TRC - Cổ phiếu cao su .... Sao không UP!?!? ... Niềm tin trở lại!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pin0ki0, 11/08/2007.

8503 người đang online, trong đó có 787 thành viên. 12:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4009 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    TRC - Cổ phiếu cao su .... Sao không UP!?!? ... Niềm tin trở lại!!!!

    Đầy tiềm năng
    [​IMG]
  2. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    From SharemasterVungTau
    + TRC chào sàn thứ nhất là kg đúng thời điểm tốt của tt , lúc tt đang đà suy giảm , thằng nào lên sàn cũng thế !

    + Trước khi TRC chào sàn thì PVFC cũng có 1 khối lượng lớn từ lúc đấu giá bán cho công nhân viên PVFC giá 100 , vì thế khi TRC vừa chào sàn là 1 lượng lớn từ đội ngũ này bán ra kiếm lời ngắn hạn , cộng với việc tư vấn giá chào sàn 150 của TRC là mức cũng gây bất ngờ cho nhà đầu tư bởi vì giá cao nhất trên OTC của TRC cũng chỉ đạt 13X >>> Trong điều kiện thị trường vừa qua thì việc các cổ đông của TRC thấy giá chào sàn 150 là quá ấn tượng và đã đạt lợi nhuận hơn cả trên OTC >>> Bán ra ồ ạt là điều dễ hiểu !

    + TRC chào sàn đúng vào qúi 2 là 1 thất bại bởi vì qúi 2 ngành cao su có lợi nhuận thấp, chắc chắn là thấp hơn so với qúi 1 vì thế đã tạo tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư khi TRC phải giải trình về giảm lợi nhuận qúi 2 >>> Điều này cũng là 1 lý do để cổ đông xả hàng ra !

    >>>>>>>>>>>>>>> 3 yếu tố này tác động làm TRC xống giá liên tục kg phanh , nhưng khi đã xuống chạm mức 10X , 11X thì tính thanh khoản khá cao , điều này chứng tỏ rằng nhà đầu tư đã thấy rằng mức giá 10X là quá ổn để mua vào , và đây là khả năng là đáy , cùng với việc tt đã Up trở lại thì TRC cũng sẽ Up theo nhưng ở mức độ kg mạnh , lượng cung từ PVFC với giá rẻ cũng đã cạn dần thì điều tất yếu là sẽ tăng giá , nhưng em đoán là vẫn chưa thể bật lại mạnh bằng giá chào sàn được , cần phải có thời gian !

    To Pin0ki0 : Bác mua hôm chào sàn là thất bại rồi , giờ mà bán thì lỗ , bác nên mua bình quân giá thì hay hơn và chờ đợi ,còn tùy thuộc vào ngân sách của bác nữa nếu có thằng nào mang lợi nhuận nhanh hơn thì bác có thể bán , sau đó quay lại cũng tốt , ngân sách dồi dào thì mua bình quân hay hơn !



    Được pin0ki0 sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 11/08/2007
  3. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Vẫn có người hiểu được giá trị thật của nó:
    From SHAREMASTER VUNG TAU:

    TRC về tới từ 145 về 10X có rất nhiều lý do như e đã giải thích ở trang 1 , thực ra với cái giá 10X thì đã có rất nhiều người mua vào , mỗi ngày giao dịch trên 100k chứng tỏ TRC đã được quan tâm nhiều ở mức giá 10X , nhiều người mua thì tất nhiên giá sẽ từ từ lên , trong khi 1 lượng cung cũng khá lớn vừa qua do PVFC bán ra khi về tới 10X đã cạn dần , cũng do 1 tâm lý so sánh giữa TRC và HRC , có nhiều ý kiến cho rằng 2 thằng này không thua kém gì nhau trong khi hiện tại HRC 18X mà HRC chỉ 10X >>>> điều này cũng thúc đẩy nhà đầu tư kg thể đợi lâu được nữa khi TRC xuống dưới 100 >>> quyết định mua vào của họ là hoàn toàn đúng trong khi tt xuống quá nhiều và nhiều người cũng xác định đáy của VN_index khoảng 89X , cộng với đáy của TRC là 10X là chấp nhận được , VN_index bật dậy thì tất nhiên TRC cũng bật theo khi mà TRC đã rớt nhiều phiên !

