trong ngành này, điểm mạnh về sáng tạo nội dung, bên cạnh lợi thế là cty con của NXB GD và sở hữu hệ thống phân phối trên toàn quốc.
    ATH thích bài này.
  6. SOLAR

    SOLAR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2020
    Đã được thích:
    27
    Bác có cơ sở nào để nói rằng CRV lên sàn với giá 20-30 không ? Trong khi hầu hết các cổ bds nổi danh khác chỉ loanh quanh 5 -10 ? Nếu CRV không được giá như Bác nói thì sao ?
    12.2023 BCR lên sàn giá 15 giờ còn 5.x kìa !
  7. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    Cụ hỏi câu này thì mình xin trả lời từ phía góc độ kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A của mình.
    Khi DN muốn đưa 1 cổ phiếu lên sàn thì mong ước lớn nhất của họ phải là có 1 mức định giá cao nhất có thể.
    Ở trường hợp này Hoàng Huy chọn SSI là đơn vị tư vấn lên sàn cho CRV, chứ không phải là VND, MBS, TPS, SBS, hay 1 đơn vị khác. Vậy thì tại sao các ctck khác ko được chọn? Điều này có thể lý giải rằng SSI được chọn vì họ cam kết có thể đưa ra 1 mức định giá cao hơn tất cả các đơn vị ctck khác dành cho CRV, và doanh nghiệp và đơn vị tư vấn sẽ cùng chọn 1 thời điểm thích hợp khi thị trường thuận lợi để hợp thức hóa cái mức định giá ấy.

    Còn giá là bao nhiêu cái này phụ thuộc vào tài năng và tài thổi giá của đội ngũ IB SSI. Họ đưa ra 1 mức giá lên sàn là 2x hoặc 3x hoặc 4x không quan trọng bằng cái lý do họ đưa ra cái mức định giá đấy, dựa theo sức khỏe tài sản, hay triển vọng trong tương lai của DN. Ở đây cái quan trọng không phải là mức giá bao nhiêu, mà là liệu họ có thể thuyết phục người khác tin vào mức giá đấy không, và tại thời điểm đấy không. Điều này để thành công cũng phải đến từ yếu tố nội tại của CRV, yếu tố thời điểm v.v.

    Mình không biết là giá IPO của CRV là bao nhiêu, nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu chỉ nhìn vào định giá của các Cty BĐS khác để nghĩ rằng giá IPO CRV sẽ ở mức thấp thì chưa có căn cứ, vì CRV là CRV, còn các cty khác là các cty khác. nhưng dù nó có là bao nhiêu đi nữa thì cái quan trọng khi bạn mua cổ phiếu, thì giá cổ phiếu hiện tại nó cần có mức chiết khấu đủ nhiều so với giá trị tài sản của công ty. Ở đây những người như cụ Đông khi mua rất mạnh tay ở cp này, mình tin rằng họ có lẽ cũng không biết và không cần biết giá IPO của CRV là bao nhiêu. Họ chỉ cần biết giá hiện tại có mức chiết khấu đủ nhiều so với giá trị nội tại của HHS trong đó có chất lượng tài sản hay không? Còn giá IPO có là 2x,3x hay 4x thì điều đó là việc NĐT cá nhân không quyết định được, và cũng không nên suy nghĩ nhiều.
    Last edited: 10/11/2024 lúc 19:13
    SOLAR thích bài này.
  8. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    505
    EID (p2)

    Ở mức giá hiện tại, EID đang mang lại cho NĐT 1 mức dividend yield là 5%, không quá hấp dẫn.

    Tuy vậy, đây là 1 DN làm ăn hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh rõ ràng, với việc vốn CSH chỉ ở mức 150 tỷ trong khi lợi nhuận hàng năm mang lại là xấp xỉ 70 tỷ. Điều này xuất phát 1 phần từ việc lĩnh vực phát hành sách mà EID đang hoạt động không thâm dụng vốn như các ngành khác. (asset-light biz)

    Tuy vậy thì ở mức vốn hóa hiện tại là 410 tỷ, EID vẫn không được coi là đắt nếu so với việc doanh nghiệp mang lại 1 khoản lợi nhuận đều đặn hàng năm, và cách EID tạo ra lợi nhuận là cực kỳ bền vững, vì SGK và các loại sách đi kèm về bản chất là các mặt hàng thiết yếu. Học sinh đi học không chỉ cần mua SGK, mà phải mua các loại sách đi kèm để bổ trợ cho việc học. Cho nên dù Nhà nước chỉ áp giá trần SGK, thì các loại sách khác vẫn được xem là thiết yếu kể cả khi không bị áp giá trần.

    Nếu EID dùng toàn bộ lợi nhuận tạo ra mỗi năm thì có thể trả mức cổ tức loanh quanh 4,000-4,500đ/cp. Tuy vậy, DN chỉ mang 30% phần lợi nhuận mỗi năm để trả cổ tức, 15% dành cho khen thưởng phúc lợi, và còn lại là cho vào quỹ đầu tư phát triển. Tới cuối Q3, quỹ đầu tư phát triển đã lên tới 150 tỷ, ngang với mức vốn CSH của EID. Qũy này được dùng với mục đích để đầu tư các dự án mới, hoặc trong 1 thời điểm thích hợp, sẽ được lấy ra để trả cổ tức tiền cho cổ đông, trong trường hợp ko có dự án mới.

    Ở EID thì chi phí mua sắm tài sản cố định để tạo ra doanh thu là ko đáng kể (chưa tới 5 tỷ/năm), chi phí bán hàng tương đối cao ở mức trên 10% doanh thu, nhiều khả năng là EID chiết khấu cho các các cty pp sách tại các địa phương để bán hàng, còn lại chi phí quản lý DN ở mức xấp xỉ 5% doanh thu. DN có thua lỗ hơn 90 tỷ ở các khoản đầu tư tài chính nhưng đã trích lập hết. Có tài sản ẩn là 1 tòa nhà văn phòng tại HN, nợ vay không đáng kể, do đặc thù kinh doanh nên lợi nhuận thường tập trung ở giai đoạn Q2-Q3 hàng năm.

    Ở EID thì mô hình kinh doanh và lợi thế cạnh tranh gần như tuyệt đối là điều mình thấy có thể là sức hút lớn nhất với vụ Lương và cụ Peter. Mặc dù đây được coi là 1 DN ko tăng trưởng, thì mô hình kinh doanh vẫn kỳ bền vững, ít chịu biến động của chu kỳ kinh tế, và trả cổ tức đều đặn, phù hợp với các nhà đầu tư rất dài hạn có nhu cầu bảo vệ tài sản của mình. Việc nắm giữ dài hạn sẽ làm giảm giá vốn và lãi kép sẽ được tạo ra. Về tính đột biến của lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo ra các luồng sách mới của EID trong các năm tới, nếu không thì biến động giá cp sẽ phụ thuộc vào việc các NĐT đánh giá lại cty hoặc cần có thay đổi trong việc trả cổ tức định kỳ.
  9. phieu_du_2022

    phieu_du_2022 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2022
    Đã được thích:
    1.429
    Nhìn danh mục của cụ thì đợi khi nào Quyết còi đại hiệp tái xuất thì mới có tương lai.
  10. breadfruit6

    breadfruit6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2020
    Đã được thích:
    94
    cụ nhầm to, trừ 2 con hủi hhs và nhh có cơ cấu cđ thúi hẻo thì còn lại đều có câu chuyện nhé

Chia sẻ trang này