TPP sau Hawaii là .........!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choitoicung2014, 01/08/2015.

3029 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 04:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5340 lượt đọc và 61 bài trả lời
  1. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    Vòng đàm phán giữa các bộ trưởng 12 nước tham gia TPP tại Hawaii đã khép lại mà chưa thể thống nhất. Còn một số điều vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng các bên đã đạt được những tiến triển khả quan trong lần đàm phán này. Những người thân cận của tổng thống Mỹ cho biết, Obama sẽ nỗ lực hết hoàn thành sứ mạng TPP- đứa con cưng của mình trước khi Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống năm sau !
    TP Đà Nẵng của Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho vòng đàm phán tiếp theo, bởi nơi đây chính là "Singapore của Việt Nam", và Việt Nam là đất nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hơn nữa Việt Nam là con rồng mới thức giấc sau nhiều thập niên ngủ dài...! và nơi đây chính là nguồn cảm hứng cho 11 nước tham gia đàm phán TPP lần này. Các bộ trưởng 12 nước có thể toàn tâm cho vòng đàm phán tại đây mà không sợ biểu tình không sợ phản đối, bởi đặc tính của người dân Việt Nam là yêu chuộng hoà bình & mến khách !!!
    [​IMG]

    Tất cả những vấn đề tồn đọng sẽ được giải quyết & kết thúc tại Đà Nẵng Việt Nam !
    Chúc các bác lồi mồm !!!!!!!!!!!!!!!!
    --- Gộp bài viết, 01/08/2015, Bài cũ: 01/08/2015 ---
    Cứ đến Đà Nẵng của Việt Nam là thành công tốt đẹp- 11 bộ trưởng nhé !!!!!!! :)]:)]:)]:)]:)]
    nguyenkhacsyNGAYMAITROILAI SANG đã loan bài này
  2. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.625
    vậy các bác đợi đến năm 2017 nhé, em sẽ gọi báo các bộ trưởng về Đà nẵng vn họp vậy.
    choitoicung2014 thích bài này.
  3. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    Còn nơi nào tốt hơn Đà Nẵng Việt Nam chúng ta ! :drm1:-bd
    Polarbear2012 thích bài này.
  4. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.854
    Sao nghe bẩu tổ chức ở khu nghỉ dưỡng Sầm Sơn của tập đoàn FLC
    CAFE.F319choitoicung2014 thích bài này.
  5. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    =))
    --- Gộp bài viết, 01/08/2015, Bài cũ: 01/08/2015 ---
    Bác có duyên nợ với a.Quyết hay sao ấy ! =))
    FinancialKiller thích bài này.
  6. giameo

    giameo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    378
    Mời các bộ trưởng 11 nước đến bãi biển quất lâm nam định là thành kết thúc tpp:drm3
    choitoicung2014 thích bài này.
  7. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    TPP khác gì những Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký
    - Chưa thể kết thúc đàm phán cuối tuần này như kỳ vọng, song TPP được coi là hiệp định tham vọng, toàn diện và sâu rộng bậc nhất trong số các cam kết hợp tác từng được ký kết trên thế giới.
    Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (P4) được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Đến nay, đã có 12 nước tham gia đàm phán, gồm 4 thành viên sáng lập, thêm Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico, Nhật Bản. Khối này bao phủ 40% GDP kinh tế toàn cầu và dự kiến mang lại thêm 300 tỷ USD nếu hiệp định hoàn thành.

    TPP được đánh giá là hiệp định của thế kỷ XXI với kỳ vọng tạo ra một tiêu chuẩn, khuôn khổ cơ bản cho quá trình hội nhập khu vực, thậm chí của cả thế giới. So với các Hiệp định thương mại tự do khác (gọi chung là FTA), TPP có tham vọng, toàn diện và sâu rộng hơn hẳn. Điều này có thể nhìn thấy qua cách Mỹ đàm phán, “ông lớn” này không cho phép các mức cam kết của hiệp định thấp hơn các tiêu chuẩn, mức cam kết trong các FTA trước đây mà nước này đã ký.


    [​IMG]
    TPP là một Hiệp định của thế kỷ XXI, mở ra con đường cho hàng hóa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam vào thị trường Mỹ. Ảnh: Bloomberg

    Hiện 12 nước thành viên đã trải qua 19 vòng đàm phán chính thức, 5 phiên họp cấp Bộ trưởng và hàng chục vòng đàm phán không chính thức, cùng với đó là một số lượng lớn cuộc gặp, đàm phán song phương giữa các cặp đối tác trong TPP. So với nhiều đàm phán thương mại tự do khác thì số vòng và thời gian đàm phán của TPP lớn hơn đáng kể. Thậm chí, kể từ vòng đàm phán thứ 19 (tháng 9/2014) tại Singapore, các nước đã không còn đặt số thứ tự cho các lần làm việc. Ngoài ra, trong đàm phán TPP có những hình thức đàm phán đặc thù riêng, ví dụ các phiên họp cấp Bộ trưởng sẽ bàn về những vấn đề không thể quyết được ở cấp kỹ thuật mà cần các định hướng chính trị lớn hơn.

    Từ năm 2011, các thành viên đã nhiều lần đặt ra các thời hạn mục tiêu để kết thúc đàm phán nhưng đều không thành công. Và dù kỳ vọng TPP sẽ được ký vào năm nay sau khi Tổng thống Mỹ – Barrack Obama giành được quyền đàm phán nhanh (TPA), song việc chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng ở phòng đàm phán cấp Bộ trưởng vừa kết thúc (28-31/7/2015), TPP vẫn cho thấy sự bế tắc. Các chuyên gia trước đó nhận định nếu lỡ cơ hội này, các nước sẽ phải chờ đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP. Khi ấy, tình hình có thể sẽ thay đổi.

