Trang Vneconomy đang giao lưu các bác qua??n lý nha?? nước vê?? biến động la?fi suất va?? ti?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trieuphudo, 03/12/2009.

6845 người đang online, trong đó có 1247 thành viên. 11:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 276 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. trieuphudo

    trieuphudo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Trang Vneconomy đang giao lưu các bác qua?n lý nha? nước vê? biến động lafi suất va? ti? giá

    Hung Dai - Nam 28 tuổi - Nhà đầu tư:
    Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lãi suất cơ bản sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế trong nước. Vậy theo các chuyên gia thì việc tăng lãi suất ảnh hưởng xấu - tốt như thế nào đến kinh tế quốc gia trung và dài hạn?

    Ông Lê Xuân Nghĩa:
    Chào bạn, tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Kinh tế phục hồi thì tất yếu lãi suất tăng lên, nhu cầu đầu tư tăng lên mà nguồn vốn hữu hạn nên lãi suất tăng là đương nhiên.

    Nhưng nếu tăng cao quá thì sẽ hạn chế đầu tư của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.

    Chính phủ đang chủ trương điều chỉnh lãi suất theo đà phục hồi kinh tế từ từ, không gây sốc cho doanh nghiệp.

    Để lãi suất ổn định thì lạm phát phải ổn định. Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang chịu mức lãi suất cao, có lúc lên tới 21%, so với nhiều nước chỉ 3 - 6%.

    Vì vậy mục tiêu lâu dài của Chính phủ là duy trì lãi suất hợp lý và tương đối ổn định để đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp.


    Nguyen Phu Thien - Nam 33 tuổi - Kế toán:
    Tôi đọc trên VnEconomy thấy có thông tin 8 ngân hàng lớn cam kết bán đủ ngoại tệ và kịp thời cho cá nhân và doanh nghiệp. Xin hỏi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng, tại sao đến bây giờ mới có cam kết đó, tại sao chỉ có 8 ngân hàng mà không phải là tất cả?

    Ông Lý Xuân Hải:

    Câu hỏi này xin dành cho Ngân hàng Nhà nước. Đứng về phía ngân hàng, ACB chúng tôi sẽ cố gắng tự cân đối ngoại tệ, phần thiếu hụt sẽ đề nghị Ngân hàng Nhà nước để xin hỗ trợ.

    Lê Thanh Tâm - Nam 36 tuổi - Kiểm toán:
    Tôi thấy thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước có phản ứng khá nhanh và tích cực trong việc phản ứng với các tin đồn, giúp nhà đầu tư như chúng tôi hạn chế được rủi ro. Nhưng dù sao thì khi tin đồn xuất hiện và có thể đã gây tác động mới có phản ứng, phản ứng của cơ quan nhà nước phải đi sau. Vậy thì có cách nào để trấn áp thật mạnh, phát hiện và xử lý thật nghiêm những trường hợp tung tin đồn thất thiệt như thế để bảo vệ thị trường và nhà đầu tư? Tôi mong Ngân hàng Nhà nước sớm hợp tác chặt chẽ với cơ quan ******* để xử lý mạnh những trường hợp đó. Xin cảm ơn các diễn giả và chúc sức khỏe.

    Ông Nguyễn Ngọc Bảo:

    Trước hết, Ngân hàng Nhà nước vào đầu năm hoặc những thời điểm như cuối quý thường công bố các chính sách của Chính phủ và NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. Thường thì những chính sách đó ổn định và NHNN vẫn cố gắng thực hiện theo các chính sách đã công bố để tạo lòng tin đối với công chúng và doanh nghiệp.

    Thứ hai, NHNN có mở các trang web trên mạng điện tử và thiết lập các đường dây nóng để tạo điều kiện cho người dân có thắc mắc thì có thể liên hệ trực tiếp.


