"Tsunami tài chính Mỹ" và bài học cho Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngua o, 20/09/2008.

2229 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 389 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. ngua o

    ngua o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    "Tsunami tài chính Mỹ" và bài học cho Việt Nam


    Biết việc gì đúng cần phải làm không khó; có khả năng và ý chí để làm được chuyện đúng không mới khó. Nước Mỹ đã biết hơn ai hết thế nào là chuẩn trong hoạt động tài chính ngân hàng. Nhưng khi mà những người có quyền lực và tài lực câu kết lũng đoạn hệ thống thì hệ quả không thể nào lường được ?" ông Trần Sĩ Chương, nguyên cố vấn kinh tề và ngân hàng Quốc hội Mỹ.
    Nguồn cơn cuộc khủng hoảng lớn nhất từ 80 năm qua

    Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro. Đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.


    Chứng khoán Mỹ giảm mạnh. Ảnh Reuters




    Năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức và cùng Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ nằm trong chương trình 100 ngày đầu của chính phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư.

    Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm.

    Hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết như vậy và chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

    Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
    Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới.

    Đến đầu thập niên 1980, khi Reagan nhậm chức tổng thống, Chính phủ Mỹ chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay để nhiều người đầu tư vào thị trường bất động sản. Chính sách này chỉ vài năm sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên, bắt buộc Chính phủ phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300 tỉ USD mới giải quyết được tạm ổn.

    Trong thập niên 1990, chính quyền của Tổng thống Clinton đã thành công trong các chính sách kinh tế, trả được tất cả các công nợ lớn do chính quyền Reagan để lại, bắt đầu một thời kỳ phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng chính sự thành công này đã nảy sinh ra mầm mống cho sự khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ ngày hôm nay. Say men chiến thắng và cũng đầy lòng tham, các đại gia của Mỹ và cả những nhà hoạch định chính sách đã lãng quên những quy tắc cơ bản của ngành ngân hàng và nhiệm vụ quản lý rủi ro tài chính.

    Các đại gia tài chính - ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagal. Số tiền lobby từ các đặc quyền tài chính ngân hàng chi trong năm 1998 lên đến 200 triệu USD! Năm 1999, Tổng thống Clinton trước khi mãn nhiệm kỳ đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley chính thức khai tử Glass-Steagal.

    Năm sau, cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup - một trong những tập đoàn đã chủ động chiến dịch lobby cho đạo luật ngân hàng mới. Ngân hàng Mỹ từ đó được tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa qua các thủ thuật ?obốc giá?.

    Chính sách tín dụng thoải mái với lãi suất cực kỳ thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực nhà đất để rồi hệ thống tài chính - ngân hàng Mỹ không cõng được gánh nặng do chính mình tạo ra, đòi hỏi chính quyền Mỹ phải cấp cứu.

    Sẽ thêm nhiều đại gia tài chính lâm vào tình trạng ngặt nghèo trong vài ngày, vài tuần tới. Chính phủ Mỹ sẽ không có đủ khả năng giải cứu tất cả và có lẽ sẽ kêu gọi cả ngân hàng trung ương quốc tế tham gia công tác cứu nạn vì thị trường tài chính Mỹ ảnh hưởng sâu rộng đến tòan thị trường tài chính thế giới. Để cứu vãn tình hình, trước mắt phải cần khoảng 1000 tỷ USD. Đây là một số tiền không lớn so với nhu cầu, và có lẽ không đủ để chữa cháy. Nhưng đó lại là một số tiền lớn đối với chính phủ, nhất là hành động này đi ngược lại nguyên tắc kinh tế thị trường.

    Sự can thiệp của Chính phủ Mỹ vào lúc này chỉ hy vọng ổn định được tâm lý của thị trường để tránh sự tuột dốc quá nhanh, không kìm hãm được.

    Kinh tế Mỹ sẽ đi về đâu?

    Trước mắt, không ai biết được đâu là hồi kết của cuộc khủng hoảng này. Có lẽ điểm đáy thì gần kề, nhưng sau đó kinh tế Mỹ sẽ bị trầm cảm một thời gian dài, có thể từ 3 ?" 5 năm sau mới gượng dậy được.