    Thông tin về gía cao su trên thế giới vừa qua giảm cũng là 1 yếu tố không thuận lợi cho các nhà đầu tư ngành cao su , thông tin này đưa ra đã tạo thêm 1 tâm lý không vững cho nhà đầu tư khi mà trên thị trường vừa qua nhiều mặt hàng tăng giá như thuốc , dầu ăn , thép >>> Cổ phiếu ngành cao su bị thất sủng và bị lãng quên , nhưng nếu là 1 nhà đầu tư biết về ngành cao su thì thông tin về giá cao su trong giai đoạn vừa qua có giảm thì đó là chuyện bình thường , kg có ảnh hưởng gì quá lớn đối với ngành cao su VN cả , bởi vì đa số các cty Cao Su trên sàn cũng như ngoài sàn hiện nay đều ký hợp đồng dài hạn với đối tác nước ngoài , thường là hợp đồng ký 1 năm và giá kg thay đổi kể từ ngày ký đến hết thời hạn hợp đồng , giá cao su năm 2006 đã tăng mạnh và đầu 2007 còn tăng mạnh hơn , với hợp đồng dài hạn cung cấp cao su như thế thì việc giảm giá 1 cách nhất thời kg ảnh hưởng gì nhiều , mà là rất nhỏ ! năm 2006 HRC là cty cao su có giá bán rất cao trong tập đoàn Cao Su VN , TRC cũng thế , em khẳng định rằng từ đầu năm 2007 tới giờ TRC và HRC bán Cao Su với giá cao hơn năm ngoái , từ đầu năm đến giờ HRC đã bán được giá trung bình trên 33 triệu 1 tấn , có nhữngh hợp đồng cung cấp 35 triệu 1 tấn và ký dài hạn từ đầu năm đến cuối năm , chính vì thế khi giá cao su thế giới giảm nhất thời kg làm ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của cty , nhưng ảnh hưởng về giá giao dịch của nó khi đang niêm yết do phần lớn nhà đầu tư chưa hiểu rõ về những thông tin nhất thời , cộng với tin thiệt hại do thiên nhiên gây ra , thiệt hại này thì đúng là có làm thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận , nhưng với giá Cao Su tăng cao 2007 so với 2006 thì đã cứu lại phần thiệt hại do thiên tai >>> Chính vì thế khi TRC rớt tới mức 10X được coi là chấp nhận để mua vào được , cung do PVFC cạn dần , thị trường có dấu hiệu phục hồi thì TRC lên trở lại là điều tất yếu diễn ra , đặc biệt là ROOM của nước ngoài mới khoảng 10% , họ vẫn tiếp tục mua vào TRC với mức giá 10X , qúi 2 cũng là qúi mà ngành cao su có lợi nhuận thấp do mùa mưa kéo dài và là trọng tâm của mùa mua gây khó khăn trong việc khai thác , chính vì thế qúi 2 thường khai thác rất ít , và khai thác lai rai cầm chừng..... Cuối tháng 5 mới bắt đầu khai thác mạnh trở lại , vì đây là lúc cây cao su đã phục hồi trở lại sau 1 thời gian bón phân chăm bón vào mùa mưa , ...... Và còn 1 vài yếu tố nữa em xin giữ làm bí quyết

    Nếu có ý định đầu tư lâu dài với TRC thì ngưỡng 10X , 11X trong giai đoạn thị trường có dấu hiệu tốt thì cũng hợp lý để xem xét , trong điều kiện quá xấu của tt thì TRC cũng có thể về 9X nhưng sẽ là 1 cơ hội tuyệt vời để dành được phần thưởng xứng đáng , còn nếu tt ổn định lại kh có những biến cố lớn sảy ra làm tác động thì với mức giá 11X hiện nay là an toàn để mua vào , đến cuối qúi 3 tình hình TRC sẽ khác hẳn vì qúi 3 TRC khai thác mủ cao su liên tục và đều đặn, chắc chắn 100% sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều so với qúi 2 >>> Đó là cơ hội , các bác quan sát diễn biến của thị trường rồi quyết định !


