Trung Quốc tuyên bố: “Trời sẽ không sập” ở Bắc Kinh trong cuộc "đấu" với Mỹ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NgotMienTay, 13/04/2025.

3820 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 19:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13293 lượt đọc và 84 bài trả lời
  1. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    1.049
    "Trời sẽ không sập": đây là tuyên bố mà chính quyền Bắc Kinh hét vang giữa cơn bão thuế quan từ chính quyền Donal Trump. Kêu gọi 1,4 tỷ dân đoàn kết biến đau thương thành sức mạnh và chứng minh rằng Trung Quốc không chỉ sống sót mà còn có thể “dạy” cho Mỹ một bài học nhớ đời trong cuộc chiến thương mại khốc liệt này.

    Câu tuyên ngôn đầy khí phách ấy không chỉ là lời động viên từ tờ Nhân dân nhật báo-cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc mà còn là tiếng “gầm” của một quốc gia quyết không khuất phục trước áp lực từ Washington, khi Trump giáng đòn thuế gọi là “ngày giải phóng” nước Mỹ xuống hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh ngay lập tức đáp trả bằng mức thuế 34%, 84%, 125% áp lên mọi sản phẩm Mỹ, biến cuộc chiến thương mại thành một sàn đấu không khoan nhượng. Từ những nhà máy sản xuất đồ chơi ở Giang Tây đến các văn phòng ở Thượng Hải, Trung Quộc hiện đang dồn toàn lực để vượt qua bão tố thuế quan.

    Nhưng liệu lời kêu gọi đoàn kết kiên cường này có đủ để đưa "con Rồng" châu Á vượt qua cơn giông tố hay chỉ là một “điệu múa” cuối cùng trước khi “trời thực sự sập”. Anh Chị NĐT quan tâm hãy cùng NgotMienTay đi qua những luận điểm sau:

    Không nhượng bộ
    Vào ngày 7/4/2025 khi bài xã luận, trang viết của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc công bố, ngay lập tức cả thế giới hướng mắt về phía Bắc Kinh. Với một giọng điệu hào hùng, bài viết không chỉ phản ánh sự tin mà còn gửi đi thông điệp rõ rằng rằng: Trung Quốc đã sẵn sàng đối mặt với mọi kịch bản mà Trump và Chính quyền thất thường của ông ném tới.

    Chỉ vài ngày sau khi ông Trump công bố mức thuế 34% với hàng hóa đến từ Trung Quốc, ngay lập tức Bắc Kinh cũng công bố loạt biện pháp đối phó, đáp trả bằng những con số tương ứng lên mọi hàng hóa đến từ Mỹ, đẩy mức thuế quan giữa 2 siêu cường không ngừng tăng lên, đạt đỉnh điểm 145% và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nước cờ của Bắc Kinh khiến giới quan sát phải kinh ngạc và vượt xa dự đoán.

    [​IMG]
    Thuế quan đối ứng giữa Mỹ và Trung Quốc

    Đây là đòn đáp trả trực tiếp của Trung Quốc sau khi Trump tung ra các gói thuế quan mới nhằm vào sản phẩm của đất nước tỷ dân, đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đỉnh điểm. Nhưng thay vì run sợ, Bắc Kinh chọn cách “đứng thẳng lưng”, nhằm khẳng định rằng: họ không chỉ biết chống đỡ mà con biến thách thức thành cơ hội chiến lược.

    Tờ Nhân dân nhật báo-cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc viết: “trời sẽ không sập”. Một câu nói đơn giản nhưng đầy sức mạnh, như muốn xoa dịu 1,4 tỷ dân trước những lo ngại về bất ổn kinh tế. Bài báo nhấn mạnh rằng: dù thuế quan của Mỹ có gây tổn thương nhưng nền kinh tế Trung Quốc không sụp đổ.

    Biến thách thức thành cơ hội
    Thực tế là Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị từ lâu. Khi Trump bắt đầu khởi sướng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vào năm 2018, Trung Quốc đã giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Nếu năm 2018 xuất khẩu sang Mỹ chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thì đến năm 2024 con số này chỉ còn 14,7%.

    Sự sụt giảm ấy không phải là dấu hiệu yếu đi mà là minh chứng cho việc Trung Quốc đã đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm đối tác mới ở châu Á, châu Phi, châu Âu,… “Sự suy giảm xuất khẩu sang Mỹ không thể phá vỡ nền kinh tế chung của chúng ta", tờ Nhân dân nhật báo khẳng định. Như một lời cam kết rằng “con Rồng” này sẽ không gục ngã trước “lưỡi kiếm” thuế quan của chính quyền Trump.

