Triển vọng VN năm 2021: Con đường phục hồi bền vững

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nnahmat, 09/01/2021.

7873 người đang online, trong đó có 1219 thành viên. 15:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 704 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    401
    Năm 2020: Việt Nam ngôi sao sáng giữa bầu trời ảm đạm
    - Việt Nam là một trong những nền kinh tế khỏe mạnh nhất toàn cầu giữa bối cảnhkhủng hoảng.
    - Chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ được kết hợp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của đại dịch
    - Mặc dù là một nền kinh tế có độ mở lớn, cú sốc bên ngoaì không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam
    Triển vọng năm 2021: Con đường phục hồi bền vững
    - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021 được Quốc Hội thông qua với mục tiêu tăng trưởng GDP là 6% và lạm phát 3.5%.
    - Chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ tiếp tục được duy trì, tỷ giá kỳ vọng ổn định
    - Môi trường lãi suất thấp được duy trì để hỗ trợ các doanh nghiệp và đẩy mạnh quá trình hồi phục của nền kinh tế.
    - Lạc quan về dòng vốn nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam
    Thị trường chứng khoán thiết lập đỉnh cao mới với nhiều kỷ lục được xác lập.
    Vnindex năm 2021 có thể cán mốc 1300-1600đ.
    NnamTienLen2020 thích bài này.
    TienLen2020 đã loan bài này
  2. TienLen2020

    TienLen2020 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2020
    Đã được thích:
    79
    chủ top lạc quan quá
    nnahmat thích bài này.
  3. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    401
    1600đ tỷ lệ vàng của dãy số fibonaci
  4. Nnam

    Nnam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    47
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Giờ là lúc làm trung tâm tài chính quốc tế

    Tại hội nghị trực tuyến mới đây, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho biết, TP HCM và Đà Nẵng đã nhiều lần đề cập việc lập trung tâm tài chính quốc tế nhưng vẫn "chỉ nằm ở ý định". Năm nay, ông khẳng định việc này sẽ không chỉ là mục tiêu mà sẽ được bắt tay ngay vào thực hiện, tập trung xây dựng đề án chi tiết.

    "Lần này nếu chúng ta tiếp tục bỏ qua cơ hội thì không bao giờ làm được. Hiện là thời cơ vàng nghìn năm có một để Việt Nam thành lập được một trung tâm tài chính quốc tế", Bộ trưởng nói và đề nghị các địa phương đi đầu, như TP HCM hay Đà Nẵng, tập trung cụ thể hóa, thuê tư vấn, lập đề án chi tiết, trong đó xây dựng các mô hình, các cơ chế phù hợp để báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại hội nghị chiều 8/1. Ảnh: MPI.

    Nếu có thể thành lập, trung tâm tài chính quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ thu hút dòng vốn quốc tế mà còn mang là nguồn thu cho ngân sách.

    Một ví dụ được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhắc đến là quần đảo Cayman trên thuộc vùng biển Caribe. Cách đây 40 năm, GDP của quần đảo này bằng 0, nhưng đến nay, sau khi thành lập một trung tâm tài chính, mỗi ngày dòng tiền luân chuyển qua địa phương này lên tới 2.000 tỷ USD.

    "Họ miễn thuế nhưng thu phí, mỗi ngày tới 300 triệu USD. Tại sao Việt Nam không làm trung tâm tài chính, khi mà chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, từ vị trí địa lý, dân số đến quy mô nền kinh tế", ông Dũng nói.

    Lợi thế được thể hiện qua vị trí trung tâm trong khu vực. Nếu tính từ TP HCM, chỉ cần 3h bay có thể phủ hết khu vực ASEAN và Đông Bắc Á. Ngoài ra, một ưu điểm lớn của Việt Nam hiện tại không trùng với múi giờ nào của 21 trung tâm tài chính quốc tế. "Đây là khe cửa rất hẹp", ông Dũng nhấn mạnh.

    Trong bối cảnh nhiều trung tâm tài chính bị quá tải, hết dư địa, hết ưu đãi, dòng tiền đang tìm đến những địa chỉ mới. "Nếu tận dụng và phát huy được những lợi thế này sẽ mang về nguồn lực vô cùng lớn. Nhưng nếu không làm nhanh, làm ngay, nếu để một trung tâm tài chính khác được thành lập trên cùng múi giờ với Việt Nam, chúng ta sẽ không còn cơ hội", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói.

    Là nơi ra đời thị trường chứng khoán, có hơn 2.100 tổ chức của ngân hàng, tín dụng, 50 ngân hàng nước ngoài, TP HCM từng nhiều năm liền nuôi tham vọng thành trung tâm tài chính quốc tế, nhưng đến nay vẫn lỗi hẹn. Trong báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, TP HCM đã đề nghị đưa mục tiêu này trở thành nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới.

    Tại một hội nghị cuối tháng 7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận việc thiếu cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực chất lượng cao... là những trở ngại khi thực hiện đề án này.

    Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đề xuất cần tìm một số thị trường ngách để tạo sự khác biệt và đột biến trong thị trường tài chính cho TP HCM.

    Chuyên gia này băn khoăn, 20 năm qua, TP HCM luôn được định hướng là trung tâm tài chính của quốc gia và khu vực nhưng đến giờ vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu. Để đảm bảo tính hiệu quả của đề án, cần xem lại cách tiếp cận, tìm hướng đi khác chứ không thể theo cách truyền thống của các trung tâm tài chính quốc tế trên thế giới.
    nnahmat thích bài này.
  5. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    chuyện này là thật vì hiện chứng khoán VN vẫn quá hấp dẫn so với TG cả hiện tại và tương lai, mức tăng trưởng sẽ còn rất mạnh cac dòng sẽ thay nhau tăng!
    nnahmatMhoang79 thích bài này.
  6. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    401
    Khả năng Việt Nam được nâng hạng vào tháng 9/2021 là cao đấy bác
  7. nnahmat

    nnahmat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2019
    Đã được thích:
    401
    Sớm chinh phục đỉnh 1200đ

Chia sẻ trang này