1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung quốc mở cửa, ngành xuất khẩu cao su hưởng lợi lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 02/11/2022.

3925 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13909 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, thị phần của Việt Nam là bao nhiêu?
    06/02/2022 15:36 GMT+7
    Năm 2021, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tăng mạnh nhất là các thị trường như: Malaysia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ... và nhập khẩu cao su từ Việt Nam của các thị trường này đều tăng mạnh...
    [​IMG]
    Năm 2021, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong các tháng năm 2021, nhập khẩu cao su của hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tăng mạnh nhất là các thị trường như: Malaysia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nhật Bản, Mỹ ...

    Điều đáng chú ý là nhập khẩu cao su từ Việt Nam của 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất đều tăng rất mạnh về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]
    Nguồn: ITC, * Cơ quan Hải quan Trung Quốc, ** Bộ Thương mại Ấn Độ

    Cụ thể, 11 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, với 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 17,7% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021, tăng so với mức 15,5% của cùng kỳ năm 2020.

    11 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu cao su trị giá 4,192 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 76,4 triệu USD, tăng 130,6%.

    Trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu cao su của Ấn Độ đạt 1,93 tỷ USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 204,6 triệu USD, tăng 137,5% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 9,4% trong tổng trị giá nhập khẩu cao su của Ấn Độ trong 11 tháng năm 2021, tăng so với mức 6,9% của cùng kỳ năm 2020.

    Tại các thị trường còn lại trong Top 10, nhập khẩu cao su từ Việt Nam có mức tăng từ 40,7-98,5% về trị giá trong các tháng của năm 2021.

    [​IMG]
    Thu hoạch cao su tại Nông trường cao su Long Thành. Ảnh: Báo Đồng Nai

    Năm 2021, thị trường cao su thế giới gặp khó khăn do thị trường ô tô toàn cầu gặp khủng hoảng chip bán dẫn, nhập khẩu cao su từ Trung Quốc chậm lại bởi chính sách “Zero Covid” của nước này, sự mạnh lên của đồng USD trong thời gian qua… Vì vậy, phần lớn thời gian giá cao su trong năm 2021 đi ngang hoặc giảm, mặc dù cũng có vài đợt tăng, nhưng không kéo dài quá 1 tháng.

    Năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên. Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch bệnh, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng.

    [​IMG]
    Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

    Năm 2021 là một năm sóng gió với ngành cao su Việt Nam. Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến từ hoạt động sản xuất mủ cao su, đến chế biến gỗ cao su, nhưng ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực khắc phục và tiếp tục tiến đến mục tiêu phát triển bền vững đề ra trong năm 2022.

    Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao.

    Các nền kinh tế lớn đồng thời cũng là các thị trường tiêu thụ cao su trọng điểm của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đã ghi nhận dấu hiệu phục hồi. Từ đó dẫn tới việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên để phục vụ hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp.

    Mức cầu cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục gia tăng trong khi sản lượng thế giới đang có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội làm gián đoạn hoạt động khai thác, đóng cửa nhiều nhà máy.

    Ngoài ra, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, mưa trái mùa và một số bệnh trên cây cao su tác động đến sản lượng tại một số quốc gia sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan.

    Bên cạnh đó, giá dầu - nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp đi lên, kéo theo giá vật liệu này tăng, điều này cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ cho giá cao su thiên nhiên xuất khẩu tăng cao.

    Trong năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành cao su, làm gián đoạn thời gian trồng tái canh cao su trong năm và nhiều hoạt động khác tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã cố gắng đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra an toàn. Khi trạng thái "bình thường mới" dần được thiết lập, các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, vượt mức kế hoạch sản lượng, tạo động lực "tăng tốc" và "về đích" so với mục tiêu hàng năm.

    Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp đã nâng cao tỷ lệ sử dụng cao su nội địa cho việc sản xuất sản phẩm cao su có giá trị xuất khẩu cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

    Ngoài ra, các vườn cao su trong cả nước tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng, đạt chuẩn quy định của ngành.

    Đồng thời, nhằm đáp ứng xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng quốc tế, ngành cũng đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, thúc đẩy việc đạt các chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chứng chỉ chuỗi hành trình cho các vườn cây cao su, nâng cao giá trị sản phẩm.

    Hiệp hội Cao su Việt Nam đang đẩy mạnh việc cấp nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam/Việt Nam Rubber. Đây là một trong những việc làm cần thiết bên cạnh việc nâng chất lượng trồng và chế biến cao su nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu cho cao su Việt.

    Tính đến ngày 16/12/2021, đã có 82 sản phẩm của 29 nhà máy thuộc 17 doanh nghiệp được Hiệp hội cấp quyền sử dụng nhãn hiệu "Cao su Việt Nam".

    Theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong năm 2021, Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 3 về sản lượng và xuất khẩu, chỉ sau Thái Lan, Indonesia.

    Tuy nhiên, năng suất của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 1,6 tấn/ha, trở thành nước đứng đầu châu Á về năng suất cây cao su, vượt các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…

    Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020. Xuất khẩu cao su trong năm 2021 đã lập một kỷ lục mới về trị giá trong lịch sử ngành cao su Việt Nam.

    Dự báo, năm 2022, xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, châu Âu được dự báo tiếp tục tăng khi kinh tế các nước này hồi phục sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) dự báo, trong giai đoạn 2022 - 2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần.