    Về phía doanh nghiệp và người dân, theo tôi, nên có niềm tin đối với Chính phủ và NHNN, ủng hộ và cùng thực hiện các chính sách đó. Đồng thời, khi có tin đồn bất thường, có thể liên hệ qua đường dây nóng, hoặc liên hệ với NHNN tại các tỉnh và thành phố để thông tin về vấn đề đó và nhận câu trả lời chính xác về chủ trương và chính sách.

    Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, người dân và doanh nghiệp cũng nên thực hiện theo các chính sách của cơ quan chức năng và NHNN.


    Nếu vậy, các tin đồn sẽ không còn chỗ đứng. Trong trường hợp xảy ra tin đồn, người dân và doanh nghiệp nên tìm đến các phương tiện thông tin đại chúng để theo dõi phản hồi của NHNN trước tin đồn đó.


    Tôi cũng đề nghị các doanh nhân nên tiếp cận với các kiến thức về tài chính, tiền tệ và ngân hàng để chia sẻ về mặt nhận thức, kiến thức và hành động trong việc thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

    Ly Phuoc An - Nam 41 tuổi - Quan ly:
    Lãi suất năm 2010 có khả năng tái diễn đà tăng như năm 2008 không thưa ông?

    Ông Lê Xuân Nghĩa:
    Chào bạn, theo tôi thì không có khả năng đó. Vì, lạm phát của Việt Nam năm 2009 chỉ khoảng 6%. Năm tới có thể cao nhất chỉ 8%.

    Trên thực tế mặc dù tín dụng tăng khá cao (11 tháng là 36%) nhưng đây không phải là yếu tố trực tiếp tạo ra lạm phát. Mà yếu tố trực tiếp là cung ứng tiền tệ. Tỷ lệ này năm 2009 được duy trì ở mức 25%, là mức khá hợp lý, thấp hơn nhiều so với 2007 là 36%, chỉ cao hơn chút ít so với năm 2008 là năm thắt chặt tiền tệ.

    Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới cũng dự báo mặt bằng giá thế giới năm 2010 chỉ tăng 1,5% so với năm 2009. Nhóm hàng dự báo có tăng giá chút ít là lương thực thực phẩm. Nhìn từ hai phía, lạm phát cầu kéo do cung tiền hoặc lạm phát chi phí đẩy do giá thế giới đều thấp. Đó là sự khác biệt so với năm 2008.

    Mặc dù nhiều chuyên gia cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ lạm phát nhưng chúng ta phải thấy rằng để phục hồi hoàn toàn nền kinh tế thì thế giới phải mất ít nhất 3 - 4 năm. Trong khoảng thời gian đó, giá cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khó có thể có đột biến.

    Cũng cần phải lưu ý, cho đến nay giá dầu mỏ tăng lên chủ yếu là do đồng Đô la mất giá. Ảnh hưởng của phục hồi kinh tế toàn cầu vào giá dầu mỏ rất ít. Tôi cho rằng giá dầu mỏ vẫn biến động nhẹ trong năm 2010.
  2. trieuphudo

    trieuphudo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đặng Văn Hiện - Nam 58 tuổi - Công chức:
    Đối với doanh nghiệp FDI, điều mà chúng tôi quan tâm nhất là lãi suất và tỷ giá. Nhìn chung, các phương án kinh doanh hàng năm của chúng tôi đều phải tính toán tới rất nhiều nhân tố, trong đó then chốt nhất là sự ổn định của nền kinh tế. Trong ổn định kinh tế, ổn định trong tỷ giá và lãi suất là vô cùng quan trọng. Trong gần 2 năm qua, sự biến động về lãi suất theo hướng VNĐ mất giá, khó mua đô la Mỹ tại các ngân hàng thương mại,.... đã trở thành những trở ngại nghiêm trọng cho việc hình thành các kế hoạch mở rộng kinh doanh hoặc tham gia đầu tư vào các dự án mới. Tôi muốn xin ý kiến của các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách VN rằng, trong năm 2010 sắp tới, sự ổn định của thị trường ngoại tệ (tỷ giá và nguồn cung), và lãi suất tín dụng sẽ được dự báo ra sao?

