"... Trong vòng 1 tháng nữa, nhiều công ty công ty CK phải bán tống bán tháo tất cả các chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dem_trang, 07/12/2008.

4313 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 16:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 942 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. dem_trang

    dem_trang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Đã được thích:
    0
    "... Trong vòng 1 tháng nữa, nhiều công ty công ty CK phải bán tống bán tháo tất cả các chứng khoán trong tài khoản tự doanh của mình..

    Một năm "thảm bại" của nhiều công ty chứng khoán

    Thị trường chứng khoán giảm mạnh kể từ đầu năm, kéo theo sự thua lỗ trong hoạt động của hầu hết các công ty chứng khoán. Những tổ chức trung gian này đã có một năm khó khăn nhất, khi chiếc bánh thị trường đã nhỏ giờ lại phải phân chia cho quá nhiều bên: đã có tới 98 công ty chứng khoán.

    .... Thảm bại

    "Thảm bại" là từ mà chính các CTCK dùng để tự đánh giá về hoạt động của mình kể từ đầu năm tới nay. Nhìn vào biểu đồ xu thế thị trường, thì chẳng ai phản đối nhận định trên.

    Trong năm qua, hoạt động tự doanh của các CTCK phần nhiều là thua lỗ, hoạt động môi giới được ước tính trung bình mỗi công ty là khoảng 500 triệu đồng mỗi tháng. Và chi phí hoạt động trung bình của một CTCK từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng. Và hiệu quả kinh doanh được tính bằng cách lấy 500 triệu doanh thu trừ đi 2 tỷ đồng chi phí.

    Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là nguyên nhân chính gây nên thua lỗ nhiều. Vấn đề lại ở chỗ, các CTCK cứ liên tục mọc lên như nấm sau cơn mưa.

    Năm 2005, thị trường có 14 CTCK? Năm 2006, số lượng tăng gần 400% - có 55 công ty? Bây giờ, có 98 CTCK. Người ta ví thị trường như một miếng bánh nhỏ lại vẫn liên tục bị chia nhỏ hơn?

    Ít tháng trước đây, công bố của Hiệp Hội Kinh doanh Chứng khoán cho biết có hơn 70% CTCK thua lỗ và hoạt động cầm chừng, đã chẳng làm ai ngạc nhiên nữa.

    Dù không dễ để ước tính bao nhiêu CTCK là vừa cho một quy mô thị trường như ở Việt Nam, nhưng có thể so sánh. Bây giờ, số lượng CTCK ở Việt Nam bằng với số CTCK ở toàn Trung Quốc. Mà thị trường chứng khoán Trung Quốc thì không thể nói là chỉ quy mô bằng thị trường CK Việt Nam. Nhìn nhận về hoạt động của các CTCK thời gian tới, một báo cáo mới nhất của CTCK Apec đánh giá: ?oChỉ có nhóm 20 CTCK mạnh nhất là có khả năng tồn tại?.
    ..........

    Quy định tăng vốn điều lệ tối thiểu của 1 CTCK lên mức 300 tỉ đồng, được coi như cách để hạn chế sự nở rộ về số lượng các CTCK. Hạn cuối để CTCK thực hiện quy định bắt buộc này là ngày 31/12/2008 ?" còn chưa đầy 1 tháng nữa.

    Có 35 CTCK đang hoạt động gặp khó trước quy định trên. Có những CTCK hiện có vốn điều lệ 9 tỷ đồng? Chẳng những còn cách xa quy định mới, mà ngay cả quy định cũ thì những CTCK kiểu này cũng vi phạm. Chẳng hiểu vì sao vẫn cứ được thành lập và hoạt động.

    Theo luật, 35 CTCK trên đứng trước 2 lựa chọn: Tăng vốn, hoặc giảm bớt nghiệp vụ hoạt động.

    Tăng vốn là một nhiệm vụ khó khả thi trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, chẳng mấy cổ đông muốn bỏ thêm tiền đầu tư vào CTCK. Đặt giả thiết có CTCK lựa chọn việc bỏ đi nghiệp vụ tự doanh chẳng hạn. Thì có nghĩa trong vòng 1 tháng nữa, công ty phải bán tống bán tháo tất cả các chứng khoán trong tài khoản tự doanh của mình. Làm được việc này đã khó, mà nếu có làm được thì hậu quả cho thị trường chưa thể lường hết.