    Vài lời chia xẻ mong nhận được sự đóng góp và không có mục đích PR hay bơm vá ![/size=4]
  4. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Và khi niềm tin trở lại:
    [​IMG]
  5. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo ngành hàng Cao su
    Tháng 7/2007
    Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ 4 sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006. Ngoài phát triển trồng cao su quốc doanh và cao su tiểu điền ở trong nước, Việt Nam hiện có gần 200.000 ha cao su được đầu tư ở Lào và Cam pu chia, với sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn cao su vào năm 2020.
    Tây Ninh là một tỉnh đi đầu trong phát triển cây cao su của cả nước. Tính đến đầu tháng 7, toàn tỉnh đã trồng được 52.603 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 30% diện tích, vượt 7.600 ha so với kế hoạch phát triển cây cao su của tỉnh đến năm 2020. Ngày 24/7, Công ty cổ phần cao su Tây Ninh chính thức niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã cổ phần hoá từ tháng 12/2006, hoạt động trong các lĩnh vực trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu; tiêu thụ sản phẩm và công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su. Công ty hiện có năng suất khai thác mủ cao su cao nhất toàn ngành cao su Việt Nam và khu vực, riêng năm 2006, năng suất bình quân đã đạt 2.351 kg/ha/năm. Công ty có 2 nhà máy và 4 dây chuyền chế biến cao su các loại, chế biến từ 70% đến 80% sản lượng cao su ly tâm cung cấp cho xuất khẩu và thị trường trong nước.
    Bên cạnh đó, cây cao su đang được xác định là cây công nghiệp chủ lực trong định hướng khai thác và phát triển kinh tế vùng gò đồi của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ đang có kế hoạch phát triển để nâng diện tích cây cao su toàn tỉnh lên khoảng 10.000 ha. Đến nay, huyện miền núi Nam Đông đã trồng được 2.500 ha cây cao su, trong đó có khoảng 600 ha cây cao su đã cho mủ. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất cao su trong tỉnh chưa cao do việc thu mua và chế biến cao su nguyên liệu trong tỉnh chỉ mới dừng lại ở dạng thô.
    Giá cao su xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái trong tháng giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ giảm, trung bình ở mức 2.100 USD/tấn đối với cao su loại 1 và 1.900 USD/tấn đối với cao su loại 2. So với thời điểm đầu tháng, khối lượng cao su xuất khẩu giảm đáng kể, từ 200-250 tấn/ngày vào đầu tháng xuống chỉ còn khoảng 150 tấn/ngày. Mủ cao su chỉ xuất 50 tấn/ngày, với giá trung bình là 1.906 USD/tấn.
    Trên thị trường thế giới, trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã giảm lượng mua cao su so với cùng kỳ năm ngoái do giá cao làm hạn chế nhu cầu, và dự trữ còn nhiều sau khi đã mua vào khá nhiều hồi năm ngoái. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành sử dụng cao su làm nguyên liệu, nhất là ngành lốp xe. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất 600.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm 2007, tăng 1,7% so với năm 2006, và sản lượng dự báo sẽ tăng mạnh lên 780.000 tấn vào năm 2010. Tuy vậy, sản lượng vẫn còn xa so với nhu cầu. Dự báo trong cả năm 2007, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng so với 1,61 triệu tấn năm 2006. Nước tiêu thụ và nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới này chắc chắn sẽ tăng cường mua cao su Thái Lan bởi sản lượng của nước này tăng và chất lượng cũng tốt
    hơn so với của các nước khác. Thái Lan là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, và chất lượng sản phẩm của họ cũng luôn ổn định. Ngành ô tô sẽ là động lực chính đẩy tiêu thụ cao su của Trung Quốc tăng lên.
    Theo Hiệp hội Cao su Indonexia (Gapkindo) và Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), năm 2006, thị trường cao su thiên nhiên thế giới dư thừa 29.000 tấn, và dự kiến sẽ năm nay sẽ thừa 232.000 tấn vì cung từ những nước sản xuất mới như Việt Nam và Campuchia sẽ tăng lên. Năm 2008, thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ đối giữa cung và cầu, với sản lượng dự kiến là 9,85 triệu tấn, còn tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn.
    Riêng sản lượng cao su Indonexia năm 2007 dự báo sẽ tăng gần 5% đạt 2,765 triệu tấn. Indonexia được dự báo là sẽ vượt Thái Lan trở thành nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới vào năm 2020 vì có diện tích đất trồng rất lớn, trên cả 17.000 hòn đảo. Tổ chức Cao su Quốc tế dự báo sản lượng cao su nước này năm 2020 sẽ đạt 4,12 triệu tấn, vượt Thái Lan ?" khi ấy sẽ đạt 3,68 triệu tấn.
    Xuất khẩu cao su Thái Lan năm 2007 dự báo đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 6 tỷ USD, tăng 10% so với 2,6 triệu tấn năm ngoái. Dự báo nhu cầu cao su toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, sẽ tăng dần cho tới 2010. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh của ngành sản xuất ô tô Ấn Độ, cần rất nhiều cao su nguyên liệu. Điều đó sẽ đẩy giá cao su Thái Lan tăng mạnh. Với tính toán đó, chính phủ Thái sẽ lập kế hoạch tăng cường trồng cao su từ 14 triệu rai hiện nay lên 20 triệu rai. Cao su trồng mới sẽ cho thu hoạch vào năm 2011, song kể cả việc đó cũng sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước sản xuất cao su thiên nhiên có năng suất cao nhất thế giới, với năng suất ước đạt 1.879 kg/ha trong năm 2006, vượt qua mức 1.799 kg/hécta của Thái Lan. Năm 2005, năng suất cao su của Thái Lan là 1.736 kg/hecta và Ấn Độ là 1.727 kg/hécta.
    Diễn biến giá cao su Tokyo tháng 7/07
    [​IMG]
  6. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Giá cao su thế giới trong tháng biến động phức tạp, với xu hướng chủ đạo là giảm giá do nguồn cung cao su dồi dào, trong khi nhu cầu sử dụng có vẻ chững lại, đặc biệt từ Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới. Đây là thời điểm cao su cho mủ liên tục
    trong điều kiện thời tiết thuận lợi ở các nước sản xuất cao su chính như Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia. Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo - thị trường có ảnh hưởng lớn nhất tới biến động giá cao su thế giới, đa số giảm sút trong tháng, với một vài ngày giao dịch với giá tăng do hoạt động điều chỉnh của các nhà đầu tư khi giá có chiều hướng xuống dốc quá nhiều. Bối cảnh kỹ thuật yếu khiến giá cao su giao các hợp đồng không thể vượt ngưỡng tâm lý, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra do lo ngại thị trường còn giảm nữa. Giữa tháng, cao su kỳ hạn lên giá chút ít nhờ đồng Yên xuống giá so với đô la Mỹ, song mức tăng không mạnh và không có tính lâu dài do các hoạt động đầu cơ trục lợi ngay lập tức được đẩy mạnh. Do đó, giá đã giảm trở lại khi đồng Yên phục hồi.
    Diễn biến giá cao su châu Á tháng 7/07
    .[​IMG]

