Trái cây trung quốc hết đường sống vì mất uy tín, dân việt nam bây giờ mới nhận ra

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi doi_saigon, 26/09/2012.

2698 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 02:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 436 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. doi_saigon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Người dân "tẩy chay" trái cây Trung Quốc vì sợ độc




    [​IMG]
    Trước thông tin trái cây Trung Quốc nhiễm độc và người bán gian lận xuất xứ hàng, các bà nội trợ quay về tìm các loại trái cây Việt như cam sành, củ đậu, ổi hay đu đủ...
    Giờ tìm khắp Hà Nôi, theo lời chủ các gian hàng thì trái cây đều xuất xứ từ Thái Lan, Sa Pa, Đà Lạt, Ninh Thuận..Tìm mỏi mắt không thấy trái cây nào ghi xuất xứ từ Trung Quốc.

    Tránh mác Trung Quốc

    Dạo một vòng quanh các sạp bán hoa quả tại các chợ Hà Nội, dễ dàng nhận thấy các mặt hàng trái cây như táo, lê, dưa vàng chiếm vị trí khá khiêm tốn trong gian hàng.

    Trên đường Vũ Thạnh là chợ cóc bán đấy trái cây, bà chủ hàng trái cây đon đả giới thiệu: “Nho đỏ Phan Rang ngọt lắm, mua nhiều chị lấy 40 nghìn đồng/kg”. Thấy thái độ lưỡng lự, người bán hàng này nói thêm: “Không phải nho Trung Quốc đâu, nho đó (Trung Quốc) ngâm hóa chất bóng nhẫy lên, ăn ngọt lịm. Đây em ăn thử xem…”.

    Tại cửa hàng khác, cùng một loại nho như tôi vừa thấy, khi bóc vỏ trơn tuột, trong quả đầy hạt được giới thiệu là “nho Mỹ”, và được người bán hàng tại đây “hét” giá là 100 nghìn đồng/kg.

    Không chỉ riêng nho “né” mác Trung Quốc, theo khảo sát của PV tại các cửa hàng hoa quả ở Hà Nội hiện nay không nơi nào bán nhãn hàng Trung Quốc. Vào một cửa hàng lớn trên đường Láng, tôi hỏi mua lê Trung Quốc thì người bán hàng tỏ thái độ cáu gắt: “Định làm gì mà hỏi đồ Trung Quốc, đây chỉ toàn bán hàng nhập khẩu thôi".

    Tại một nơi khác, với câu hỏi tương tự với trái đào người bán hàng cho hay: “Đào Trung Quốc phun thuốc chống chín, chống thối độc lắm, giờ ai dám bán. Đào Sa Pa đó em, ăn ngọt lắm. Chị bán hàng Việt với hàng nhập từ Thái Lan, Úc, Mỹ giá đắt hơn nhưng không có phun hay ủ thuốc gì hết. Trái cây hàng chị toàn chín tự nhiên thôi, thơm và ngọt lắm…”

    Hàng rong đắt hàng

    Trái ngược với không khí tương đối vắng vẻ của các cửa hàng hoa quả né mác Trung Quốc thì hàng rong trong vài tuần trở lại đây là tương đối đắt khách. Tại góc nhỏ trên đường Nguyễn An Ninh, Vũ Thạnh, Tôn Thất Tùng tan ca chiều có cả chục xe hàng rong đứng bán tràn trên vỉa hè tràn ra đường.

    Các xe hàng này chỉ bán trái cây Việt như sầu riêng, bưởi, cam sành, đu đủ, củ đâu…Trái với tâm lý lo ngại tại các cửa hàng lớn, khách mua thường hỏi xuất xứ hàng thì với hàng rong người mua thường chỉ hỏi giá.

    Chị Lan, bán hàng rong trên đường Nguyễn An Ninh vừa cân hàng cho khách vừa bấm điện thoại đặt thêm hàng chục cân củ đậu để lấy kịp hàng cho ngày mai. Hôm nay, riêng củ đậu chỉ bán hết veo gần hai sọt hàng, chưa kể cam sành hay bưởi cũng đắt hàng không kém.

