TTCK - Điều chỉnh theo chu kỳ hay suy thoái kéo dài?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanglong010, 07/08/2007.

6719 người đang online, trong đó có 1033 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 345 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    TTCK - Điều chỉnh theo chu kỳ hay suy thoái kéo dài?

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=599&lang=

    TTCK - Điều chỉnh theo chu kỳ hay suy thoái kéo dài?
    Phiên giao dịch 1596 (4/8/2007), chỉ số VN-index giảm -8,9 điểm, xuống còn 883,9 điểm, khối lượng giao dịch giảm mạnh chỉ còn 379 tỷ đồng, bằng 1/3 KLGD cách đây 5 tháng. Trong đó các cổ phiếu tiếp tục đà sụt giảm là SJS, PVD, VNM, STB đã kéo thị trường lún sâu về mốc 800 điểm. Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đang đặt ra câu hỏi, liệu thị trường hiện nay đang điều chỉnh theo quy luật hàng năm hay đã bước vào giai đoạn suy thoái kéo dài?
    Những nguyên nhân ??
    Trở lại với diễn biến của thị trường thời gian qua, có thể thấy lượng cầu trên thị trường sụt giảm mạnh là do các yếu tố sau:
    - Sau 1 thời gian tăng nóng cuối tháng 3/07, mặt bằng nhiều cổ phiếu đã trở nên tương đối cao, nên việc TTCK điều chỉnh là theo quy luật tự nhiên. Việc điều chỉnh này khiến thị trường rớt từ đỉnh cao 1170 điểm xuống 905 điểm ngày 24/4/07?.và đã nhanh chóng phục hồi trở lại 1 thời gian ngắn sau đó.
    - Tuy nhiên, trong hơn 1 tháng trở lại đây, TTCK có dấu hiệu đi vào suy thoái rõ rệt và khó có khả năng phục hồi. Vnindex rớt tương ứng khoảng 20% nhưng mặt bằng nhiều cổ phiếu BCs đã rớt trung bình từ 30% - 40% so với đỉnh. Lượng cầu đặt mua dè dặt và yếu không chỉ do yếu tố tâm lý, mà thực tế rằng nhiều nhà đầu tư đã cạn tiền. Nguyên nhân là trong năm nay, 1 lượng cung khổng lồ từ việc tăng vốn ồ ạt của các công ty và ngân hàng cổ phần, đã khiến sức cầu trên thị trường giảm đi rõ rệt, thêm vào đó CT03, chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế đã thực sự giáng một đòn mạnh vào các nhà đầu tư cá nhân. Hiện nay, tình trạng mất cân đối cung cầu diễn ra trên thị trường được nhìn thấy rõ, có những công ty thực sự cần vốn, nhưng cũng có những công ty sử dụng bài toán tăng vốn chỉ để đáp ứng yêu cầu trụ lại sàn TP, hoặc phục vụ cho mục tiêu đánh bóng thương hiệu, tăng giá cổ phiếu trên thị trường, khiến cho đồng vốn góp của cổ đông sử dụng kém hiệu quả.
    - Khởi nguồn từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, nhiều công ty liên tục thành lập các quỹ đầu tư tài chính, đầu tư theo kiểu đan xen, thậm chí nhiều công ty không liên quan gì đến đầu tư tài chính, cũng thành lập các công ty CK, không chịu củng cố thị phần sẵn có, nắm bắt cơ hội khi gia nhập WTO, mà chỉ chăm chăm lấy cái lợi trước mắt để làm giàu cho một bộ phận cổ đông một cách nhanh chóng.
    - Lượng cầu của nhà ĐTNN đối với các cổ phiếu trên sàn phần lớn đã hết room, trong khi các quỹ đến sau thì không còn cơ hội, do giao dịch ở thị trường OTC tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ bong bóng.