    Ông Nguyễn Ngọc Bảo:

    Năm 2010, Quốc hội và Chính phủ có chủ trương và mục tiêu là phục hồi tăng trưởng kinh tế, GDP tăng 6,5%, kiềm chế lạm phát ở mức dưới 7%, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, dự báo kinh tế thế giới năm tới sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi và cả những thách thức khó lường tác động tới kinh tế Việt Nam.

    Bởi vậy, năm 2010, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế, xã hội.


    Trong đó, về lãi suất và tỷ giá sẽ được điều hành theo hướng tương đối ổn định và hài hòa với các cân đối kinh tế, nguồn lực kinh tế và các mục tiêu được đặt ra.

    Việc điều hành lãi suất sẽ được cân bằng về mặt lợi ích giữa người gửi tiền, người cho vay và ngân hàng thương mại, sao cho các ngân hàng thương mại sẽ huy động được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế cũng như từ nước ngoài để mở rộng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả.

    Về tỷ giá, sẽ được điều hành biến động một cách hợp lý để phù hợp với diễn biến của lạm phát, cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, thu hút đầu tư nước ngoài, và không tác động xấu tới lạm phát.


    Phạm Tuấn Anh - Nam 27 tuổi - Chứng khoán:
    Gửi Ban lãnh đạo ACB và EIB: "2 thông tin tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% của Ngân hàng Nhà nước và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng hạn vào 31/12/09 của Chính phủ". Xét trong ngắn và trung dài hạn, ngành ngân hàng sẽ được lợi hay bất lợi gì từ 2 thông tin trên?

    Ông Trương Văn Phước:

    Việc chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào 31/12/2009 nằm trong kế hoạch đã định sẵn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đương nhiên hỗ trợ lãi suất chỉ nên tồn tại trong một giai đoạn đủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, vượt qua khó khăn, cùng cả nền kinh tế ngăn chặn sự suy giảm.

    Các ngân hàng thương mại vừa qua đã thực hiện tốt vai trò đưa sự hỗ trợ này đến với các cá nhân, doanh nghiệp thuộc diện đối tượng được thụ hưởng. Các cá nhân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn thì ngân hàng thương mại cũng nhờ đó mà vượt qua khó khăn của chính mình, vì thực ra vốn tín dụng ngân hàng cho cá nhân và doanh nghiệp vẫn là nguồn vốn chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Họ vay vốn ngân hàng mà gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì ngân hàng cũng khó khăn theo.

    Việc tăng lãi suất cơ bản đầu tháng 12 vừa qua cũng thể hiện các yêu cầu của thị trường. Huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế vẫn còn thấp hơn mức tăng vốn tín dụng do yêu cầu đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Trong cơ chế lãi suất tín dụng hiện nay thì các ngân hàng thương mại sử dụng lãi suất cơ bản làm nền và thiết lập trần cho vay gấp 1,5 lần lãi suất cơ bản.

    Theo quy luật cung - cầu thì lãi suất với tư cách là một loại giá cũng phải tăng lên khi cầu lớn hơn cung. Các ngân hàng thương mại thiết lập một mặt bằng lãi suất cho vay mới cao hơn thì chắc hẳn cũng xác lập một mặt bằng lãi suất huy động phù hợp. Tuy nhiên, mức chênh lệch lãi suất hiện nay là rất thấp, nếu lãi suất huy động tăng lên thì cũng ít thôi, vì nó đụng chạm đến biên lợi nhuận của ngân hàng.


    Trần Hải Nam - Nam 30 tuổi - Nhân viên tài chính:
    Theo ông Lê Xuân Nghĩa, liệu có tác động ngược (tiêu cực) của việc giảm giá VND so với USD không? Khi mà hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam không cân xứng (xuất khẩu nông sản, dệt may? nhập khẩu xăng dầu, nguyên vật liệu cho sản xuất...). Khi đó VND giảm không tăng được yếu tố cạnh tranh của Việt Nam cũng như không giảm được nhập siêu mà ngược lại làm giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam?