    “Không hiểu sao, hơn một tháng trở lại đây hàng bán nhanh hơn. Bình thường với mặt hàng để được lâu như củ đậu hay bưởi cũng không dám lấy nhiều vì sợ bán không hết thì chở về nặng. Cả tuần nay, trưa phải gọi người chở thêm hàng đến kịp hàng bán buổi chiều”, chị Lan nói.

    Một người mua hàng đang lựa cam sành góp thêm vào câu chuyện, theo chị ngày trước chị thương mua trái cây ở các cửa hàng lớn hay siêu thị nhưng giờ không thể phân biệt được xuất xứ trái cây nên tìm về hàng rong.

    “Như củ đậu thì tôi yên tâm, còn lại bưởi hay cam sành thì gắng chọn quả nào vỏ dày, xấu xấu chút để phòng nếu có phun hoặc ủ hóa chất thì vỏ dài cũng hạn chế được phần nào…”, người bán hàng này nói.

    Theo Thông Chí
    Dân trí

    Nho, mận, lựu Trung Quốc và giá đỗ đều có độc




    [​IMG]
    Tới 40% mẫu giá đỗ tại Hà Nội có chứa các vi sinh vật gây bệnh; tiếp tục phát hiện nho, lựu, mận của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép…
    Đây là những thông tin được đưa ra cuộc họp về kiểm soát an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT, ngày 17-9.
    Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng BVTV cho biết, cơ quan kiểm dịch thực vật đã lấy 50 mẫu giá đỗ ở các chợ tại Hà Nội để kiểm tra tính ATTP. Theo đó, các mẫu giá đỗ, rau mầm tại Hà Nội có phát hiện thấy việc sử dụng hóa chất, nhưng là chất điều hòa sinh trưởng, liều lượng thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
    Kiểm tra về chỉ tiêu Arsen đều không có hoặc có tỷ lệ rất thấp, dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, điều đáng ngại là chỉ tiêu vi sinh vật, khi có tới 40% số mẫu giá đỗ có chứa E.Coli, Salmonella hoặc Listeria, hoặc cả ba vi sinh vật trên, và đều vượt cao hơn mức cho phép với tiêu chuẩn của rau ăn sống.
    Theo lãnh đạo Cục BVTV, nếu nấu chín sẽ tiêu diệt được vi sinh vật trên, và các nước đều khuyến cáo không nên ăn sống với rau mầm và giá đỗ. Nếu rửa nước muối, thuốc tím, hoặc dùng ôzôn chỉ hạn chế được vi sinh vật.
    Đối với vi sinh vật, khi có điều kiện thì chúng nhân lên rất nhanh. Bà con cũng không nên hoang mang, có thể hạn chế bằng nấu chín, hạn chế ăn sống”.
    Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, rau mầm và giá đỗ dùng ăn sống khá phổ biến ở nước ta. Ông Phát yêu cầu Cục BVTV, phối hợp xây dựng và ban hành quy chuẩn quy định trong sản xuất rau mầm, giá đỗ trong tháng tới.
    Lại tìm thấy chất độc hại trên nho Trung Quốc
    Theo Cục BVTV, kết quả kiểm tra ATTP từ 10-8 đến 10-9 mới đây đối với các lô hàng rau, củ quả nhập từ Trung Quốc, phát hiện 4 mẫu nhiễm có dư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép.
    Trong đó, có 1 mẫu quả mận tươi (nhập qua Lạng Sơn) có chất Carbendazim; tại cửa khẩu Lào Cai, phát hiện hai mẫu nho tươi nhập khẩu có dư lượng difenoconzole và một mẫu quả lựu có tubeconazole và carbendazim vượt mức tối đa cho phép.
    Sau khi có thông tin trên, cơ quan kiểm dịch thực vật đã thông báo cho phía Trung Quốc, đồng thời tăng tần suất kiểm tra với nho tươi, khoai tây, lựu và một số mặt hàng có nguồn gốc thực vật, trong đó có nguồn hàng nho nâng tần suất lên 100%.
    “Các chủ hàng phía Trung Quốc khi biết nâng tần suất kiểm tra, đã có động thái đổi nguồn lấy hàng, nhập chỗ khác, hoặc dừng xuất khẩu. Lãnh đạo Cục BVTV nói.
    Hiện hệ thống phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm của Cục BVTV có thể phân tích được hơn 300 hoạt chất. Việc kiểm tra rau quả nhập vào Việt Nam là thường xuyên, liên tục, và bình đẳng giữa các nước.
    Theo Cục BVTV hơn một tháng qua, xảy ra hai sự cố liên quan đến mất ATTP từ hàng có nguồn gốc thực vật trên thế giới. Tại Mỹ, do nhập xoài từ Mehico, có nhiễm Salmonella, làm cho hàng trăm người nhập viện.
    Còn tại ở Nhật, cải thảo muối do nước này sản xuất cũng có vi khẩu E.coli làm cho 7 người tử vong, hàng trăm người nhập viện. Cục BVTV đã kiểm tra, rà soát, tuy nhiên, hiện Việt Nam không nhập các sản phẩm trên từ hai nước này, nên người tiêu dùng có thể yên tâm.

