Trái phiếu Vietcombank: Thất bại khi niêm yết?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietfonevn, 03/08/2006.

2664 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 02:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1243 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Trái phiếu Vietcombank: Thất bại khi niêm yết?

    Trái phiếu Vietcombank: Thất bại khi niêm yết?


    Ba phiên giao dịch tập trung tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM thời gian gần đây đã cho thấy sự thất bại của việc đưa trái phiếu Vietcombank lên niêm yết.

    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang giảm mạnh như hiện nay, giao dịch của trái phiếu Vietcombank đương nhiên bị ảnh hưởng ít nhiều. Song dưới góc độ thị trường, giá giao dịch trên sàn của trái phiếu Vietcombank đã được xác định lại một cách chính xác và thực chất hơn.


    Các nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến giá trên thị trường.

    Chuyện của nhà đầu tư

    Tháng 3/2006, đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán lên cơn sốt, bà Tiến cùng với hai người bạn đã chung tiền mua trái phiếu Vietcombank với số tiền trên 4 tỉ đồng mệnh giá với giá 130.000 đồng/trái phiếu.

    Hơn một tháng sau, thị trường vẫn tăng mạnh cả trên chính thức và không chính thức, giá trái phiếu cũng tăng theo. Trong khi hai người bạn nhanh tay bán đi với giá 185.000 đồng và 182.000 đồng, thì riêng bà Tiến lại quyết định giữ với kỳ vọng khi lên sàn giá sẽ tăng cao hơn.

    Nhưng khi trái phiếu đã lên sàn, không những giá không tăng mà việc bán đi cũng khó do không có người mua.

    Đua nhau bán

    Điều nhận thấy rất rõ qua những giao dịch của trái phiếu Vietcombank là lượng chào bán trái phiếu này luôn cao hơn lượng chào mua.

    Tại phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7, lượng chào bán lên tới 80.000 trái phiếu, trong khi chào mua chỉ 7.000 trái phiếu.

    Sự chênh lệch khá lớn giữa giá đặt mua (chủ yếu từ mức giá 102.000 đồng/cổ phiếu -130.000 đồng/trái phiếu) và giá chào bán (chủ yếu từ mức giá 140.000 đồng/cổ phiếu -172.000 đồng/trái phiếu), khiến cho lượng giao dịch thành công chỉ đạt 4.000 trái phiếu, trong đó: 2.000 trái phiếu giá 140.000 đồng/trái phiếu và 2.000 trái phiếu giá 165.000 đồng/trái phiếu.

    Tuy nhiên, sang đến các phiên giao dịch sau, mức giá giao dịch của trái phiếu này đã giảm xuống bằng đúng mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.

    Tại phiên giao dịch thứ hai (ngày 31/7), số lượng giao dịch thành công tăng lên là 3 giao dịch với tổng khối lượng 5.000 trái phiếu, song mức giá chuyển nhượng thành công là 100.000 đồng/trái phiếu (3.000 trái phiếu), 140.000 đồng/trái phiếu (1.500 trái phiếu) và 160.000 đồng/trái phiếu (500 trái phiếu).

    Tại phiên giao dịch ngày 1/8, khối lượng giao dịch giảm xuống chỉ còn 1.800 trái phiếu với mức giá 130.000 đồng/trái phiếu.

    Bất lợi vì... ?ocuốn theo chiều gió?

    Việc lên sàn của trái phiếu Vietcombank có ý nghĩa lớn là làm tăng tính thuận lợi, an toàn và minh bạch trong giao dịch trái phiếu. Nhưng giá như trái phiếu Vietcombank chưa lên sàn, giá sẽ còn giữ được ở mức gấp 1,6 đến 1,7 lần so với mệnh giá.

    Khác với các trái phiếu hiện đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, trái phiếu Vietcombank chỉ được phép bán lại cho các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam.