    Ông Lê Xuân Nghĩa:
    Tỷ giá hối đoái là giá cả vĩ mô, nó ảnh hưởng rất sâu rộng đến hệ thống tài chính và kinh tế. Nếu VND giảm giá thì có thể tác động tích cực đến xuất khẩu và đến thâm hụt thương mại, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến nhập khẩu cũng như nợ nước ngoài của quốc gia cũng như của doanh nghiệp.

    Tất nhiên, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu vẫn là mục tiêu quyết định. Bởi vì, nó là nguồn để cân bằng cán cân vãng lai và trả nợ của Việt Nam. Ngoài ra tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng nhất định đến lạm phát.

    Theo tính toán của chúng tôi nếu tỷ giá hối đoái tăng 10% về ngắn hạn sẽ làm cho lạm phát tăng thêm 1,3% và dài hạn thì có thể tăng thêm 7%. Vì vậy Chính phủ đã cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái trong khả năng có thể. Nhưng theo tôi thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường.


    Lê Út - Nữ 29 tuổi - kd:
    Tôi là nhà đầu tư, theo tôi biết hiện nay ACB là cổ phiếu đã hết ?oroom? cho người nước ngoài. Vậy xin hỏi ông Hải, tại sao ACB không làm cách nào đó để hở ?oroom? để tạo hấp dẫn hơn trên sàn niêm yết, như trường hợp của Eximbank? Nhân tiện, xin hỏi ông Phước, vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua vào cổ phiếu EIB nhiều như vậy kể từ ngày niêm yết đến nay? Xin cảm ơn hai ông.

    Ông Trương Văn Phước:

    Có lẽ nhà đầu tư nước ngoàiđã xem xét một cách toàn diện hoạt động của Eximbank từ quy mô vốn chủ sở hữu cho đến tổng tài sản, một quá trình ra đời và phát triển 20 năm cộng với những chiến lược trung và dài hạn, nên có một niềm tin mạnh mẽ vào kết quả kinh doanh, cổ tức trong tương lai.

    Chính điều này có thể giải thích vì sao họ mua cổ phiếu Eximbank nhiều như thế.

    Chu Giang - Nam 30 tuổi - PV:
    Xin hỏi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các diễn giả, tại các ngân hàng thiếu ngoại tệ mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ vẫn không giảm? Thứ hai, xin hỏi, giả sử tỷ lệ dự trữ ngoại tệ các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống hiện là 7% giảm xuống 5%, các kỳ hạn trên 12 tháng từ 5% giảm xuống 3% thị lượng ngoại tệ "dôi? ra của hệ thông sẽ khoảng bao nhiêu, tại ACB và Eximbank sẽ có thêm khoảng bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.

    Ông Lý Xuân Hải:

    Dự trữ bắt buộc chỉ áp dụng với các khoản huy động tiết kiệm và là công cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.

    Ngân hàng huy động bằng ngoại tệ thì phải có nghĩa vụ chi trả người gửi bằng ngoại tệ, nên NH chỉ có thể sử dụng ngoại tệ này cho vay, gửi liên ngân hàng, đầu tư vào các công cụ tài chính như trái phiếu bằng ngoại tệ. Vì thế không thể dùng ngoại tệ huy động để bán cho khách hàng được.

    Nguồn ngoại tệ dư ra khi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 7% xuống 5% (dưới 12 tháng)và từ5% xuống 3% (trên 12 tháng) vào khoảng 25 triệu USD và chỉ có thể dùng để cho vay, đầu tư như đã nói ở trên.

