Trực tuyến IPO Vietcombank: Thắc mắc và Giải đáp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 29kiss, 13/12/2007.

4747 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 23:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1591 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Trực tuyến IPO Vietcombank: Thắc mắc và Giải đáp

    Các bác hum nay đi hóng hết rùi hay sao mà k cập nhật vụ này thế, e sang SANOTC thấy cập nhật dzữ lắm, copy về cho các bác xem nhé!

    Mời mọi người tham gia bàn tròn trực tuyến nhé.

    Câu hỏi đầu tiên:
    Võ Duy Huân - Bình Định - (Email: nguoibinhxuyen_s@yahoo.com)
    Xin các chuyên gia cho biết ảnh hưởng của kết quả IPO của Vietcombank đối với các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết? Xu hướng tăng hay giảm mạnh hơn? Xin cảm ơn!

    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Duy Huân, đánh giá của riêng tôi VCB ở mức giá 140.000 đồng/CP, tương đương với STB ở mức giá 70.000 đồng/CP, tương đương với ACB mức giá 170.000 đồng/CP. Nếu thị trường gồm toàn ông Chánh, thì nếu giá đấu thầu VCB thấp, mọi người sẽ tiếp tục mua vào cho đến khi nó đạt được tương quan hợp lý. Có lẽ ở mức giá 140.000 đồng/CP. Nếu cao hơn mức 140.000 đồng/CP này, tiền có thể đổ ngược lại vào các cổ phiếu khác.

    Được 29kiss sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 13/12/2007

    Được 29kiss sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 13/12/2007
  2. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Doãn Thiệu - 138 Nguyen T M Khai, quan 3, TPHCM - 0913909121 (Email: thieu71@yahoo.com)
    1. IPO Vietcombank sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán? Giả sử nếu giá đấu bình quân chỉ khoảng 120.000 đồng/CP thì mặt bằng giá chứng khoán trên các sàn chính thức sẽ ra sao? Và ở mức trên 200.000 đồng/CP thì sao? 2. Nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ ép giá và nhà đầu tư trong nước cũng chẳng dại gì mua CP này với giá cao. Vậy thì dự đoán giá đấu bình quân sẽ là bao nhiêu? Bỏ bao nhiêu thì mua được? Xin cám ơn!
    Ông Lâm Minh Chánh: 1. Thân chào độc giả Doãn Thiện, vì VCB là một ông ?olớn? nên tác động về so sánh tương quan của VCB tạo ra rất lớn. Theo tôi, nếu ở mức 120.000 đồng/CP thì chắc là mọi người tiếp tục mua VCB. Còn nếu ở mức 200.000 đồng/CP sợ là nhiều cọc sẽ bị bỏ, và tiền để dành cho VCB sẽ chạy qua các cổ phiếu khác.

    Dự đoán giá thì khó mà thực hiện đựơc trừ khi bạn có ?ophép? biết được suy nghĩ của mọi người. Phòng Tự doanh của Đại Việt đấu 2 mức giá nằm trong khoảng 110.000 - 140.000 đồng/CP.

    Nguyễn Văn Khải - 115/4D Điện Biên Phủ - 0916277336 (Email: khainv@thaibinhshoes.com.vn)
    Theo quý vị, giá đấu giá trung bình của VCB là 200.000 đồng/Cp thì đối tác chiến lược trong nước, nước ngoài có đồng ý mua không? Tôi có thể mua CP VCB với giá 160.000 đồng/cp. Quý vị có muốn ký hợp đồng forward với tôi không?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Văn Khải, nếu giá đấu là 200.000 đồng/CP thì theo tôi khả năng bỏ cọc là rất cao. 160.000 đồng cho một cổ phần VCB là một giá hấp dẫn cho người bán. Rất tiếc là chưa có cơ chế cho phép ký kết mua bán trước như bạn đề nghị. Bạn cho số điện thọai, tôi sẽ cho Phòng Tự doanh gọi bạn nếu chúng tôi trúng thầu. Chúng ta cộng tác làm giàu.
    Ông Phan Phương Anh: Theo tôi, VCB là một cổ phiếu tốt và rất đáng để đầu tư dài hạn. Đối với câu hỏi này, tôi rất tiếc là, trên phương diện của một quỹ đầu tư cũng sẽ tham gia vào đợt IPO này, chúng tôi sẽ không đưa ra một câu trả lời cụ thể về mức giá đấu thành công phù hợp bởi việc đặt giá đối với mỗi nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc tính cụ thể của nhà đầu tư đó như: chiến lược đầu tư, khả năng tài chính...
    Nguyễn Đình Doanh - Ngô Quyền, Hải Phòng - (Email: nddoanh_ngoquyen@gmail.com)
    Xin chào chương trình! Cuộc IPO của Vietcombank đã bị trì đi hoãn lại nhiều lần, lần này đã tiến hành được. Nhưng tôi rất băn khoăn về giá khởi điểm của Vietcombank. Giá khởi điểm này được tính theo phương pháp nào? Lấy gì làm căn cứ hay chỉ dựa vào ước đoán, dựa vào ý thích của "ông chủ lớn" là nhà nước? Nếu vậy sao không để hẳn 200.000/CP cho rầm rộ? Rất mong được quý vị giải đáp!
    Bà Nguyễn Thu Hà: Có bốn căn cứ để xác định giá khởi điểm của Vietcombank:
    - Định giá của tư vấn tài chính quốc tế
    - Tình hình cung cầu trên thị trường
    - Giá của các ngân hàng cổ phần đang niêm yết trên thị trường.
    - Tình hình IPO của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tài chính trong thời gian gần đây.