    Với ước tính khoảng 60.000 tài khoản giao dịch, trong đó đại đa số là người đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất mỏng và dễ bị tổn thương trước những cú sốc.

    Những người đầu tư mới tham gia vào thị trường là những người tạo nên cơn sốt, nhưng phần lớn họ không có mục tiêu hay chiến lược đầu tư cụ thể, họ chỉ ?ocuốn theo chiều gió?. Trái lại, người đầu tư nước ngoài với mục tiêu và chiến lược đầu tư cụ thể là nhân tố ổn định cho thị trường.

    Theo giới quan sát, sự thiếu hụt về cầu từ phía các nhà đầu tư nước ngoài càng tạo thêm bất lợi cho trái phiếu Vietcombank. Hiện nay, cầu đối với trái phiếu này được quyết định bởi các tổ chức và cá nhân đầu tư trong nước.

    Tuy nhiên, các tổ chức đầu tư có nhu cầu mua một khối lượng lớn trái phiếu để trở thành cổ đông của Vietcombank khi ngân hàng tiến hành cổ phần hoá, một phần đã mua qua đấu thầu vào tháng 12/2005, một số khác mua qua thị trường chứng khoán lại chỉ muốn mua với giá không quá 15% so với mệnh giá.

    Còn các nhà đầu tư cá nhân, đã mua với giá cao trên thị trường tự do nay chỉ mong bán để thu vốn hoặc chờ giá thấp mới mua vào.

    Cuối tháng 7, vòng xoáy giảm giá tiếp tục diễn ra trong bối cảnh hàng triệu cổ phiếu niêm yết mới và bổ sung tiếp tục lên sàn, trong khi sức cầu chưa có dấu hiệu cải thiện, nếu không muốn nói là tiếp tục suy giảm, do một bộ phận người đầu tư tiếp tục rời khỏi thị trường. Chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài coi đây là cơ hội để bổ sung danh mục của mình.

    Hơn 1.300 tỉ đồng giá trị trái phiếu Vietcombank tiếp tục ?obơm? vào càng thêm bất lợi cho thị trường. Việc niêm yết vào lúc này của trái phiếu Vietcombank không thuận cho cả ngân hàng và thị trường.

    Theo Lao Động
  2. allstock

    allstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Báo chí đưa cả tuần rồi pác ạ, may là nó không tính vào VNI nên chỉ OTC ảnh hưởng thôi.
  3. tinhngo_123

    tinhngo_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Đó là chuyện ganh ăn tức uống chọc ngóay chứ chuyện gì.

    Tớ chưa nói tới những quyền lợi của nó, chỉ cần lãi suất 6%/năm là đủ biết những cái giá 90.000, 100.000 là làm giá rồi.

    Mới đọc thêm thông tin báo Người Lao Động, là cũng biết bài viết này cũng theo ý đó. Các pác thấy các trái chủ TPVCB, qua mấy ngày bị hù dọa, chọc ngóay, có ai bán tống bán tháo không? Bởi vì họ đã hiểu được, và có kinh nghiệm rồi.
  4. Hoang_Hung

    Hoang_Hung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có ai làm giá, toàn nhân viên VCB đổ ra bán. Ngày mai lên sàn mà mua, chào bán nhan nhản !
  5. tinhngo_123

    tinhngo_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Lại một chú vịt cồ nữa !!!

    Có người bán nhưng "....chênh lệch giá bán với giá mua lên tới 50.000 đồng." (Theo VNExpress )
  6. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Với 6%/năm, vị chi mỗi năm trái chủ mất đứt 4%, chưa kể tổn thất do tiền bị chôn một chỗ...mất cơ hội mua những cp khác ngon hơn...

    Với tình hình lình xình kiểu này, may ra đến đầu 2008 mới có thể IPO.

    Mua với giá 100 mà giữ đến lúc đó để chuyển đổi theo giá đấu BQ (chắc chắn rồi) kể cũng lỗ nặng. Chưa kể nếu CP không cho phép chuyển đổi song song với IPO thì trái chủ VCB coi như gặp thảm hoạ...