    Nhưng Trung Quốc không chỉ phòng thủ, bài báo còn tung ra một đòn phản công sắc bén: Mỹ cũng sẽ phải trả giá đắt. Tờ Nhân dân nhật báo cảnh báo rằng: “Washington không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo; giày dép; đồ điện tử mà còn các sản phẩm trung gian từ linh kiện máy móc đến nguyên liệu thô và Mỹ chắc chắn khó lòng tìm được nơi thay thế trong ngắn hạn”.

    Khi Trung Quốc áp thuế 34%, 84% rồi 125% lên hàng hóa Mỹ từ nông sản đến đậu nành, thịt lợn đến công nghệ cao. Người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ sẽ cảm nhận rõ cái giá của cuộc chiến này. Một ví dụ điển hình là ngành nông nghiệp Mỹ vốn đã lao đau từ năm 2018 khi Trung Quốc trả đũa lần đầu. Giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mất thêm hàng tỷ $ nửa, trong khi đó các tập đoàn lớn như Apple; Tesla;…những kẻ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đứng trước viễn cảnh chi phí tăng vọt, buộc phải tăng giá sản phẩm hoặc chấp nhận lợi nhuận giảm sút.

    Thị trường tài chính Trung Quốc vì vậy cũng không tránh khỏi rung lắc. Ngay ngày đầu tuần khi Bắc Kinh công bố thuế trả đũa, chỉ số Shanghai Composite lao dốc 7,3%, đánh dấu một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19. Cơn hoãng loạn lan nhanh khiến quỹ đầu tư Nhà nước Central Huijin Investment phải vào cuộc bom tiền để ổn định thị trường.

    Nhưng tờ Nhân dân nhật báo không nao núng trước con số này. Họ lập luận rằng đó chỉ là phản ứng tức thời và nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà ổn định, đủ sức chịu đựng những cú sốc như vậy. “Chúng ta có kinh nghiệp phong phú sau 8 năm chiến đấu” bài báo viết, như nhắc nhỡ rằng Trung Quốc không phải là kẻ mới bước vào sàn đấu. Từ năm 2018 Bắc Kinh đã học cách đối phó với Trump, bằng việc tung gói kích kinh tế, giảm lãi suất, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác. Hiện tại Bắc Kinh tự tin rằng mình có đủ các kế hoạch dự phòng để vượt qua cơn bão thuế quan mới.

    Trong khi Trump không ngừng leo thang gây áp lực,Trung Quốc chọn cách vừa đánh vừa đàm. Bài xã luận nhấn mạnh: “chúng ta không đóng cửa đàm phán nhưng cũng không nuôi dưỡng ảo tưởng”. Lời tuyên bố này cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng ngồi vào bàn thương lượng nhưng chỉ khi nhận được sự nhượng bộ từ Mỹ. Ngược lại Trump luôn tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết. Vào ngày 6/4 trên chuyên cơ Không Lực Một ông tuyến bố: “Tôi sẽ không đạt được thỏa thuận trừ khi Trung Quốc giải quyết khoảng cách thương mại hàng trăm tỷ $”. Ông còn “khoe” rằng đòn thuế quan của mình đã buộc Trung Quốc thay đổi quyết định bán TitTok tại Mỹ, nếu ông chấp nhận giảm thuế dù chỉ một chút Bắc Kinh ngay lập tức sẽ đồng ý. “Đó là sức mạnh của thuế quan”, Trump tự tin nói như thể ông đang nắm giữ chìa khóa để khuất phục “con Rồng” châu Á.

    Tập trung vào chính mình
    Nhưng Trung Quốc không phải là kẻ dễ bị khuất phục. Tờ Nhân dân nhật báo khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ biến khủng hoảng thành cơ hội, bằng cách tập trung vào chính mình thay vì phụ thuộc vào thương mại với Mỹ. Họ đặt cược vào nhu cầu nội địa, một chiến lược dài hạn đã được chuẩn bị từ nhiều năm nay. Với dân số 1,4 tỷ người, thị trường tiêu dùng Trung Quốc là “mỏ vàng” khổng lồ mà không quốc gia nào sánh kịp. Chính quyền Bắc Kinh đã tung ra loạt biện pháp “phi thường” để thúc đẩy tiêu dùng, từ việc giảm thuế cho người dân, phát phiếu mua sắm đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đồng thời họ vẫn còn dư địa lớn trong chính sách tiền tệ và tài khóa như cắt giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của ngân hàng, hạ lãi suất, phát hành trái phiếu đặt biệt và tăng thậm hụt ngân sách,…Những công cụ này không chỉ giúp giảm thiểu cú sốc từ thuế quan của Trump mà còn tạo động lực để nền kinh tế Trung Quốc tự đứng vững.