    Việc xác định giá khởi điểm được tính toán và cân nhắc thận trọng và dựa trên những luận chứng khoa học, không thể nói là dựa trên "ý thích" của chủ thể nào dù đó là "ông chủ lớn" Nhà nước.
  3. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    http://diendan.sanotc.com/topic/show/415ebf59274c4c7aa5546cea08f56a22/1/sanotc.aspx

    Được 29kiss sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 13/12/2007
  4. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Phạm Công Mão - TT Quân khu thủ đô- Hà Nội. - 0983695889 (Email: maopc@viettel.vn)
    Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Các ông có thể cho biết dự đoán của mình về giá trúng thầu bình quân của VCB? 2. Xin cho biết cuộc đấu giá VCB sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường niêm yết sau khi công bố kết quả đăng ký đấu giá và sau khi có kết quả đấu giá? Xin trân trọng cảm ơn!
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo tôi NĐT cần tính toán giá của CP này để có căn cứ bỏ giá hợp lý, ví dụ căn cứ vào kết quả kinh doanh. Đợt này đấu giá ra ngoài nên kết quả sử dụng thặng dư để lại DN rất quan trọng, giá khởi điểm... để có thể rút ra giá trúng thầu bình quân. Theo tôi giá VCB sẽ dao động trong khoảng từ 110.000-130.000 đồng.

    Hiện nay sau khi công bố kết quả đấu giá có ảnh hưởng đến thị trường nhưng không nhiều lắm. Kết quả đấu giá VCB được đánh giá chưa có yếu tố tích cực để có thể ảnh hưởng đến thị trường trong thời điểm này. Có chăng chỉ có yếu tố các NĐT phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình vì số vốn đổ vào đấu giá VCB khá lớn.

    Nếu VCB chọn được nhà đầu tư chiến lược thì tôi nghĩ kết quả đấu giá lần này sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn vì một số quỹ, cũng như tổ chức nước ngoài đã dành một số tiền để tham gia vào đợt đấy giá VCB này.

    Lê Tô Hải - Hà Nội - (Email: mybigbomb2003@yahoo.com)
    Tại sao lại có chuyện VCB để nhà nước giữ 70% thặng dư. Trong trường hợp cổ phần hóa VCB thì nhà nước không hề bán phần vốn của mình mà phát hành thêm để huy động vốn. Vậy giá trị của nhà nước trong VCB vẫn được giữ nguyên, còn toàn bộ khoản thặng dư thu được là tiền từ cổ đông bên ngoài, khoản này phải giữ lại cho VCB chứ? Cũng giống như trường hợp các công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để huy động vốn, có thấy trường hợp nào tiền thặng dư thu về bị các giám đốc đút túi riêng đâu ?
    Ông Phan Phương Anh: Việc Nhà nước quyết định tỷ lệ thặng dư vốn cổ phần giữ lại tại VCB 30% hoặc hơn nữa đang thực sự là một vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá cổ phiếu VCB. Theo quan điểm cá nhân tôi, tôi đồng ý với ý kiến của bạn vì số cổ phần mang đấu giá thực chất là phát hành mới chứ không phải bán phần vốn hiện có của Nhà nước.
  5. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    thks bác
  6. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Chu Thế Anh - 61/19d Lê Đức Thọ P.17 Q. GV - (Email: theanh2382000@yahoo.com)
    Xin các chuyên gia nhận định, giá của VCB là bao nhiêu sau khi đấu giá? Xin cám ơn.
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thế Anh, theo tôi khoản từ 130.000 ?" 150.000 đồng. Mức giá cao nhất mà Phòng Tự doanh Đại Việt bỏ thầu là 140.000 đồng. Thân ái. LMC