    Theo Phạm Anh
    Tiền Phong
  2. tung1979

    tung1979 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2012
    Đã được thích:
    0
    Trái cây vn bây giờ ăn còn nhiều thuốc hơn cả tàu ấy chứ.
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120927/buong-long-quan-ly-rau-qua-trung-quoc.aspx

    Buông lỏng quản lý rau quả Trung Quốc

    28/09/2012 3:30

    Mỗi ngày có khoảng 500 tấn rau, củ, quả Trung Quốc được đưa về tiêu thụ tại TP.HCM, chiếm số lượng lớn trên thị trường nội địa, nhưng đáng sợ là nguồn hàng liên tục bị phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) này rất ít được kiểm tra chất lượng.



    Hầu như không kiểm


    Sở NN-PTNT TP.HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn giữa TP.HCM và các tỉnh cung cấp rau quả lớn như Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh... Theo đó, quy trình kiểm soát sẽ được thực hiện từ gốc, kiểm soát được khoảng 80% chất lượng ATVSTP đối với mặt hàng rau củ quả nội địa. Tuy nhiên đối với sản phẩm ngoại nhập thì TP vẫn chỉ dựa vào cơ quan chức năng kiểm soát từ cửa khẩu.


    Đại diện chợ đầu mối Bình Điền cho biết, trung bình tổng lượng hàng rau củ, trái cây về chợ khoảng 950 tấn/đêm, trong đó hàng Trung Quốc chiếm từ 10 - 15% (khoảng 95 - 150 tấn).
    Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, trong 1.450 tấn rau củ thì hàng Trung Quốc chiếm khoảng 280 tấn... Như vậy, ước tính lượng rau củ, trái cây Trung Quốc về hai chợ đầu mối này lên đến từ 475 - 525 tấn/đêm (chưa kể lượng trái cây, rau củ Trung Quốc nhập lậu đưa về TP.HCM). Số lượng lớn vậy nhưng khâu kiểm tra giám sát chất lượng mặt hàng này hầu như chỉ làm qua loa chiếu lệ.
    Ông Ngô Tiến Dũng - Phó phòng Quản lý chất lượng ATVSTP và môi trường chợ đầu mối Bình Điền - cho biết: “Thông thường mỗi đêm cơ quan chức năng lấy từ 10 - 35 mẫu, trong đó có 7 - 8 mẫu rau củ, trái cây ngoại nhập để kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc trừ sâu. Đây là hoạt động kiểm tra dư lượng nhanh ban đầu. Chợ chỉ là đơn vị phối hợp, Chi cục BVTV TP chịu trách nhiệm chính. Bình quân có khoảng 1% trên tổng số 30 mẫu bị phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép. Một số thương nhân kinh doanh hàng rau củ quả có mẫu bị phát hiện dư lượng thuốc BVTV bị nhắc nhở, xử phạt cảnh cáo, trường hợp vi phạm nặng thì tịch thu lô hàng có vấn đề”.
    Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - nhận xét: “Hiện nay, Ban Quản lý chợ cũng chỉ lấy mẫu kiểm định dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trên hàng nội, còn hàng Trung Quốc chưa thực hiện lấy mẫu kiểm định, chỉ kiểm tra về mặt giấy tờ, hóa đơn chứng từ. Việc Chi cục BVTV TP.HCM có xuống chợ lấy mẫu kiểm định hay không thì tôi không thấy. Mỗi đêm chúng tôi phối hợp với cơ quan ATVSTP kiểm tra vài chục mẫu rau củ, trái cây nhưng kiểm hàng Việt còn chưa hết, lấy đâu ra thuốc để kiểm hàng nhập, trong khi hàng nhập khẩu đã được hải quan cửa khẩu cho qua”.
    Không phát hiện được vì thiếu phương tiện ?