    Nhìn lại 8 năm qua Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều để đối phó với Mỹ. Từ một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu họ dần chuyển hướng sang công nghệ cao, năng lượng xanh và tự cung, tự cấp. Các Cty như Huawei, BYD đã vươn lên mạnh mẽ bất chấp các lệnh cấm từ Washington. Năm 2024 Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới nhờ vào chiến lược đẩy mạnh xe điện. Những thành tựu trên là minh chứng cho thấy Bắc Kinh không chỉ biết chịu đựng mà còn biết cách thích nghi và phản công.

    Ông Arthur Kroeber chuyên gia từ Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu kinh tế tập trung vào Trung Quốc. Nhận định rằng “Trung Quốc đang rất tự tin họ có thể sống lâu hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ nhờ 5 năm củng cố nội lực”.

    “Bây giờ Trump phải quyết định xem ông ta muốn leo thang hay đàm phán”, Arthur Kroeber viết. Đồng thời chỉ ra rằng Trung Quốc chọn cách tự vệ thay vì xây dựng liên minh chống Mỹ, một chiến lược khác biệt nhưng đầy toan tính của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên thì không phải ai cũng lạc quan như những gì tờ Nhân dân nhật báo viết. Cơn lốc thuế quan từ Mỹ không chỉ làm rung chuyển thị trường Chứng khoán mà còn đe dọa đến hàng triệu việc làm tại Trung Quốc. Các nhà máy ở Giang Tây, Quảng Đông nơi sản xuất đồ chơi, quần áo, giày dép cho thị trường Mỹ đang đối mặt với đơn hàng giảm mạnh. Người lao động thì lo lắng, doanh nghiệp nhỏ kêu cứu và áp lực lạm phát từ chi phí nhập khẩu tăng cao là những mối nguy hữu hình.

    Dù vậy, Bắc Kinh không thể để những tiếng kêu cứu đó làm lung lây quyết tâm. Họ tin rằng “sự đoàn kết của cả nước từ người dân bình thường đến quan chức cấp cao sẽ là chìa khóa để vượt qua bão tố, sự thống nhất về mục đích sẽ dẫn đến chiến thắng”, tờ Nhân dân nhật báo viết như một lời hiệu triệu toàn dân đứng sau lá cờ đỏ.

    Cuộc chiến dài hơi
    Ở phía bên kia Đại dương, Trump dường như không có ý định nhượng bộ, ông tiếp tục xem thuế quan là “vũ khí” tối thượng và tin rằng nó sẽ khiến Trung Quốc “quỳ gối”. Nhưng ông quên rằng Trung Quốc không còn là đối thủ của năm 2018, yếu ớt và bị động. Giờ đây Bắc Kinh có kinh nghiệm, công cụ và quan trọng nhất là ý chí kiên cường. Trump có thể tự hào về sức mạnh thuế quan nhưng Bắc Kinh cũng sẵn sàn cho một cuộc chiến dài hơi. Nếu Mỹ tăng thuế, Trung Quốc sẽ “chơi tới cùng”, nếu Mỹ phong tỏa công nghệ, Trung Quốc sẽ tự phát triển, nếu Mỹ cô lập, Trung Quốc sẽ tự chủ,… đó là tinh thần “trời sẽ không sập” mà tờ Nhân dân nhật báo muốn gửi gắm. Đây không phải là nói suông mà đây là lời cam kết của cả một dân tộc vốn đã quen với nghịch cảnh.

    Kết luận
    Cuộc chiến thương mại này không chỉ là câu chuyện của thuế quan, của những con số mà nó là cuộc thử nghiệm ý chí giữa 2 siêu cường Mỹ-Trung Quốc trong thế kỷ 21, ở đó mỗi bên đều muốn chứng minh mình mạnh hơn, bền bỉ hơn, giỏi hơn,...

    Trung Quốc kêu gọi đoàn kết, biến thách thức thành cơ hội và sẵn sàng chịu đau để đứng vững.