    - Trong tuần qua, việc thực hiện khớp lệnh liên tục và định kỳ của TTGD bộc lộ nhiều bất cập, dễ gây ra hiện tượng thao túng giá. Thực tế rằng việc xác định giá đóng cửa của đợt 3 làm giá tham chiếu cho phiên giao dịch ngày hôm sau là không chính xác, không phản ánh diễn biến chung của cả phiên giao dịch. Quan sát sau 1 tuần chuyển sang phương thức khớp lệnh mới, việc bỏ lệnh MP trong đợt khớp lệnh liên tục, mà vẫn duy trì lệnh ATO ?" ATC trong 2 đợt khớp lệnh định kỳ thực ra không giải quyết được vấn đề, thậm chí làm chênh lệch cán cân cung ?" cầu trên thị trường, gây bất bình đẳng trong giao dịch giữa nhà ĐTNN với nhà ĐT trong nước.
    Trước những nguyên nhân trên, thị trường đã có dấu hiệu của 1 đợt suy thoái, mà ảnh hưởng của nó là không hề nhỏ. Bởi vậy, các nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp tháo gỡ sau, nhằm ổn định tình hình, giúp thị trường phát triển bền vững và hiệu quả cho mục tiêu dài hạn.
    Đi tìm giải pháp...
    1. Mở room từ 49% lên 64% cho các nhà ĐTNN: trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư, những lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Trước hết, nâng room nhằm kích cầu cho thị trường, nhà ĐTNN có cơ hội mua thêm những cổ phiếu mà họ cho rằng rất có tiềm năng ( hiện có 6 cổ phiếu đã kín room như AGF, BT6, GIL, REE, SAM, CII ?.), qua 2 lần nâng room trước, thị trường đều phản ứng tích cực và các cổ phiếu đều có sự tăng trưởng tốt.
    -Thứ 2, các đợt IPOs sắp tới thu hút khoảng 5 ?" 6 tỷ USD, trong khi lượng cầu trong dân ( cả về thực tế và tâm lý ) đang cạn kiệt dần, việc mở room sẽ là luồng gió mới, thúc đẩy giao dịch và nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu, tránh tình trạng đóng băng như hiện nay. BàI toán được giảI quyết: Chính phủ hoàn thành lộ trình IPOs, thu về khoản vốn thặng dư lớn, tránh thất thoát, thị trường tăng trưởng, luồng vốn lưu thông, OTC tan băng và niêm yết sôi động trở lại.
    -Mở room trước hết ảnh hưởng tới các cổ phiếu trên sàn đã kín room, việc mở room không làm thay đổi giá trị của các doanh nghiệp mà chỉ tạo ra sức cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trong khu vực, thu hút thêm lượng FII cho các dự án đang cần triển khai, từ đó gián tiếp duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
    2. Hoãn, giãn tiến độ việc thực hiện chỉ thị 03 lên 1 năm để các nhà đầu tư có thời gian cân nhắc lựa chọn danh mục đầu tư, tránh nguy cơ thua lỗ kéo dài.
    3. Tiếp tục thực hiện IPOs các doanh nghiệp theo đúng lộ trình, đưa các công ty đại chúng lên giao dịch tập trung trong thời gian sớm nhất.
    4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, luật pháp, chính sách về TTCK, tạo điều kiện khơI thông luồng vốn, hạn chế giao dịch nội gián, tạo sự minh bạch trong quản lý điều hành.
    5. Năm là khuyến khích đưa các DN trong nước gắn với niêm yết ở Thị trường nước ngoàI, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho các nhà đầu tư cả về chất và lượng.
    Theo tôi nghĩ, 1 nền kinh tế yếu kém nhất là 1 nền kinh tế sợ sự thay đổi, sợ cải cách, chứ một nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đứng trước cơ hội lớn và là năm đầu tiên gia nhập WTO, thì nền kinh tế đó là nền kinh tế phát triển bền vững, có sức cạnh tranh hơn các nền kinh tế khác. TTCK đã phát triển và đủ lớn mạnh, chúng ta không nên bỏ lỡ thời cơ này.

Chia sẻ trang này