    Tăng Thi Thu Hạnh - TP HCM - (Email: thuhanh_76@yahoo.com)
    Thưa các chuyên gia, Vietcombank so với 2 ngân hàng niêm yết hiện nay là Sacombank và ACB thì trội hơn ở điểm gì và kém hơn ở điểm gì?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Hạnh, bạn chờ đọc bài phân tích về VCB trên báo ĐTCK sắp tới nhé. Nói gọn lại, VCB có những điểm mạnh mà ACB và STB không có. Tuy vậy VCB cũng có những điểm yếu của mình. Thách thức lớn nhất của VCB, theo tôi, nằm ở chỗ, Ban lãnh đạo và quản lý của VCB sẽ thích ứng với cơ chế quản lý kiểu công ty cổ phần như thế nào?

    Đinh Việt Cường - Liên Chiểu, Đà Nẵng - (Email: biz_man_smart@yahoo.com)
    Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank trong năm 2007 sụt giảm mạnh. Theo các vị, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Việt Cường, chắc là chị Hà - VCB sẽ cho bạn một câu trả lời thỏa đáng.
  7. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    lequyminh - 350nguyen trai q 5 - (Email: lequyminh350@yahoo.com.vn)
    Báo chí mới đây khi đề cập đến IPO VCB có nói, nhà đầu tư nhỏ lẻ không có cơ hội, điều này có công bằng không?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả lequyminh, theo những gì tôi biết, điều này là hoàn toàn không đúng.

    Kiều Lan - 25b, tổ 42, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: vykieulan@yahoo.com)
    Theo các vị, liệu IPO Vietcombank đợt này, khi mà thị trường ảm đạm như vậy thì có thu hút được các nhà đầu tư tham gia không?
    Ông Hoàng Anh Tuấn:
    Theo đánh giá của HSSC, các nhà đầu tư lớn đặc biệt các quỹ đều muốn có CP VCB, trong quá trình chuẩn bị cũng có yếu tố hoãn đi hoãn lại nhưng thông tin về VCB vẫn được chú ý trong giới truyền thông vì vậy cũng có thể tạo ra sự trông đợi. Mặt khác, cũng có rất nhiều thông tin trong quá trình chuẩn bị IPO VCB chưa được công bố rõ ràng, ví dụ tỷ lệ thặng dư được giữ lại cho VCB và phần nộp lại cho ngân sách nhà nước chưa có thông tin chắc chắn hay xác định giá trị thực tế cho tư vấn quốc tế thực hiện vẫn chưa được công bố công khai, do vậy cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của NĐT, đặc biệt NĐT có tổ chức. Như vậy có thể thấy nhiều NĐT có ngóng đợi nhưng sẽ thận trọng trong quyết định.
    Nguyễn Ngọc Anh - Hà Nội - (Email: anhngưyenngoc287@yahoo.com)
    Thưa các chuyên gia, liệu có trường hợp thị trường cổ phiếu của Việt Nam đang bị nhà đầu tư nước ngoài ép giá xuống để mua được nhiều cổ phiếu Vietcombank với mức giá thấp hay không? Xin các chuyên gia cho ý kiến đánh giá về nhận định trên. Xin cam on!
    Ông Hoàng Anh Tuấn:
    Thực ra cũng không loại trừ yếu tố này, nhưng nó cũng không phải là yếu tố quyết định. Đơn giản như NĐT chiến lược nước ngoài, ngoài góp vốn cho DN họ còn là người đồng hành với DN về kỹ thuật, công nghệ quản trị, phát triển thị trường, khách hàng... giá cả cũng chỉ là một yếu tố thôi.

    Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)
    Thưa ông Chánh, sắp tới sẽ còn IPO nhiều tổ chức lớn, chẳng hạn BIDV, Mobiphone,? Theo phân tích của ông thì giá bình quân của Vietcombank sẽ dao động ở mức nào?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, theo tính toán của Phòng Phân tích VCB và của cá nhân tôi, trên 2 phương pháp cơ bản: dòng tiền và P/B với dự kiến 30% tiền thặng dư được giữ lại, thì giá trị tương quan của VCB nằm trong khỏan 110.000 ?" 140.000 đồng/CP. Dĩ nhiên rằng giá cuối cùng của VCB có thể rất thấp hay rất cao so với khoảng giá chúng tôi định này, tùy vào nhận định của đám đông ?" quy luật cung cầu. Nhưng nếu cao hơn 140.000 chúng tôi sẽ không mua. Có nhiều cổ phiểu có khả năng sinh lời cao hơn so với VCB ở mức giá trên 140.000.

    hùng - hải dương - (Email: tamhoancongchua@yahoo.com.vn)
    tính đến thời điểm hiện nay chỉ số EPS của VCB là bao nhiêu , về tốc độ phát triển thì VCB so với STB ngân hàng nào nhanh hơn. Xin cảm ơn.
    Ông Phan Phương Anh: EPS của VCB đã được nêu rõ trong bản Công bố thông tin. Về tốc độ phát triển, rõ ràng STB có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với VCB trong những năm vừa qua và tôi tin sẽ vẫn cao hơn trong ít nhất một vài năm tới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, quy mô của ngân hàng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

    Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)
    Là một nhà nghiên cứu, xin ông Chánh cho biết, ông đánh giá như thế nào về các biện pháp xóa nợ xấu của Vietcombank đang thực hiện?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, hình như đây là câu thứ 3 mà bạn hỏi, và là câu thứ 2 dành cho tôi. Cám ơn. Câu này tôi cũng rất muốn hỏi chị Hà. Nếu có câu trả lời, tôi sẽ bổ sung trong bài viết của sắp đến của mình.
  8. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
  9. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)
    Theo các vị, liệu IPO Vietcombank đợt này, khi mà thị trường khá ảm đạm như vậy thì có hút được các nhà đầu tư tham gia không? Các vị có nghĩ rằng, Vietcombank đã ?ohoãn?? quá nhiều khiến các nhà đầu tư mệt mỏi vì chờ không?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, đúng là nhà đầu tư mệt mỏi vì chờ. Nhưng cuối cùng thì ?odâu? cũng đã về đến ngõ nhà chồng. Rất hy vọng rằng, cô dâu được mong đợi quá mức này có thể sẽ góp phần làm cho thị trường sinh động lại.
    Ông Phan Phương Anh: Tôi cho rằng, IPO của VCB sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia và hầu hết các nhà đầu tư tổ chức, theo tôi được biết đều đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia đợt IPO này.
    Việc hoãn thực hiện IPO của VCB trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dải ngân của các quỹ. Tôi hy vọng sau đợt IPO này, Nhà nước sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để các đợt IPO được thực hiện theo đúng lịch trình.

    Vinh Chi - BA 25 My Khang Phu My Hung - (Email: thaihoa@gmx.de)
    Tôi có xem qua giải thích của Ngân hàng về lý do tại sao lợi nhuận giảm trong năm 2007. Theo tôi, phần giải thích không thuyết phục lắm vì chủ yếu là đề cập đến những nguyên nhân khách quan. Cũng hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực, môi truờng, nhưng tại sao ACB hoặc các ngân hàng TMCP khác lại đạt được tăng trưởng rất ấn tượng, có ngân hàng tăng hơn 100%. Đề nghị đại diện Vietcombank giải thích thêm? Phần kế hoạch chỉ tiêu cũng không thuyết phục, vì đến năm 2008, lợi nhuận trước thuế cũng chưa bằng được mức lợi nhuận trước thuế của năm 2006, như vậy có nghĩa là Ngân hàng gần như không tăng trưởng trong vòng 2 năm. Nhiệm vụ này xem ra quá nhẹ đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Và mục tiêu này quá thấp so với kỳ vọng của nhà đầu tư nếu tham gia đấu giá với giá khỏi điểm bằng 10 lần mệnh giá (cũng có thể là 10x giá trị sổ sách). Xin đại diện Ngân hàng giải thích thêm về mục tiêu này? Xin cám ơn
    Bà Nguyễn Thu Hà: Trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank vẫn là ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên, các ngân hàng cổ phần ở một góc độ nào đó có những yếu tố thuận lợi chẳng hạn quy mô nhỏ hơn, cơ chế linh hoạt hơn... Những ngân hàng quy mô nhỏ sẽ có những điều kiện để đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

    Nhưng xét về mặt tổng thể, Vietcombank quy mô lớn hơn, khả năng tài chính tốt hơn, năng lực cạnh tranh cũng lớn hơn. Việc tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với một số ngân hàng cổ phần không có nghĩa rằng "kém hơn" những ngân hàng này.