    Nước Mỹ với Trump ở vị trí “cầm lái” đang chọn cách tấn công không khoan nhượng, tin rằng sức mạnh kinh tế của mình là bất khả chiến bại. Nhưng ai sẽ là người sống sót cuối cùng? Lịch sử cho thấy Trung Quốc đã từng vượt qua những thời khắc đen tối của đất nước, từ chiến tranh thế kỷ 19 đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đại dịch Covid-19,… Giờ đây với 1,4 tỷ dân làm hậu thuẫn và một chính quyền quyết tâm. Họ tin rằng “trời sẽ không sập”, ít nhất là không phải ở Bắc Kinh.

    Hiện tại dư luận Quốc tế đang chờ xem những bước đi tiếp theo giữa 2 nước, nếu Trump leo thang thì Trung Quốc tiếp tục trả đũa hay tìm cách đàm phán. Và nếu Bắc Kinh thành công trong việc kích thích nội lực, liệu họ có viết lại luật chơi kinh tế toàn cầu nơi Mỹ thống trị kể từ sau Thế chiến thứ 2? Câu trả lời chưa rõ nhưng có một điều chắc chắn là cuộc chiến này còn lâu mới kết thúc.

    Xem thêm chủ đề: Trump gây sốc cho giới đầu tư Việt Nam https://f319.com/threads/trump-gay-soc-cho-cho-gioi-dau-tu-viet-nam.1909191/
    khigiacodocthatha_chamchi thích bài này.
  2. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    2.653
    Mỹ sẽ là người đưa ra đề nghị đàm phán trước. Trung Quốc có đủ thế và lực của nền kinh tế thứ 2 thế giới để đối phó với Mỹ. Bản thân Trump dù rất muốn hạ bệ kinh tế TQ nhằm giảm vị thế của TQ trên bản đồ chính trị, quân sự thế giới song cũng biết được để làm đươc điều đó thì Mỹ cũng bị sứt mẻ quá nhiều. Mà đâu chỉ có mỗi TQ, gấu Nga lù lù ra đó với tiềm lực quân sự rất mạnh cộng với ý chí kiên cường của một dân tộc vĩ đại không chịu khuất phục trước Mỹ và phương Tây, vẫn vững vàng dù bị bao vây, cấm vận về kinh tế do chiến tranh với Ucraina, là cái gai không thể nhổ, Mỹ vẫn cần tập trung nguồn lực để kìm hãm nhưng nhờ sự đối đầu M-TQ mà lại vươn lên mạnh mẽ chẳng há Mỹ tạo cơ hội đối thủ tầm cỡ này ư?
    thatha_chamchi thích bài này.
  3. nkdaicat

    nkdaicat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2025
    Đã được thích:
    62
    Nếu năm 2018 xuất khẩu sang Mỹ chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thì đến năm 2024 con số này chỉ còn 14,7%. : xuất lén, gian lận thương mại- qua nước thứ 3, trong đó có VN, Có giỏi thì thả nổi tièn tệ, tự đứng trên đôi chán, đừng neo tỷ giá chặt vào usd, bán hết trái phiếu, không xuất kháu qua Mỹ nữa, cho Mỹ sợ, mạnh mà, lo gì.
    TTVNBKTeppi276 thích bài này.
  4. ntbcantho

    ntbcantho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2024
    Đã được thích:
    1.473
    Người muốn đàm phán nhất bây giờ chính là Trum. Dân mỹ kêu ghê quá trời. Trum đ chịu nổi nhiệt b
  5. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    1.049
    Mỹ đã thành công trong việc làm nước Nga của ông Putin suy yếu sau 2 năm sa lầy ở chiến trường Ukraine. Nga từ lâu đã không có khả năng đe dọa đến vị thế siêu cường của Mỹ. Nhìn vào cách ông Trump làm ai cũng biết TQ đang là mục tiêu chính và Trump đang dồn toàn lực để làm TQ suy yếu. Vì ở mọi lĩnh vực TQ là nước duy nhất lúc này có nền tảng vững chắc nhất để đối đầu và thách thức vị thế bá chủ của Mỹ.
    sttsg thích bài này.
  6. anandtech

    anandtech Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2020
    Đã được thích:
    52
    :(|) mỹ giờ chỉ còn tuyệt chiêu phá giá tiền tệ thôi, trump nhặt được bí tịch quỳ hoa bảo điển rồi
  7. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    1.049
    Mức thuế thực sự mà hàng hóa Trung Quốc gánh chịu: Có sản phẩm bị đánh thuế tới 245%