    .....................

    Sáp nhập?

    Giữa năm nay, một trong những CTCK lớn là ACBS đã liên tiếp nhận được những đề nghị từ một số CTCK nhỏ, muốn bán lại cho ACBS. Câu chuyện chưa thành nhưng rõ ràng các CTCK đang cố tìm ra hướng thoát cho mình.

    Không nhiều người biết rằng, CTCK Tân Việt là tập hợp từ 4 kế hoạch thành lập 4 CTCK khác nhau. Nhưng nhìn trước những diễn biến khó khăn, 4 ông chủ đã chập nhận chỉ cho ra đời 1 CTCK chung.

    Sáp nhập có thể là một lựa chọn tốt hơn, nhưng nhiều CTCK cho rằng hiện nay quy định về mua bán sáp nhập giữa các CTCK chưa rõ ràng, nên khó thực hiện.

    Xây dựng lại những quy định chặt chẽ hơn về việc thành lập và hoạt động của các CTCK là cần thiết để đảm bảo hiệu quả và an toàn trên thị trường. Nhưng tìm hướng ra cho các CTCK đã đang hoạt động cũng là yêu cầu cấp bách được đặt ra. Sự việc CTCK ASEAN chưa thành lập đã phải giải thể sẽ còn được nhắc đến. Nhưng nếu các CTCK đã hoạt động, đã có khách hàng mà sụp đổ, thì hậu quả sẽ thật khó tưởng tượng.

    Theo VTV

    Nói chung là vãi hàng .....
  2. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Cũng đã đến lúc kết thúc roài. Năm nay lỗ bao nhiêu nhỉ?

    Bán hết rồi sẽ biết thôi.
  3. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    tự doanh bán lâu rồi bác ạ, ko phải bây giờ mới bán.
  4. suzuki110101

    suzuki110101 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2008
    Đã được thích:
    72
    Bán tháo hay cut lot là từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trên TTCK Việt nam hiện nay. Tự doanh luôn là những con cừu béo nhất
  5. dem_trang

    dem_trang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Đã được thích:
    0
    Bán được thì đã may. Rao bán thoả thuận đầy ra kìa, nhưng ko có cảm tử nào dám ôm bom lúc này ...

  6. ke-doc-hanh

    ke-doc-hanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Đã được thích:
    0
    Chưa hết đâu pak ợ, hàng tồn của tự doanh, quỹ trong nước còn không dưới 20% vốn hoá tt đâu, trong đó phần nhiều là giá vốn cao...từ đợt tháng 7 có chạy nhiều rồi nhưng sau đó nhiều BBs lại nhập hàng...lại....từ cuối tháng 10...chạy tiếp...nhưng k được bao nhiêu vì thanh khoản tt kém..
    Sắp hết năm...chạy tiếp....k thì đại hội cổ đông nó phanh thây ra...còn phải duy trì vốn hoạt động...
    cái đáng sợ hơn là Tây nó...chán tt VN rồi...
  7. dem_trang

    dem_trang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Đã được thích:
    0
    Mấu chốt là ở chỗ phải tăng vốn trước 31.12.2008, mà bây giờ cổ đông làm gì còn tiền mà tăng với giảm.

    Cũng ko thể giải thể được, bỏ ra nhiều tiền thế kia mà lại ...

    Sáp nhập cũng ko xong, thằng nào chả khó như nhau, nhập vào làm gì? ......

    Chỉ còn cách thu hẹp nghiệp vụ kinh doanh. Chẳng nhẽ lại bỏ Ngvụ môi giới? Bỏ tư vấn? Bỏ lưu ký? Ko thể, như thế còn gì là cty CK nữa
    Nên chắc là bỏ đi Ngvụ tự doanh - nguyên nhân chính của thua lỗ lâu nay.

    Một lượng CP lớn đang chờ bán tống đi trưuớc ngày 31.12.2008. Thoả thuận thì ko ai mua, đành mang lên sàn fang floor, thằng nào nhanh chân thì coi như thắng lợi ....

    Hành động thế nào tuỳ các bác ...

Chia sẻ trang này