    Mà với vốn ĐL mới 1,5 tỷ USD, để có ROE 30% như các NHCP thường thường khác, VCB cần tới 450 tr.USD lãi/năm, tương đương 7200 tỷ thời giá hiện tại.

    Có bác nào bình tĩnh nghĩ lại xem hiện thời LN của VCB là bao nhiêu???

    Không biết các bác đang giữ TP tăng vốn VCB suy nghĩ gì khi đọc những dòng này ???

    =====================================


    Vietcombank, cổ phần hay quốc doanh?
    15:10'''' 03/08/2006 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Ba bước đầu (tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ xấu, tăng vốn) hiện đã được Ngân hàng Ngoại thương (VCB) làm được. Tuy nhiên, những người trong cuộc còn nhiều ý kiến băn khoăn về tư cách pháp lý của ngân hàng.

    Lộ trình cổ phần hoá (CPH) hoàn toàn một ngân hàng quốc doanh dự kiến theo cách làm của Chính phủ sẽ diễn ra trong 3 năm, với các nhiệm vụ: tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ xấu, tăng vốn (nhà nước cấp bổ sung vốn, phát hành trái phiếu để nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR), cơ cấu lại tổ chức, hoạch định chiến lược phát triển và phát hành cổ phiếu. Đến nay, VCB đã đi được 3 bước đầu.

    Bước đi thứ tư

    Việc trái phiếu VCB lên sàn chứng khoán vào 28/7 này là một tín hiệu tốt cho những nhà đầu tư, bởi dù có hay không sở hữu trái phiếu này họ cũng đã mỏi mệt vì ngóng trông một cơ hội làm ăn với ngân hàng. Tuy nhiên, những thông tin trái chiều và sự chưa rõ ràng về lộ trình CPH khiến tình hình giao dịch trái phiếu VCB trên sàn chứng khoán đang buồn tẻ.

    Theo công bố của ngân hàng, thời gian tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của VCB sẽ do Chính phủ quyết định và dự kiến sớm nhất là 30/3/2007. Giá bình quân gia quyền (bình quân của các mức giá giao dịch trong phiên) của phiên IPO nhiều khả năng sẽ được dùng làm tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu sang cổ phần. Và số lượng cổ phiếu dành cho trái chủ thực hiện chuyển đổi sẽ tách biệt với số lượng cổ phiếu đưa ra đấu giá lần đầu. Theo tính toán của ngân hàng này, đợt phát hành có đủ cổ phiếu để trái chủ thực hiện chuyển đổi.

    Trường hợp không đủ, họ sẽ trình Chính phủ cho phát hành với khối lượng lớn hơn hoặc thực hiện ngay một đợt phát hành mới để đáp ứng được số lượng cổ phiếu chuyển đổi.

    Về số lượng cổ phiếu được IPO, VCB sẽ giữ nguyên vốn hiện có theo giá trị xác định lại, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn và việc bán cổ phần theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn. Theo dự kiến của ngân hàng này, mức vốn điều lệ của VCB vào thời điểm CPH dự kiến không thấp hơn 1,5 tỷ USD, xấp xỉ 24.000 tỷ đồng và 10% vốn điều lệ sẽ tương ứng với 2.400 tỷ, lớn hơn rất nhiều tổng mệnh giá trái phiếu tăng vốn (1.374,6055 tỷ). Và theo mệnh giá cổ phiếu, VCB sẽ có đủ khối lượng cổ phiếu phát hành cho các trái chủ để thực hiện quyền chuyển đổi.

    Tuy nhiên, trong thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố ngày 31/7, trái phiếu tăng vốn của Vietcombank thực chất không phải là trái phiếu chuyển đổi, mà chỉ là trái phiếu tăng vốn có kèm theo quyền được mua cổ phiếu phổ thông của ngân hàng theo giá thị trường tại thời điểm CPH.