    Trong khi đó, ngoại tệ bán cho doanh nghiệp là nguồn ngoại tệ mà các NH mua được từ khách hàng, thị trường liên ngân hàngvà từ NHNN. Các NH không thể dùng nguồn ngoại tệ "dôi dư" như đã nói ở trên để bán cho khách hàng.
  3. trieuphudo

    trieuphudo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Thắng - Nam 33 tuổi - Kinh doanh:
    Theo các diễn giả, Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không phải cộng thêm 600 - 800 đồng/1USD so với tỷ giá niêm yết chính thức? Liệu có khả năng kết hối, cấm kinh doanh ngoại tệ tại thị trường tự do? Lạm phát sẽ quay trở lại vào năm 2010 là rất lớn?

    Ông Lê Xuân Nghĩa:
    Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.

    Những năm trước đây chúng ta đã làm được cái điều mà tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do chênh lệch không đáng kể. Nhờ lạm phát thấp, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Mỗi năm VND chỉ giảm giá 1%.

    Vài năm gần đây mức chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa hai thị trường ngày càng lớn và kéo dài nhất trong vòng 15 năm qua. Nguyên nhân là do lạm phát cao, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay. Ngoài ra cũng do cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái không lih hoạt và chính sách lãi suất giữa VND và USD chưa hợp lý.

    Ví dụ, lãi suất cho vay VND được tài trợ 4%, trong khi cho vay ngoại tệ không được tài trợ, điều này dẫn đến một số lượng lớn ngoại tệ bị đẩy ra khỏi lưu thông trở thành phương tiện cất trữ, găm giữ chờ tỷ giá lên.

    Do đó, mục tiêu quan trọng nhất là phải kiểm soát được lạm phát và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái. Tôi không tin tưởng vào việc cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do. Vì thị trường chính thức chưa thay thế được nó. Còn kết hối là biện pháp bất đắc dĩ.


    Dũng - Nam 30 tuổi - Kinh doanh:
    Biến động tỷ giá, nhìn bề nổi luôn xuất phát từ thị trường tự do (thị trường chợ đen). Tại sao không thể ngăn chặn thị trường này? Mọi giao dịch cả cá nhân và doanh nghiệp đều phải qua ngân hàng. Khi đó, tỷ giá ngân hàng luôn tốt nhất và nhà nước sẽ kiểm soát được đầy đủ các luồng ngoại tệ, giảm dần việc thanh toán thông qua USD. Có thể khó, nhưng quan trọng là có muốn làm hay không (hay lo ngại va chạm lợi ích của một thiểu số nhỏ để ảnh hưởng lớn cả thị trường)

    Ông Nguyễn Ngọc Bảo:

    Nền kinh tế nước ta còn có nguy cơ về lạm phát và nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trong nhiều năm gần đây chủ yếu dựa vào thặng dư cán cân vốn. Chính vì vậy, nhièu người dân có tài sản bằng tiền thường dự trữ và gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.

    Bên cạnh đó, nguồn ngoại tệ vào Việt Nam đi qua rất nhiều kênh, trong đó có kiều hối (hàng năm từ 6-8 tỷ USD) và các nguồn thu nhập khác bằng tiền mặt là ngoại tệ, một bộ phận được gửi vào ngân hàng, còn lại được lưu thông trên thị trường tự do. Nếu nền kinh tế gặp khó khăn và có những dấu hiệu không ổn định thì lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường tự do tăng lên.

    Cùng với đó là thói quen đã được chấp nhận kéo dài trong nhiều năm qua là người dân có thể thanh toán trực tiếp bằng USD, vàng hoặc ngoại tệ khác trong các hoạt động như mua nhà, phương tiện đi lại, vay nợ?

    Ngoài ra, các hiện tượng buôn lậu qua biên giới diễn ra khá phức tạp và phổ biến, việc chống đầu cơ thương mại cũng như đầu cơ ngoại tệ chưa được thực hiện tốt.

    Như vậy, xét về mặt lợi ích của những người có tài sản bằng tiền và sự quản lý đối với những lĩnh vực này vẫn còn những bất cập. Chính vì vậy, thị trường tự do vẫn tồn tại. Hiện tượng đôla hóa này không chỉ ở riêng Việt Nam, mà ở các nước khác như Nga, Lào, Cambodia, Indonesia, các nước vùng Trung Á? vẫn tồn tại thị trường tự do, chiếm tỷ trọng khá lớn.