    Thị trường cao su giao ngay tại Châu Á chịu ảnh hưởng bởi thị trường kỳ hạn. Tuy nhiên, xu thế giảm giá trong tháng không quá mạnh nhờ nguồn cung bị hạn chế do mưa lớn tại Thái Lan trong vài ngày đầu tháng. Trên thực tế, 3 tháng 7, 8 và 9 là những tháng sản lượng cao su thiên nhiên tăng lên mức đỉnh điểm, trong khi nhu cầu lại không cao nên giá cao su sẽ không thể tăng tích cực trong thời gian này. Trong vòng 2 tuần giữa tháng 7, cao su RSS3 của Thái Lan giảm khoảng 7% nhờ nguồn cung tăng mạnh, xuống còn 2,02 USD/kg, trong khi đầu tháng là 2,13 USD/kg. Cao su SMR20 của Malaysia giảm từ 2,10 USD/kg xuống còn 2,04 USD/kg. Dự đoán thị trường cao su sẽ tiếp tục giảm sút trong thời gian tới do thiếu vắng nhân tố tích cực nâng đỡ về lâu dài và triển vọng nguồn cung dồi dào



    Được pin0ki0 sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 12/08/2007
  7. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Em xin phép post lại bài này trên báo VNECONOMY cho các bác cùng đọc.
    Link: http://www.vneconomy.com.vn/vie/article_to_print.php?id=a6dc0cd04af89c
    Đầu tư vào cổ phần cao su

    VNECONOMY cập nhật: 06/12/2006


    Việt Nam hiện đứng thứ 6 về sản lượng sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia

    Trong tháng 12/2006, tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ diễn ra 2 cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty Cao su Đồng Phú và Công ty TNHH Một thành viên Cao su Tây Ninh.


    Trong những tháng tới, sẽ tiếp tục có nhiều công ty cao su bán đấu giá cổ phần để cổ phần hóa.