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tóm lại, mức thuế cụ thể Mỹ áp đặt đối với các sản phẩm Trung Quốc như sau: Ống tiêm và kim tiêm: 245%, pin lithium-ion: 173%, mực: 170%, áo len: 169%, tấm nhựa: 159%, máy nước bánh mỳ: 150%. Xe điện: 148%, đồ chơi-búp bê – tranh ghép hình: 145%, Vitamine C: 145%, lá nhôm: 75%, lốp xe ô tô: 73%, chất bán dẫn: 70%, đồ gia dụng bằng kim loại: 70%, bản lề cửa xe: 67%, máy tính bảng: 20%, sách trẻ em: 0%.
  8. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    2.653
    Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Nga hiện đứng thứ 4 trên thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Năm 2024, GDP của Nga chiếm khoảng 3,55% GDP toàn cầu, vượt qua Nhật Bản với 3,38%.
    Thật sự về kinh tế, chưa bao giờ, kể từ khi Liên Xô tan rã, Nga là đối thủ của Mỹ. Nhưng về quân sự, Nga và Mỹ đều là hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, nhưng mỗi quốc gia có những thế mạnh riêng:
    • Nga: Nổi bật với số lượng xe tăng, pháo tự hành và hệ thống tên lửa đa năng (MLRS) lớn nhất thế giới. Nga cũng có lực lượng dự bị động viên rất mạnh nhờ chế độ nghĩa vụ quân sự, cho phép huy động nhanh chóng trong thời gian ngắn.
      Mỹ: Dẫn đầu về công nghệ quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực không quân và hàng không vũ trụ. Mỹ có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, cho phép phát triển các loại vũ khí tiên tiến và duy trì lực lượng quân đội hiện đại.
    • Tóm lại, Nga có lợi thế về số lượng và khả năng huy động lực lượng, trong khi Mỹ vượt trội về công nghệ và ngân sách quốc phòng
    Chính sức mạnh về quân sự, đường lối chính trị không theo CNXH cũng không ngả hẳn về CNTB vẫn làm Mỹ và Phương Tây phải e dè và vì thế họ mới tìm mọi cách mở rộng biên giới NATO về phía đông và cực chẳng đã, đó là một trong các lý do để Nga đánh Ucraina.
    Do vậy, trong chính sách đối ngoại, Nga vẫn là một mối quan tâm hàng đầu của Mỹ.
    NgotMienTay thích bài này.
  9. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    1.049
    Trong sách trắng quốc phòng năm 2025, Mỹ vẫn để Nga và TQ là mối đe dọa chiến lược nhưng Mỹ nhấn mạnh yếu tố TQ nhiều hơn là Nga. Về chiến lược lâu dài của Mỹ dành cho Nga là tiếp tục làm suy yếu nền quốc phòng của nước này khiến Nga không thể triển khai bất cứ một cuộc chiến nào khác hoặc có khả năng đe dọa đến nước khác. Riêng đối với TQ quá trình này sẽ khiến Mỹ và đồng minh tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên TQ lớn mạnh như ngày nay là nhờ có "bầu sữa" to đùng của Mỹ bắt đầu từ năm 1972 và năm 2000 khi Mỹ đưa TQ gia nhập WTO.
    Teppi276 thích bài này.
  10. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    1.049
    https://vnexpress.net/ong-trump-smartphone-may-tinh-do-dien-tu-se-bi-ap-thue-moi-4873548.html
    Ông Trump thay đổi chính sách thuế quan như trở bàn tay khiến cho những NĐT chúng ta, giới trader trên thế giới và các nhà phân tích, hoạch định chính sách không biết đường đâu mà lần.

    Với sự bất thường đến từ chính quyền Trump, NĐT chúng ta cũng sẽ phải thường xuyên đối mặt với các chuyến “tàu lượn” trên thị trường.

    Do vậy Anh Chị NĐT ngắn hạn được khuyến nghị khi cổ phiếu có lãi ưu tiên CHỐT LÃI khi cổ phiếu về lại các nền tích lũy của năm/các đường MA/các mốc kháng cự mạnh và hạn chế mua đuổi giá trong phiên.
    --- Gộp bài viết, 14/04/2025, Bài cũ: 14/04/2025 ---
    https://vnexpress.net/xuat-khau-thang-3-cua-trung-quoc-vuot-xa-du-bao-4873690.html
    Xuất khẩu tháng 3 của Trung Quốc vượt xa dự báo.

    TQ đa dạng và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu. Họ cũng biết thế giới cần họ bên cạnh Mỹ nên họ không chút e dè trong cuộc chiến thương mại tay đôi với Mỹ.

Chia sẻ trang này