    Quy mô và tỷ trọng của thị trường này có xu hướng ngày càng giảm khi nền kinh tế phát triển, ổn định, lạm phát thấp và cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, Nhà nước có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để có thể sẵn sàng can thiệp.

    Nguyen Kong - Nam 37 tuổi - nhân viên môi giới:
    Tại sao Việt Nam và các nước ASEAN không liên kết để tạo một đồng tiền chung, vì như thế sẽ hạn chế được những tác động và khó khăn như hiện nay? Xin các chuyên gia cho biết những điều kiện nào để làm được điều đó và có thể có một đồng tiền chung ASEAN trong tương lai không? Xin cảm ơn.

    Ông Vũ Thành Tự Anh:

    Con đường đi đến một đồng tiền chung của bất kỳ một khu vực kinh tế nào là một con đường rất dài và đầy chông gai. Chỉ cần nhìn vào những chặng đường gian nan để đi đến đồng tiền chung Euro là có thể thấy rõ điều này.

    Những khó khăn này xuất phát từ các nguyên nhân chính trị và kinh tế. Khoan bàn về những khó khăn chính trị, riêng về mặt kinh tế thì để thống nhất một đồng tiền chung, điều kiện tiên quyết là các quốc gia thành viên phải thống nhất về chính sách tiền tệ và trong một chừng mực nào đó là chính sách tài khóa và thương mại.

    Mà để làm được điều này thì mỗi nước, đặc biệt là ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên, buộc phải chấp nhận hy sinh sự độc lập của mình ở mức độ nhất định ?" một điều không dễ tìm được sự đồng thuận.

    Đối với trường hợp của ASEAN với các quốc gia thành viên có trình độ phát triển kinh tế hết sức khác nhau, chính sách kinh tế, tài khóa, tiền tệ, thương mại ? cũng không tương đồng thì việc tìm kiếm một tiếng nói chung đối với chính sách tiền tệ là điều rất khó, thậm chí không khả thi trong nhiều năm tới.

    Nói cách khác, với những lý do hết sức cơ bản (mặc dù chưa đầy đủ) này, tương lai của một đồng tiền chung ASEAN sẽ còn rất xa xôi.

    Cũng phải nói thêm rằng việc có một đồng tiền chung cho khu vực ASEAN không phải là điều kiện cần, và càng không phải là một điều kiện đủ để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay của Việt Nam cũng như của một số nước khác trong khu vực.

    Nguyen Kong - Nam 37 tuổi - nhân viên môi giới:
    Tại sao Việt Nam và các nước ASEAN không liên kết để tạo một đồng tiền chung, vì như thế sẽ hạn chế được những tác động và khó khăn như hiện nay? Xin các chuyên gia cho biết những điều kiện nào để làm được điều đó và có thể có một đồng tiền chung ASEAN trong tương lai không? Xin cảm ơn.

    Ông Trương Văn Phước:

    Ý tưởng về một đồng tiền chung ASEAN cũng từng đã được đề cập tới dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông thường, khi có các biến động về tỷ giá các đồng tiền thì người ta hay nghĩ tới đồng tiền chung như thế.

    Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, nền kinh tế châu Âu phải mất vài chục năm để cùng thống nhất cho ra đời đồng Euro vào năm 1999, mà bây giờ vẫn còn một số quốc gia khu vực này sử dụng đồng tiền riêng của họ, như Anh Quốc chẳng hạn.

    Để có một đồng tiền chung cần hội đủ rất nhiều điều kiện, nhưng điều dễ thấy nhất là sự tương đồng về kinh tế giữa các quốc gia đó, bao gồm cấu trúc tài chính, các thể chế cho các loại thị trường hoạt động...