    Công ty cao su Đồng Phú có vốn điều lệ 400 tỷ đồng, chào bán 11.701.300 cổ phần với giá khởi điểm 18.300 đ/cổ phần. Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh (Taniruco) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, số lượng cổ phần chào bán đợt này là 8.387.700 cổ phần, giá khởi điểm để bán đấu giá là 18.300 đ/cổ phần. Hai công ty này đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao trong 3 năm vừa qua. Công ty Taniruco có tổng doanh thu thuần tăng trung bình 37%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng 53%/năm trong 3 năm qua.

    Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cao su lớn trên thế giới, nguồn lao động rẻ và dồi dào, khí hậu rất thích hợp để phát triển cây cao su. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện diện tích cây cao su của Việt Nam đã lên đến 500.000 ha, trong đó mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn.

    Năm 2005 là năm thắng lợi kép của ngành cao su Việt Nam, sản lượng, năng suất và giá xuất khẩu đều tăng (giá xuất khẩu bình quân năm 2005 là 1.370 USD/tấn, năm 2004 chỉ có 1.163 USD/tấn FOB).


    Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam (chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu), tiếp theo là Hàn Quốc (chiếm 6%), Nhật, Đức và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 tăng rất mạnh chủ yếu là do giá xuất khẩu tăng đột biến, còn sản lượng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 10%/năm.

    Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (QĐ 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ), chủ trương của Nhà nước đối với cây cao su là tiếp tục trồng mới ở nơi có đủ điều kiện, trồng tái canh những diện tích cao su già cỗi bằng các giống mới có năng suất cao. Đến năm 2010, cả nước sẽ đạt 700.000 ha cao su, chưa kể khoảng 50.000 ha cao su đã và sẽ trồng ở Lào, sản lượng đạt 680.000 tấn.

    Theo Hiệp hội Cao su Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 6 về sản lượng sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

    Về thị trường cao su tự nhiên thế giới, Tập đoàn Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) dự báo, đến năm 2010, tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới sẽ đạt 9,6 triệu tấn trong khi sản lượng sản xuất chỉ đạt 9,3 triệu tấn, thiếu hụt 300.000 tấn. Nếu không có sự thay thế bổ sung thì đến năm 2020, tình trạng thiếu hụt cao su thiên nhiên sẽ trở nên nghiêm trọng.

    Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Năm 2004, Trung Quốc tiêu thụ 1,66 triệu tấn cao su thiên nhiên và dự báo sẽ tăng khoảng 12%/năm cho đến năm 2008, đạt 2,45 triệu tấn. Năm 2005, nhập khẩu cao su thiên nhiên của thế giới đạt 6,34 triệu tấn, tăng 3,5% so năm trước.

    Dự báo, nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong 5 năm tới với tốc độ trung bình 3,3%/năm. Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu đã đẩy giá cao su tăng mạnh trong năm 2006.

    Mặt khác, giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục tăng cao hơn so các năm trước làm cho giá cao su tổng hợp (nguyên liệu sản xuất chủ yếu là từ dầu mỏ) tăng từ mức giá bằng giá cao su tự nhiên (đầu năm 2004) lên mức cao hơn 30% vào đầu năm 2006.

    Điều này làm cho các công ty trên thế giới chuyển hướng sang sử dụng cao su tự nhiên để sản xuất nhiều hơn trước. Những biến động về thị trường cao su tự nhiên trong vòng 10 năm qua cho thấy, rủi ro lớn nhất là biến động giá cao su tự nhiên trên thị trường cao su thế giới và trong nước. Giá mủ cao su có thể giảm mạnh, xuống dưới giá thành sản xuất làm cho người trồng và chế biến cao su bị lỗ.


    Năm 1996, giá cao su tự nhiên thế giới bằng với mức giá trung bình năm 2005 (1.370 USD/tấn) nhưng sau đó trượt dốc gần như không phanh 3 năm liền, năm 1999, giá xuống đáy vực, chỉ còn 555 USD/tấn, ba năm tiếp theo, giá xoay quanh mức đáy làm cho hàng loạt người trồng cao su khốn khổ và năm 2003, giá lại tăng mạnh cho đến nay.

    Thị trường cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc (chiếm tới 60%) nên có thể là rủi ro cho các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì thị trường nhập khẩu cao su Trung Quốc thường có nhiều biến động, giá cả diễn biến thất thường, chỉ cần một tác động nhỏ về thay đổi cơ chế, chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với ngành cao su và ngành sản xuất vỏ, ruột xe ô tô, ngay lập tức giá cao su nhập khẩu từ Việt Nam cũng biến động theo.