    Ngay cả sau khi thị trường tài chính tạm ổn định thì thị trường nhà đất cũng cần thêm ít nhất là 3 năm nữa để giải quyết mức thặng dư bên cung và nâng mức cầu lên đến mức cân bằng.

    Khi đó nền kinh tế mới có thể trở lại hoạt động thật sự ổn định và phát triển.

    Đây là cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của Mỹ trong gần 80 năm qua. Nó sẽ không ngừng ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà sẽ còn nhanh chóng lan rộng sang các lĩnh vực khác như sản xuất, công nghiệp? Mức thất nghiệp sẽ tăng, dịch vụ an sinh xã hội giảm.

    Ảnh hưởng dây chuyền bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính sẽ không lường được. Đây sẽ là một cơ hội để một số đại gia nước ngoài mua lại tài sản của Mỹ với giá bèo. Đây có lẽ cũng là điểm mốc đánh dấu một thời đại mới mà Mỹ sẽ không còn quyền lực hầu như quyết định và ảnh hưởng lớn đến thương trường và chính trường thế giới như trong hai thập niên qua.

    Hệ lụy toàn cầu

    Từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, khủng hoảng này sẽ lan tỏa toàn cầu vì những tài sản đầu tư xấu của Mỹ đã được chứng khoán hóa với nhiều thủ thuật ?obốc giá? và phần lớn đã được bán lại nhiều lần trên các thị trường chứng khoán thế giới. Theo ước tính, nếu Mỹ bị chịu đòn 1 thì thế giới còn lại cũng phải chịu 2-3, gần đúng theo tỷ lệ GDP tương đối của Mỹ.

    Tsunami tài chính của Mỹ sẽ ập đến Âu châu, Á châu? Nền kinh tế nào càng lớn, càng giao thông với Mỹ càng bị nặng. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng. Xuất khẩu của Việt Nam qua các nước có mức tiêu thụ lớn sẽ giảm.

    Ảnh hưởng trực tiếp đối với Việt Nam có lẽ tương đối không lớn, so với những nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản?Phần lớn xuất khẩu của Việt Nam là dầu khí, lương thực, thực phẩm là những nhu yếu phẩm. Việt Nam cũng chưa thực sự hội nhập vào thị trường thế giới để bị những ảnh hưởng nặng nề trực tiếp.

    Tuy nhiên, trong 5 năm tới, VN sẽ mất cơ hội có được điều kiện thị trường thuận lợi của thế giới bên ngoài để phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn thử thách của VN hiện nay.

    Bài học với Việt Nam

    Vấn đề mấu chốt của VN không phải là lạm phát, vì tình hình trầm cảm của thế giới sẽ làm giảm mức cầu. Khi cầu giảm thì thị trường sẽ hạ nhiệt. Lạm phát có lẽ sẽ không còn là vấn đề nữa mà sẽ phát sinh vấn đề giảm phát (deflation).

    Vấn đề cốt lõi của VN là sự ?ohụt hơi? trong khả năng tăng tính cạnh tranh. Từ 5 năm qua tính cạnh tranh của VN không được cải thiện đáng kể, loanh quanh ở mức 70 trong số hơn 100 nước được khảo sát. Môi trường kinh doanh cũng không có gì khả quan hơn. Tính cạnh tranh không tăng thì không sản xuất được sản phẩm tinh hơn, để có được giá trị gia tăng cao hơn, như vậy mức thu nhập thực tế cũng không tăng.

    Trong hơn 10 năm, chúng ta đã không phát triển đúng mức hạ tầng cơ sở vật chất cũng như hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế?) để duy trì được mức tăng trưởng thật ?" đó là tính cạnh tranh. Cho nên chúng ta đã có lớn xác, tăng cân (GDP) nhưng không tăng cơ bắp, trí tuệ, dẫn đến tình trạng béo phì, huyết áp tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm năng phát triển lâu dài.

    Biết việc gì đúng cần phải làm không khó; có khả năng và ý chí để làm được chuyện đúng không mới khó. Nước Mỹ đã biết hơn ai hết thế nào là chuẩn trong hoạt động tài chính ngân hàng. Nhưng khi mà những người có quyền lực và tài lực câu kết lũng đoạn hệ thống thì hệ quả không thể nào lường được.

    Việt Lâm (ghi)
  2. ngua o

    ngua o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    xem ra tình hình vẫn chưa khả quan

Chia sẻ trang này