    Cơ quan này khẳng định: ?oChính phủ mới là cấp có thẩm quyền quyết định cuối cùng về mức vốn điều lệ cũng như số lượng cổ phiếu mà Vietcombank được phép phát hành lần đầu ra công chúng và dành cho trái chủ được thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu?.

    Trong lộ trình CPH ngân hàng quốc doanh theo mô hình của Trung Quốc và dự kiến theo cách làm của Chính phủ Việt Nam, VCB đã làm được 3 bước đầu. Việc cơ cấu tổ chức hiện đang làm từng bước nhưng chỉ trong khả năng cho phép. Chiến lược phát triển cũng dần định hình rõ nét với mục tiêu là trở thành một trong 70 tập đoàn tài chính hàng đầu châu Á. Và việc phát hành cổ phiếu hiện còn chờ tư vấn nước ngoài. VCB hiện chưa đặt bút ký hợp đồng tư vấn CPH, nhưng tổ chức tài chính hàng đầu của Thuỵ Sĩ UBS (Union de Banques Suisses) hiện cũng là ứng cử viên nặng ký nhất để bước chân vào bên B trong bản hợp đồng tư vấn cổ phần hoá VCB.

    Theo ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng của NHNN - với đặc điểm thị trường tài chính hiện nay, công chúng đông đảo và khả năng tài chính dồi dào cũng như so với thị trường chung, rủi ro về phía cầu của VCB gần như không có. Chỉ còn về phía cung, tức chính phía VCB trong quá trình CPH mà thực chất sẽ phải thay đổi hoàn toàn bản chất và cấu trúc Ngân hàng.

    Những rủi ro này bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng, rủi ro luật pháp, rủi ro hoạt động liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy trình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh.

    Những trái chủ của VCB cũng có thể chịu rủi ro về mức giá chuyển đổi. Mức giá chuyển đổi được xác định dựa trên kết quả bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng và mức giá hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu tại thời điểm bán đấu giá. Mặt khác, phương thức lựa chọn mức giá trúng thầu khi đấu giá lần đầu ra công chúng cũng ảnh hưởng tới mức giá chuyển đổi. Giá chuyển đổi càng cao thì hệ số chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu càng thấp.

    VCB cần thông lệ quốc tế

    Một băn khoăn lớn của người trong cuộc mà có thể ảnh hưởng lớn tới VCB cũng như lợi ích các cổ đông hậu CPH, đó là tư cách pháp lý của ngân hàng.

    Hiện, có hai trường quan điểm. Thứ nhất cho rằng nên làm như Trung Quốc, tức quy định ngân hàng quốc doanh sau cổ phần hoá sẽ hoạt động như một ngân hàng cổ phần. Bởi CPH có nghĩa là bản chất sở hữu thay đổi, tức cơ cấu quản lý điều hành phải thay đổi tương ứng để đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên. Công tác quản lý cần độc lập hơn, bớt bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý của các Bộ ngành. CPH cũng là cách tốt nhất để đảm bảo sự an toàn và lợi ích của các cổ đông của ngân hàng.




    Những thông tin trái chiều và sự chưa rõ ràng về lộ trình CPH khiến tình hình giao dịch trái phiếu VCB trên sàn chứng khoán đang buồn tẻ. Ảnh H.P.

    Trong khi đó, phía còn lại cho rằng, trước mắt tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong Ngân hàng này vẫn là 70%, sau đó dù có hạ thấp dần nhưng tỷ lệ sở hữu Nhà nước vẫn không thấp hơn 51%. Vì vậy, VCB cần tiếp tục duy trì hoạt động và nguyên tắc quản lý điều hành như một Ngân hàng quốc doanh. Những người hướng theo quan điểm này ủng hộ tư tưởng thận trọng và thận trọng bởi họ cho rằng VCB là trường hợp thí điểm, chưa từng có tại Việt Nam. Nếu điều này xảy ra, đồng nghĩa với việc VCB thay áo, nhưng lại mặc lại một chiếc áo cũ khác.