    Riêng tôi thì cũng mong muốn Việt Nam cùng với các nước ASEAN bắt tay vào nghiên cứu sự ra đời của một đồng tiền chung như thế trong tương lai.


    Lê Út - Nữ 29 tuổi - KD:
    Tôi là nhà đầu tư, theo tôi biết hiện nay ACB là cổ phiếu đã hết ?oroom? cho người nước ngoài. Vậy xin hỏi ông Hải, tại sao ACB không làm cách nào đó để hở ?oroom? để tạo hấp dẫn hơn trên sàn niêm yết, như trường hợp của Eximbank? Nhân tiện, xin hỏi ông Phước, vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua vào cổ phiếu EIB nhiều như vậy kể từ ngày niêm yết đến nay? Xin cảm ơn hai ông.

    Ông Lý Xuân Hải:

    Thứ nhất, khi tăng vốn ACB luôn dành quyền ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu, bao gồm các cổ đông nước ngoài. Trong hoạt động này ACB không hề phân biệt cổ đông là nước ngoài hay trong nước. Do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tai ACB đã đạt 30% và họ luôn sử dụng quyền nâng vốn của mình, nên hiện nay không có điều kiện để các cổ đông nước ngoài mới mua cổ phiếu của ACB từ các cổ đông trong nước.

    Thứ hai, giả sử có room cho cổ đông nước ngoài mua cổ phiếu ACB thì chúng tôi tin rằng room sẽ được các nhà ĐTNN tận dụng rất nhanh và sẽ tác động đến giá cổ phiếu nhưng chỉ trong ngắn hạn. Vì vậy, chúng tôi không cho rằng việc mở room cho các cổ đông nước ngoài sẽ làm cho cổ phiếu ACB trở nên hấp dẫn hơn trong dài hạn.

    Thứ ba, HĐQT và BĐH ACB luôn cố gắng xây dựng ACB trở thành mộtđịnh chếvới những giá trị mang tính lâu dài, ổn định và bền vững. Vì vậy chúng tôi luôn luôn xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách hoạt động của ngân hàng nhằm tạo dựng giá trị các khoản đầu tư của cổ đông luôn tăng trưởng nhanh, bền vững, rủi ro thấp...để mọi cổ đông tại mọi thời điểm đều cảm thấy hài lòng dù họ là người mua hay bán cổ phiếu ACB.

    Tuan Anh - Nam 30 tuổi - :
    Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn không biết nên cân đối các khoản mục đầu tư như thế nào giữa các kênh: chứng khoán, vàng, ngoại tệ, gửi tiết kiệm, bất động sản, .... do tình hình diễn biến trên các thị trường này rất thất thường? Mong TS. Lê Xuân Nghĩa cho một lời khuyên, em xin cám ơn nhiều.

    Ông Lê Xuân Nghĩa:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng tôi, về mặt chiến lược khi nền kinh tế phục hồi và hưng thịnh thì đầu tư vào tiết kiệm, bất động sản hoặc chứng khoán đều là những danh mục đầu tư tốt.

    Đầu tư vào ngoại tệ thì phải cân nhắc. Bạn có thể so sánh tỷ giá giữa VND và USD, giữa USD và các đồng tiền mạnh khác và giả định rằng, đầu năm 2010 ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên thì tỷ giá hối đoái giữa VND và USD có thể thay đổi theo hướng VND yếu thêm.

    Nhưng nếu lãi suất VND cũng tăng, bỏ gói hỗ trợ tín dụng ngắn hạn thì VND cũng tăng giá. Vì vậy tôi cho rằng tỷ giá hối đoái giữa VND và USD có thể có biến động nhẹ vào đầu năm 2010 do các ngân hàng trung ương của các nước và của Việt Nam đều thay đổi lãi suất.

    Trong hai thị trường bất động sản và chứng khoán, ban có thể cân nhắc lựa chọn chứng khoán nếu vốn ít, bất động sản nếu vốn nhiều, hoặc cả hai nếu vốn quá nhiều.

Chia sẻ trang này