    Những điều này cho thấy tính chất phức tạp của các vấn đề trong đàm phán cũng như khoảng cách khác nhau giữa các nước trong nhiều lĩnh vực thuộc đàm phán TPP như sở hữu trí tuệ, thuế một số mặt hàng nhạy cảm, mua sắm Chính phủ…

    Đàm phán TPP được thỏa thuận là đàm phán mật. Do đó ngoài các đoàn đàm phán và các cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ từng nước, không có chủ thể nào khác được thông tin chính thức và chính xác về các nội dung đàm phán cụ thể. Tuy nhiên, báo cáo của Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy TPP không chỉ bàn về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư mà còn “lấn” sang cả lĩnh vực phi thương mại khác.

    Trước kia khi đàm phán WTO, Việt Nam chỉ phải đàm phán 2 lĩnh vực là mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cùng với đàm phán đa phương, thì nay sang TPP, Việt Nam phải đàm phán tới 30 chương, trong đó có những lĩnh vực lần đầu tiên như công đoàn, lao động, doanh nghiệp Nhà nước.

    Trong thương mại, hiệp định yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn thị trường trong lộ trình rất ngắn, tức là mức thuế gần như về 0%, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng cực kì nhạy cảm sẽ qua cơ chế song phương. Đây được đánh giá là một phạm vi toàn diện hơn bất kỳ FTA nào, ví dụ với Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ ký năm 2000, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, đưa thuế suất về trung bình về 15-20% với lộ trình thực hiện trong 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hay với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), lộ trình giảm thuế của Việt Nam kéo dài suốt từ năm 1999 đến 2018, trong đó vẫn còn giữ lại một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm như gia cầm sống, trứng gà, xăng dầu…

    Ở lĩnh vực tài chính, sau WTO, gần như Việt Nam chưa đàm phán một hiệp định nào yêu cầu mở cửa tự do quy mô lớn ở lĩnh vực này. Song so với Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP đã có nhiều khác biệt lớn.

    Đàm phán TPP được thực hiện theo phương thức tiếp cận “chọn – bỏ”, khác với phương thức “chọn – cho” của WTO. Điều này có nghĩa TPP chỉ cho phép các nước bảo lưu một số lượng hạn chế các ngành, phân ngành và phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo lưu. Nếu không giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyên tắc TPP, tức là phải mở cửa. Còn với khi đàm phán WTO, Việt Nam được chọn mở ngành nào sẽ mở ngành đó.

    Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc Việt Nam tham gia đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này được cho là một thách thức lớn, vì phải đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

    [​IMG]
    12 nước tham gia TPP đã trải qua hành trình đàm phán 10 năm.

    Chương lao động cũng hoàn toàn mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều đối tác trong đàm phán TPP, hầu như chưa từng xuất hiện trong các đàm phán thương mại trước đây (bao gồm cả WTO và các FTA thế hệ trước).

    Trung tâm WTO đánh giá đàm phán về lao động chủ yếu tập trung xung quanh các cam kết liên quan tới các quyền lao động cơ bản. Đây không phải là những nội dung mới bởi hầu hết đã có trong các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhưng lại đặt ra thách thức lớn cho hầu hết các nước vì nhiều nước trong số này chưa gia nhập hoặc chưa phải thành viên của tất cả các Công ước liên quan của ILO.

    Doanh nghiệp Nhà nước là một chương quan trọng trong đàm phán TPP, với mục tiêu đưa ra những quy định ràng buộc hoạt động của khu vực này ở các nước TPP, trong đó có Việt Nam. Đây là chế định thương mại mới, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các vòng đàm phán có quan điểm rất khác nhau về vấn đề này.

    Tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đánh giá những đòi hỏi tham vọng của TPP cho thấy quá trình đàm phán không hề đơn giản, thậm chí căng thẳng và có thể kéo dài. “Khó khăn để ra đời một TPP cũng đồng nghĩa hiệp định có thể có những tác động đáng kể đến các nền kinh tế thành viên”, vị này cho hay.

    Tại Diễn đàn kinh tế mùa Xuân tổ chức cuối tháng 4/2015, Trưởng đoàn đàm phán TPP – Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng nhấn mạnh: “Chỉ khi nào có lợi cho Việt Nam thì mới kết thúc đàm phán, đoàn không đặt ra mục tiêu cụ thể về thời gian”.

    (Theo VnExpress)


  8. dongbui

    dongbui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    1.667
    Cụ ở dn hay sao mà quảng bá dữ vậy
    choitoicung2014 thích bài này.
  9. choitoicung2014

    choitoicung2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2014
    Đã được thích:
    5.029
    :)):drm3:))
    --- Gộp bài viết, 01/08/2015, Bài cũ: 01/08/2015 ---
    Có mấy cái Resort ở Ngũ Hành Sơn bác à ! :))
    FinancialKillerdongbui thích bài này.
  10. CAFE.F319

    CAFE.F319 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    7.473
    Thế anh Quyết sắp hết còi rồi ! Thứ 2 vào ít FLC để đó đón TPP năm 2017 vậy !
    choitoicung2014 thích bài này.

Chia sẻ trang này