    Khoảng cách về sản lượng khai thác cao su hàng năm của Việt Nam so với Thái Lan (gần 3 triệu tấn/năm), Indonesia (khoảng 2 triệu tấn/năm) và Malaysia (trên 1 triệu tấn/năm) rất lớn nên Việt Nam hầu như không tác động được đến cung cầu cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới, không chủ động được về giá xuất khẩu mà bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào biến động của thị trường cao su thế giới.

    Tuy nhiên, vừa qua, Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.

    Một rủi ro nữa có thể xảy ra là thời tiết diễn biến thất thường, vườn cây có thể bị sâu bệnh làm cho năng suất và sản lượng mủ khai thác của vườn cây cao su đều giảm mạnh, dù giá xuất khẩu vẫn cao nhưng thu nhập của người trồng cao su sẽ sụt mạnh.


    Rủi ro tiếp theo là giá đầu vào (phân bón, vật tư khác, xăng dầu...) tăng cao làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngành cao su. Tình trạng ăn cắp mủ cao su tại các nông trường ngày càng gia tăng kể năm 2003 trở lại đây do giá cao su trong nước tăng mạnh 3 năm liên tục cũng là một rủi ro không kém phần quan trọng.





    Được pin0ki0 sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 12/08/2007
  8. pin0ki0

    pin0ki0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Link: http://tintuc.sanotc.com/news/Niem_yet/Co_phieu_nganh_cao_su_Loi_the_dai_han/sanotc.aspx

    Cổ phiếu ngành cao su: Lợi thế dài hạn

    Hôm thứ Ba tuần rồi (24-7), cổ phiếu (mã TRC) của Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (Taniruco) lên sàn chứng khoán TPHCM với giá khởi điểm là 145.000 đồng. Taniruco, có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, trở thành doanh nghiệp cao su thứ hai trên sàn TPHCM, sau Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình. Trong bối cảnh thị trường liên tục sụt giảm trong tuần qua, giá cổ phiếu TRC cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng (liên tiếp bị giảm, đến 30-7 chỉ còn 120.000 đồng/cổ phiếu). Nhưng thực lực của doanh nghiệp này ra sao?

    Nhiều lợi thế...

    Taniruco hiện đang quản lý 7.773 héc ta vườn cây cao su và trong sáu tháng qua, công ty đã chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa được 5.051 tấn mủ thành phẩm đạt doanh thu 147,8 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 60 tỉ đồng, xấp xỉ 40% doanh thu. Bình quân giá bán mỗi tấn mủ cao su thành phẩm của Taniruco là 29 triệu đồng, trong khi giá thành sản xuất bình quân chung của các công ty cao su thuộc tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) mà Taniruco là một thành viên, vào khoảng 10-15 triệu đồng. Với đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai thuận lợi hơn các vùng khác như Tây Nguyên hay miền Trung, giá thành mủ cao su Tây Ninh có nhiều lợi thế hơn so với các công ty khác trong ngành.

    Thực tế năng suất khai thác mủ của công ty trong năm ngoái cũng nói lên điều đó. Một héc ta vườn cây cao su cho 2.370 ki lô gam mủ, thuộc tốp dẫn đầu ngành cao su Việt Nam (năng suất bình quân của toàn ngành cao su là 1.900 ki lô gam/héc ta).

    Kể từ năm 2002, năm mà giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu hồi phục sau một thời gian bị sụt thê thảm, đến nay giá cao su cứ tăng dần. Từ mức 500-600 đô la Mỹ mỗi tấn mủ, thấp hơn giá thành, sau đó giá cao su tăng đến hơn 2.000 đô la Mỹ, thậm chí có lúc hơn 2.500 đô la Mỹ, do ngành công nghiệp vỏ ruột ô tô thế giới nói chung mà đặc biệt là Trung Quốc nói riêng hồi phục mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ nhập khẩu 400.000 tấn mủ cao su thiên nhiên hàng năm, nay nhu cầu của Trung Quốc lên tới cả triệu tấn.