    Trong khi đó, khung pháp lý hiện nay chưa thể tạo điều kiện cho cả hai phương án này được diễn ra trơn tru. Thời gian qua, việc cổ phần hoá VCB đã chậm trễ rất nhiều bởi những thành viên tham gia vào tiến trình này còn nhiều tranh cãi. Phía VCB, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và ngay cả Ban chỉ đạo CPH cũng có những ý kiến riêng và muốn xoay VCB theo hướng của mình. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho VCB dường như không mấy rõ ràng.

    Tại Hội thảo ?oXúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam?, ông Bradley C. Lalonde - Giám đốc Điều hành Vietnam Partners LLC - đã cho rằng, để tránh các cuộc khủng hoảng ở ngân hàng Việt Nam, cần xem xét chấm dứt áp dụng các thông lệ điều tiết hiện tại. Một số hoạt động giám sát ngân hàng hiện nay có thể phản tác dụng.

    Trò chuyện với phóng viên, các chuyên gia trong ngành cho rằng, với VCB cũng như các ngân hàng quốc doanh sẽ cổ phần hoá, sẽ không có sự thiếu nguồn vốn tài chính để đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam, hoặc nguồn vốn ở đây tại Việt Nam hoặc từ nước ngoài. Nhưng những người trong cuộc thay vì tiếp tục tranh cãi vì lợi ích của bên A hay bên B, mà hãy cùng nhìn lại chất lượng không chỉ VCB.

    Hầu hết các ngân hàng thương mại, trong đó có VCB, hiện đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần; khả năng thanh toán bình quân của các tổ chức tín dụng mới đạt xấp xỉ 60%. Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có của các tổ chức tín dụng hiện chỉ là 6% so với mức 13-15% của các ngân hàng thương mại ở các nước trong khu vực?

    Và theo ông Bradley C. Lalonde, sự thiếu thốn lớn nhất ngày nay là sự thiếu kinh nghiệm, và thiếu những nhân viên được đào tạo và có đủ tiêu chuẩn cần thiết để điều hành một tổ chức tài chính hiện đại theo phương thức để có thể cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng với các tổ chức tài chính quốc tế.

    Với một số người điều hành, hiện VCB vẫn là ?otổ chức tài chính đặc biệt? và ít nhiều đều muốn lôi kéo theo ý mình. Nhưng về bản chất, VCB hay bất kỳ ngân hàng nào cũng chỉ là một DN. Mà với một DN khi đã CPH, điều quan trọng nhất là có điều kiện tốt để làm ăn, đem lại lợi ích cho các cổ đông, quốc gia và cộng đồng kinh doanh mà thôi.

    Trước mắt, theo ông Vũ Viết Ngoạn, muốn cổ phần hoá VCB nhanh phải áp dụng thông lệ quốc tế chứ không chỉ theo Nghị định 187 và Thông tư 126 của Chính phủ và NHNN. Việc nhanh chóng lựa chọn ra tổ chức tư vấn quốc tế phù hợp với VCB và giúp ngân hàng này hài hoà giữa các quy định trong nước và thông lệ quốc tế quả là cần thiết, bởi hầu hết các tổ chức này khi chào tư vấn đã có phương án định giá VCB dự kiến.

    Quá trình hoàn tất các thủ tục tư vấn ngay sau hợp đồng tư vấn sẽ không mất thêm nhiều thời gian với quá trình cổ phần hoá VCB vốn đã quá chậm chạp. Bởi, việc chậm trễ dù một ngày cũng kéo theo các thiệt hại về tiền bạc, công sức, niềm tin và cơ hội phát triển với không chỉ VCB.

    Hồng Phúc - Phan Anh
    Vietnamnet

    ===========================



    Được vn_xmen sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 04/08/2006

Chia sẻ trang này