TPG đã bỏ rơi FPT, chuyển sang đầu tư Vinaconex.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Saola, 17/07/2007.

1881 người đang online, trong đó có 227 thành viên. 06:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 973 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. Saola

    Saola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Đã được thích:
    97
    TPG đã bỏ rơi FPT, chuyển sang đầu tư Vinaconex.

    http://www.vinaconex.com.vn/WEB-VINACONEX-VN/Vn/index.asp?menuid=516&parent_menuid=465&fuseaction=3&articleid=5463

    Tập đoàn TPG, Hoa Kỳ thăm và làm việc tại Tổng công ty Vinaconex



    Theo sự giới thiệu của Bà Charlene Barshefsky, Nguyên Bộ trưởng - Đại diện thương mại Hoa Kỳ, ngày 12/7/2007, Tập đoàn đầu tư TPG Capital, Hoa Kỳ đã đến thăm và làm việc với Tổng công ty VINACONEX để thảo luận về cơ hội hợp tác giữa hai bên tại Việt Nam.



    TPG hiện là một tập đoàn đầu tư đa quốc gia hàng đầu thế giới đang quản lý hơn 40 tỷ đô la Mỹ đầu tư chiến lược và dài hạn vào hơn 50 tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu tại 20 quốc gia trên thế giới. Sau khi vào thị trường Việt Nam và đầu tư thành công vào FPT, TPG đang rất quan tâm tới lĩnh vực bất động sản và cơ hội hợp tác với Tổng công ty VINACONEX.



    Buổi làm việc giữa VINACONEX và Tập đoàn TPG



    Tham dự buổi làm việc, về phía TPG có các Thành viên điều hành phụ trách 03 phân nhánh chủ chốt trên thế giới: PTG San Francisco, TPG London, TPG Hongkong cùng với các thành viên TPG Việt Nam. Về phía Tổng công ty VINACONEX có Ông Nguyễn Văn Tuân Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ông Trương Quang Nghĩa Tổng giám đốc và các thành viên trong Ban lãnh đạo Tổng công ty. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam và thống nhất triển khai các bước tiếp.



    Trong thời gian qua, VINACONEX đã tiếp xúc và làm việc với nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài quan tâm đến việc hợp tác với VINACONEX tại Việt nam, mở ra một cơ hội mới cho VINACONEX trong quá trình hội nhập và phát triển sau cổ phần hóa.
  2. detnamdinh5

    detnamdinh5 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng Mỹ này chó má thật
  3. wisefox

    wisefox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Đã được thích:
    0
    Bác quá lời rồi, người ta là nhà đầu tư thì đương nhiên phải tìm kiếm lợi nhuận. Chỗ nào có tiềm năng thì người ta đến thôi.

    Quay lại vụ FPT TPG cũng không làm sai cam kết. Về cơ bản TPG còn hơn nhiều các tay lướt sóng trên thị trường hay hơn hẳn bọn kền kền ăn xác thối.
  4. Manh_Hung

    Manh_Hung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Nước ngoài khôn lắm ! Chẳng dại gì nó đầu tư vào một thằng không tập trung làm ăn chuyên môn mà lại đi mở rộng đầu tư dàn trải như FPT.
  5. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    FPT khốn nạn 1 thì Vinaconex khốn nạn 10. Lợi nhuận toàn 2007 có 323 tỷ. Thế mà chưa hạch toán khoản lỗ 200 tỷ do vay Euro cho dự án nước Sông Đà. Qúy 1/2008 tiếp tục trả lãi khoản vay 9000 tỷ thì lỗ nặng. Đang đứng trước nguy cơ phá sản vì đầu tư góp vốn vào 100 công ty con siêu lởm. TPG nó mà xem báo cáo của Vinaconex nó chạy mất dép luôn
  6. Application

    Application Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Tây khôn rồi, nó cũng chẳng quan tâm đến báo cáo đâu, mua mệnh giá, bán giá thị trường, các bác trong nước lại được PR miễn phí, "tất cả" cúng có lợi...
  7. chung_khoan

    chung_khoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Hơi đâu mà chửi khoai tây cho mỏi mồm. Nó mua FPT giá 80, sau khi chia tách giá còn 50, rồi nó bán từ hồi giá khoảng 300 - lãi gấp 6 lần đấy
  8. embupbehong

    embupbehong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Cổ đông đừng làm ?oông nghị gật? !

    Mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của các công ty cổ phần đang bắt đầu. Đây là lúc mà các nhà đầu tư (NĐT) cần phát huy vai trò cổ đông của mình đối với các quyết sách của công ty.

    Chọn cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu?

    Trong tình hình giá cả các mặt hàng như sắt thép, than, xăng dầu, nhân công... đang gia tăng, chi phí hoạt động sản xuất của các công ty chắc chắn cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ tác động đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Việc áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí đã và đang được các công ty đẩy mạnh thực hiện. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Giám đốc một công ty cổ phần đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 đã được xây dựng từ cuối năm 2007. Bước sang tháng 4, kế hoạch này mới trình ĐHCĐ và ông đang rất lo lắng cho chỉ tiêu lợi nhuận khi giá thành sản xuất đang tăng nhanh. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị và Ban điều hành không thể điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận xuống được vì sẽ làm cho các cổ đông thất vọng. Trong khi đó, đứng trước hiện tượng giá cổ phiếu (CP) ngày càng giảm mạnh, việc chia cổ tức bằng CP không còn hấp dẫn với NĐT nữa.

    Một số công ty niêm yết đã thay đổi kế hoạch như Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) dự kiến xin ý kiến ĐHCĐ trả 50% cổ tức bằng tiền mặt trong khi trước đó, SSI dự kiến sẽ trả cổ tức bằng CP theo tỷ lệ 5:1 trong tháng 4.2008. Theo ông Trương Duy Khiêm - Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán ACBS - việc chia cổ tức bằng CP hiện nay có nhiều nguy cơ làm giảm mạnh giá CP đó trên thị trường. Việc chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo nên tính hấp dẫn hơn cho CP đó đồng thời làm gia tăng niềm tin cho NĐT. Bên cạnh đó, chương trình phát hành CP ưu đãi cho cán bộ nhân viên của công ty, tiền thưởng cho nhân viên hay kế hoạch trích các quỹ lương, thưởng, phúc lợi... của doanh nghiệp cũng phải được xem xét thỏa đáng vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NĐT.

    Cổ đông cần phải đọc kỹ hồ sơ họp để có thể chất vấn hiệu quả và tập trung vào việc công ty có bị thất thoát không, lãnh đạo công ty có cấu véo nhiều không. Nếu bạn không nhận được tài liệu họp trước ngày đại hội cổ đông thì cần có thái độ phản ứng gay gắt trong đại hội để ban lãnh đạo công ty lâm vào thế bị động

Chia sẻ trang này