    Tôi cho rằng, đối với một ngân hàng, yếu tố tăng trưởng bền vững sẽ có ý nghĩa quyết định với sự phát triển lâu dài, đặc biệt là trong những thời điểm điều kiện kinh tế khó khăn. Kinh nghiệm trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, rất nhiều ngân hàng nhỏ đã phải đóng cửa, sáp nhập, nhưng những định chế tài chính lớn thì chỉ bị tác động và vẫn vượt qua được.

    Kế hoạch năm 2008 được xây dựng dựa trên năng lực nội tại của Vietcombank mà chưa tính tới các yếu tố ngoại như: Giá trị gia tăng khi có các đối tác chiến lược nước ngoài, đối tác chiến lược trong nước, ngoài ra phần thặng dư vốn chưa được đưa vào tính toán dự báo tài chính.

    Quan điểm của chúng tôi khi xây dựng kế hoạch này là trên quan điểm thận trọng, bởi trong năm 2008 là năm bản lề để chuẩn bị nền tảng và các điều kiện cần thiết cho những năm tiếp theo. Còn về phía Ban lãnh đạo của ngân hàng, chúng tôi vẫn xác định phấn đấu để vượt các chỉ tiêu đặt ra.
  10. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hải Hậu - Vũ Thư - Thái Bình - (Email: hau_nh2002@yahoo.com)
    Các chuyên gia có lời khuyên gì với các nhà đầu tư trước khi quyết định đầu giá cổ phần Vietcombank?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hải Hậu, theo tôi nhà đầu tư nên tham gia nhưng đừng mua với mọi giá. Nếu độc giả Hải Hậu là khách hàng của Đại Việt, tôi sẽ tư vấn bạn mua trong mức giá 110.000 - 140.000 đồng/CP. Nếu cao hơn nên mua cổ phiếu khác.
    Ông Phan Phương Anh: Đối với nhà đầu tư cá nhân, tôi nghĩ rằng không nên giành quá 30% vốn của mình để tham gia vào đợt IPO của VCB lần này. Thị trường hiện nay cũng đang có các cơ hội hấp dẫn để bạn đầu tư vào.

    Hoàng Long - Bình dương - (Email: hlongbduong07@yahoo.com)
    Chào ông Lâm Minh Chánh, là người ngoài cuộc, ông có thể cho biết ý kiến chủ quan của mình về sự kiện IPO Vietcombank, liệu thị trường có quan tâm thái quá đến việc này hay không?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hoàng Long, trước đây trong vai trò nhà nghiên cứu tài chính độc lập thì tôi đã từ bỏ việc tư vấn cho một số nhà đầu tư lớn để thật sự là người khách quan từ ngòai nhìn vào. Bây giờ với vai trò mới - Cố vấn cao cấp và sẽ trở thành Tổng Giám đốc CTCK Đại Việt sau khi được UBCK phê duyệt, tôi đã có cái nhìn của người trong cuộc. Theo tôi, thị trường có lý do để quan tâm đến sự kiện VCB. Tuy nhiên, việc quan tâm này có vẻ thái quá.

    Trần Hòa Nhã - Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh - (Email: rosesoflove4546@yahoo.com)
    Kính gửi ông Lâm Minh Chánh, Tôi rất quan tâm đến đấu giá CP VCB. Theo ông, giá IPO của VCB vào khoảng bao nhiêu là hợp lý? Nếu là ông, ông sẽ đặt giá bao nhiêu? 150.000 VND/CP liệu có phải là một mức giá cao?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hòa Nhã, quy luật cung cầu sẽ quyết định mức giá cuối cùng. Có thể nó sẽ rất thấp cũng có thể nó sẽ rất cao, cao đến 180.000 - 200.000 đồng/CP chẳng hạn. Tuy vậy, như đã nói ở trên, tôi chỉ thị Phòng Tự doanh và Tư vấn khách hàng của chúng tôi mua ở mức giá 110.000 - 140.000 đồng/CP tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng người. Nếu giá VCB trên 140.000 đồng/CP thì tôi sẽ mua CP ACB giá 170.000 đồng/CP, hoặc STB giá 70.000 đồng/CP.