    Trong tháng 01/2022, giá cao su trong nước có xu hướng tăng nhẹ, giá mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua dao động quanh mức 290-350 đồng/độ TSC. Tại Bình Phước giá thu mua mủ nước của Công ty cao su Phú Riềng dao động ở mức 300- 340 đồng/độ TSC. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348 -350 đồng/độ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 323 đồng/độ TSC.
    --- Gộp bài viết, 02/11/2022, Bài cũ: 02/11/2022 ---
    Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh lên mức 11.345 nhân dân tệ/tấn, tăng 3,14% (tương đương 345 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
    vaidaichua09xy852289 thích bài này.
  2. XtraderX

    XtraderX Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/05/2022
    Đã được thích:
    527
    Đợi giá cs về 100 usd hãy bắt
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    nút thắt của ngành cao su xuất khẩu chính là chính sách zezo covid của TQ,
    Trung quốc mở cửa sắp tới sẽ tạo sự bứt phá mạnh đó bác
  4. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.585
    Dpr Phr giá rẻ cổ tức sòn sòn múc
    tuthu999stockpro88 thích bài này.
  5. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    ok bác
  6. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    Tinh bột sắn, cassava powder nữa nhóe
    stockpro88 thích bài này.
  7. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    ok bác, những ngành nông nghiệp xuất khẩu nhiều sang TQ sẽ hưởng lợi,
    đặc biệt ngành cao su thiên nhiên
    MrVu2809 thích bài này.
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Chính sách Zero COVID có cản đường xuất khẩu cao su sang Trung Quốc?
    07:30 | 25/03/2022

    Xuất khẩu cao su theo đường biển có thể bị gián đoạn
    Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 67.000 tấn, tương đương 117 triệu USD, giảm 53% về lượng và giảm 52% về trị giá so với tháng 1. Dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

    Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 210.000 tấn cao su, tương đương 361 triệu USD, giảm 3% về lượng nhưng tăng 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

    Trước đó, năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam với 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị 2,3 tỷ USD, chiếm hơn 71% xuất khẩu cao su.

    [​IMG]
    (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Phạm Mơ

    Trao đổi với người viết, đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết thông thường, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng, song nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.

    Tuy nhiên, VRA cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách Zero COVID của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su năm 2022. Trong khi, mặt hàng cao su phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường biển, do vậy, các yếu tố về vận chuyển hàng hải sẽ có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam.

    Trước đó, năm 2021, Trung Quốc đã từng đóng cửa một nhà ga chính tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng nhộn nhịp thứ ba thế giới sau khi một công nhân tại đây mắc COVID-19. Đây là lần thứ hai nước này dừng hoạt động tại một trong những cảng quan trọng nhất.

    Ngay cả sau khi Thế vận hội Mùa Đông 2022 kết thúc, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ như phong tỏa các thành phố lớn và đình chỉ tất cả các dịch vụ giao thông công cộng.

    Điều đó có khả năng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm cao su, tác động đến nhu cầu cao su tự nhiên trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Tỷ lệ xuất khẩu cao su thô vẫn ở mức cao
    Dù xuất khẩu cao su sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt song Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dạng thô. Nhiều ý kiến cho rằng điều này gây lãng phí nguyên liệu vì giá trị thấp.

    Theo thống kê của VRA, năm 2021, giá trị xuất khẩu của ba nhóm mặt hàng cao su ước đạt gần 9,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu cao su tự nhiên đạt trên 3,3 tỷ USD, gỗ cao su đạt 2,5 tỷ USD và nhóm sản phẩm cao su đạt 3,7 tỷ USD.

    Hiện, khoảng 80% lượng mủ khai thác trong nước được xuất khẩu dạng nguyên liệu sơ chế (cao su tự nhiên), còn lại được đưa vào sản xuất các sản phẩm như lốp xe, găng tay, linh phụ kiện, đế giày, băng tải…

    Trước đó, giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng hàng năm về kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 9,3%, trong khi tăng trưởng của sản phẩm cao su cao hơn gần 2 lần, đạt 17,2%. Song đến nay, chưa có tín hiệu cho thấy giá trị và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên sẽ giảm.

    Đại diện VRA thừa nhận tỷ trọng xuất khẩu cao su thô vẫn ở mức cao và cũng là hạn chế của ngành. Nguyên nhân là Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam vẫn khá dễ tính, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi theo hướng đầu tư nâng cao chất lượng.

    [​IMG]
    Các sản phẩm đệm, gối cao su có giá trị cao. (Ảnh: VRG)

    Hiện, khâu xuất khẩu các sản phẩm cao su được chế biến sâu với giá trị gia tăng cao chủ yếu được đầu tư bởi các doanh nghiệp tư nhân và FDI. Và sức ép, cạnh tranh thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng chính là động lực cho các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ cao su.

    Đại diện VRA cho rằng dù duy trì xuất khẩu nguyên liệu thô ít mang đến rủi ro cho doanh nghiệp và tạo việc làm nhưng giá xuất khẩu vẫn còn thấp và biến động theo thị trường thế giới. Do vậy, xu hướng trong tương lai, ngành cần nâng cao tỷ trọng chế biến sâu, tránh lãng phí nguyên liệu.

    Về vấn đề này, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su trong mối liên kết chuỗi để hình thành những tập đoàn, doanh nghiệp quy mô và hiện đại.

    Dự kiến, các doanh nghiệp này sẽ nâng công suất chế biến cao su mủ quy khô đạt 1,2 – 1,5 triệu tấn/năm và đầu tư các cơ sở chế biến cao su sơ chế thành các sản phẩm cao su công nghiệp như săm lốp, găng tay, đệm mút…


    Xuất khẩu cao su lao dốc hai tháng liên tiếp
  9. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.300
    Những tỉnh gần TQ thì xk vô cùng thuận lợi
    stockpro88 thích bài này.
  10. gianghot

    gianghot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2014
    Đã được thích:
    2.200
    cả thế giới hưởng lợi

Chia sẻ trang này