    Chưa làm hết trách nhiệm
    Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP - Bộ Y tế, cho rằng việc dư luận phản ánh các cơ quan quản lý chưa làm hết trách nhiệm trong quản lý chất lượng thực phẩm nhập khẩu là có cơ sở. Chẳng hạn, vụ phát hiện nho chứa hàm lượng thuốc BVTV quá cao, nếu có trách nhiệm hơn, các cơ quan chức năng phải truy đến cùng: đơn vị nào nhập, đơn vị nào phía Trung Quốc bán, liên hệ với cơ quan quản lý thực phẩm của Trung Quốc... “Hệ thống quản lý ATVSTP chưa đủ mạnh về khả năng, trình độ, nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật; chưa làm hết trách nhiệm đã góp phần làm cho việc kiểm soát ATVSTP lâu nay chỉ là cưỡi ngựa xem hoa” - ông Đáng bức xúc.


    Nói về công tác kiểm nghiệm dư lượng độc hại, một cán bộ Cục BVTV (xin giấu tên) nhìn nhận: “Hiện chỉ có thể kiểm tra dư lượng hóa chất trên rau quả có vượt ngưỡng cho phép hay không và việc kiểm tra này cũng đòi hỏi nhiều thời gian. Còn biết chính xác đó là chất gì, độc hại đến mức nào thì gần như không thể vì không có thông tin về nguồn gốc của loại thuốc mà nông dân Trung Quốc sử dụng, cơ quan y tế đã nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra nhưng hầu như không phát hiện được gì vì không đủ phương tiện để truy tìm tận gốc những loại hóa chất đó”.
    Ông Nguyễn Văn Đức Tiến - Chi cục trưởng Chi cục BVTV TP.HCM - cho biết: “Mỗi tháng, các tổ kiểm tra thường xuyên tiến hành lấy 150-200 mẫu để phân tích nhanh (có kết quả sau 2 giờ). Nếu phát hiện có lân hữu cơ và carbonat, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích kỹ hơn tại phòng thí nghiệm xem mức độ dư lượng có vượt mức giới hạn cho phép hay không. Thời gian gần đây, kết quả kiểm nghiệm lấy mẫu rau, củ, quả tại chợ đầu mối cho thấy hơn 90% số mẫu kiểm tra có chỉ số thuốc trừ sâu dưới ngưỡng quy định nên người tiêu dùng có thể tạm yên tâm. Trong số các mẫu kiểm tra lấy tại chợ hằng tháng, tỷ lệ mẫu kiểm tra hàng nông sản Trung Quốc chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là nhân lực bố trí làm công việc này còn quá mỏng, chi phí xét nghiệm cao, nhất là để có kết quả xét nghiệm chính xác các mẫu thực phẩm phải mất từ 10-15 ngày. Trong thời gian này thì lô hàng nhập khẩu đã được tiêu thụ đến tận nơi nào rồi”.
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - kiến nghị: “Mặt hàng rau củ, trái cây Trung Quốc trên thị trường Việt Nam khá phổ biến, cơ quan chức năng gần đây cũng đã phát hiện một số mẫu có lượng tồn dư hóa chất BVTV vượt mức cho phép nhiều lần, đây là vấn đề lớn. Tuy nhiên cơ quan chức năng thường tổ chức kiểm tra theo phản ảnh của dư luận chứ chưa chủ động giám sát chất lượng đến nơi đến chốn. Ví dụ như khi báo chí lên tiếng về chất lượng giá đỗ hay táo đỏ Trung Quốc thì cơ quan chức năng mới tiến hành kiểm tra. Vấn đề là cơ quan quản lý nhà nước nên có biện pháp siết chặt hàng ngoại nhập, riêng hàng Trung Quốc có nguy cơ nhiễm độc cao như táo, lựu, lê... có thể kiểm tra lên đến 50%, thậm chí 100% ngay tại gốc”.
    Quang Thuần - Hoàng Việt

Chia sẻ trang này