    Minh Hồng - TT Thái Thịnh, Đống Đa, HN - (Email: hongngoccoltdhnvn@yahoo.com.vn)
    Xin ông Chánh cho biết đánh giá của ông về tiềm năng của VCB so với các ngân hàng TMCP khác đang niêm yết trên sàn? Tôi cho rằng, VCB tuy có quy mô lớn nhưng để tìm cách sinh lợi nhuận, nhà đầu tư phải xem xét chủ yếu dựa vào khả năng thu lợi nhuận, chứ không phải cứ thấy "to" là thích, vậy theo ông đầu tư vào CP VCB có hơn gì đầu tư vào một số NH TMCP khác, chaneg hạn STB và ACB? Xin cảm ơn!
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Minh Hồng, tôi sẽ viết một bài phân tích sâu về VCB trên báo ĐTCK, dự kiến đăng vào thứ 2 tuần tới. Nói chung, các ngân hàng có điểm chung là? ngân hàng, nhưng mỗi ngân hàng đều có đặc điểm riêng của nó. Khi mua cổ phiếu của một ngân hàng (hay công ty) bạn mua những lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, cơ hội, và cũng phải chấp nhận điểm yếu, thách thức, rủi ro của nó. Mỗi cổ phiếu đều có thể là một đầu tư tốt tùy thuộc vào giá mà chúng ta mua như thế nào.

    Trần Hoàng Ninh Bình - Ninh Kiều, Cần Thơ - (Email: mrninhbinh_townhome@yahoo.com)
    Cổ phiếu VCB được đánh giá là hấp dẫn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân nên đặt mua với mức giá bao nhiêu để có thể mua được mà không phải bỏ cọc vì bỏ giá quá cao như trường hợp của Bảo Việt và Đạm Phú Mỹ? Các vị có thể tư vấn tôi nên đấu ở mức giá nào?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Ninh Bình, theo tôi, mức giá trong khoảng 110.000 ?" 140.000 là hợp lý.

    Vũ Đức Nam - Hà Nội - (Email: vuducnam75@yahoo.com)
    Xin được hỏi Ông Hoàng Anh Tuấn: Công ty CK Hà Nội liệu có đầu tư vào Vietcombank hay không? Ông có thể cho biết những đánh giá của Ông với tư cách là một nhà đầu tư?
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Thực ra chúng tôi cũng quan tâm đến CP của VCB trên hai góc độ, một là cơ cấu danh mục đầu tư của HSSC, hai là quan tâm với tư cách HSSC là nhà môi giới trên thị trường. Việc đánh giá, bản thân chúng tôi cũng phải có bản nghiên cứu để phục vụ cho hai mục đích này.

    Để đánh giá CP này trước hết có thể nhìn nhận những điểm mạnh bao gồm thương hiệu mạnh, ngân hàng có truyền thống nhiều năm, có thị phần lớn, kinh nghiệm lớn về thanh toán xuất nhập khẩu, là ngân hàng tiên phong triển khai hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị của mình. Về quan hệ quốc tế, VCB cũng được các ngân hàng quốc tế đánh giá là ngân hàng uy tín tại VN. Về quy mô của ngân hàng, sau đấu giá vốn chủ sở hữu sẽ đạt ít nhất 27.150 tỷ VNĐ. Những điểm này là điểm mạnh.

    Tuy nhiên trong đợt chuẩn bị đấu giá này, có vài yếu tố chúng tôi nghĩ là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định NĐT, mà chúng tôi coi là điểm yếu. Ví dụ như các mảng dịch vụ về đầu tư, tín dụng tiêu dùng chưa được khai thác, những chiến lược cạnh tranh trong bối cảnh mới chưa rõ ràng, bối cảnh mới tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một loạt ngân hàng mới đang thành lập, họ chính là những khách hàng lớn của VCB, việc di chuyển khách hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là nhân sự cấp cao chắc chắn có di chuyển bởi những chính sách đãi ngộ nhân sự của VCB đứng trước thử thách khá lớn. Hay tôi có thể lấy một ví dụ cụ thể hơn, chiến lược sử dụng vốn thặng dư thế nào để phát triển sản phẩm, doanh nghiệp chưa được rõ ràng, điều này tác động đáng kể hoạt động của VCB trong tương lai. Do vâỵ chúng tôi có quan tâm nhưng sẽ không đấu giá bằng mọi giá mà chỉ mua ở mức giá cho là hợp lý.

Chia sẻ trang này