    Tây Ninh hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cây cao su với 52.603 héc ta, đạt 66.690 tấn mủ cao su thành phẩm (năm 2006), chiếm hơn 10% tổng diện tích và sản lượng cao su của cả nước. Thực ra, phần diện tích cao su tăng thêm ở Tây Ninh vài năm gần đây chủ yếu là của tư nhân, còn gọi là ?ocao su tiểu điền?. Các chủ trang trại này thường không có nhà máy chế biến mủ, nên họ đem bán lại cho các nhà máy chế biến, trong đó có Taniruco. Đây chính là một trong những lợi thế của doanh nghiệp này trong giai đoạn hiện nay. Vên Vên là một trong hai nhà máy chế biến mủ cao su của Taniruco đang hoạt động hết công suất.

    Cổ phiếu dạng tiềm năng

    Với sự ?oăn nên làm ra? của các công ty ngành cao su, ngay trong thời gian cổ phần hóa Taniruco vào cuối năm 2006, cổ phiếu của công ty này đã từng được nhiều nhà đầu tư săn lùng. Tháng 1-2007, giá cổ phiếu Taniruco ngoài thị trường tự do là 85.000 đồng, đến tháng 4-2007, giá lên đến 150.000 đồng. Trong giai đoạn đóng băng của thị trường tự do, giá của nó vẫn cầm cự được ở mức 130.000 đồng (cuối tháng 6-2007) và khi lên sàn vào tháng 7-2007, tổ chức tư vấn niêm yết đã mạnh dạn định giá tham chiếu là 150.000 đồng/cổ phiếu. Sự rớt giá liên tục của cổ phiếu Taniruco trong các phiên vừa qua sau khi công ty này lên sàn, theo các nhà đầu tư, là do diễn biến chung của thị trường. Với họ, đây vẫn là một trong những cổ phiếu tiềm năng.

    Đối với cổ phiếu Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình - một công ty cùng ngành đã niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM vào cuối năm 2006 với mã chứng khoán HRC - ngay từ khi lên sàn cũng đã nằm trong tốp những cổ phiếu có giá. Trong các phiên vừa qua, giá cổ phiếu này dao động ở mức giá 170.000 đồng. Công ty có vốn điều lệ 96 tỉ đồng, tiền thân là Nông trường Cao su Hòa Bình được thành lập từ năm 1981 với lợi thế về đất đai khá thuận lợi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cao su Hòa Bình đang quản lý sử dụng đến 5.261 héc ta đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích cao su hiện chiếm 5.071,8 héc ta; ngoài ra, còn sở hữu một nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 6.000 tấn/năm.

    Tương tự như Taniruco, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong các năm qua của Cao su Hòa Bình khá cao.

    ..nhưng cũng có rủi ro

    Tuy cổ phiếu ngành cao su được cho là tiềm năng nhưng các nhà đầu tư cũng đánh giá rằng tính thời vụ và sự phụ thuộc thị trường thế giới của ngành là một hạn chế dẫn đến giá cổ phiếu khó bứt phá mạnh. Các công ty cao su có nhiều lợi thế nhưng nhìn chung ngành này cũng có những rủi ro và thách thức. Thị trường cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc (chiếm tới 60%) mà thị trường này thường có nhiều biến động, giá cả diễn biến thất thường. Chỉ cần một tác động nhỏ về thay đổi cơ chế, chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với ngành cao su và ngành sản xuất vỏ, ruột xe ô tô, ngay lập tức giá cao su nhập khẩu từ Việt Nam cũng biến động theo.

    Khoảng cách về sản lượng khai thác cao su hàng năm của Việt Nam so với Thái Lan (gần 3 triệu tấn/năm), Indonesia (khoảng 2 triệu tấn/năm) và Malaysia (trên 1 triệu tấn/năm) rất lớn nên Việt Nam hầu như không tác động được đến cung cầu cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới, không chủ động được về giá xuất khẩu mà bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào biến động của thị trường cao su thế giới.

    Vài năm gần đây, một số quốc gia có ngành trồng cao su lâu đời như Brazil, Trung Quốc... cũng đang khôi phục lại diện tích trồng cao su cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất. Đây cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng kể trong những năm tới.

    Ngoài ra, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp trong khi giá đất thì tăng lên. Những vùng đất được chính quyền địa phương giao cho các công ty phát triển cao su đã gặp phải khó khăn trong giá đền bù, giải tỏa, dẫn đến suất đầu tư tăng.



    Nguồn tin TBKTSG
  9. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    TRC dược đó ...chúc mừng pác
  10. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Dư mua nhiều quá không biết có mua được không

Chia sẻ trang này