TTCK hậu WTO

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 16/11/2006.

3650 người đang online, trong đó có 345 thành viên. 14:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 761 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    TTCK hậu WTO

    Sự tương phản trong cách tìm kiếm cơ hội...

    Từ thời điểm tiếng búa vang lên tại trụ sở WTO ở Geveva đánh dấu việc kết nạp Việt Nam vào câu lạc bộ thương mại lớn nhất hành tinh này, chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt 563,09 điểm, mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua.

    Nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng, sự phấn chấn của các nhà đầu tư về bước tiến mới của nền kinh tế trên con đường hội nhập toàn cầu là nguyên nhân chính phía sau diễn biến tích cực trên TTCK còn non trẻ của nước nhà.

    Chỉ có điều trong cách hành động của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, người ta vẫn thấy có sự khác biệt lớn: trong khi nhiều nhà đầu tư trong nước thích săn lùng những cơ hội đầu tư theo tin đồn, thì nhà đầu tư nước ngoài luôn có chiến lược kinh doanh riêng, dựa trên tầm nhìn dài hạn và bài bản.

    theo DTCK
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Cần một thị trường tài chính năng động hậu WTO

    Việt Nam đã có những bước đi hết sức quan trọng trong việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật ngày càng thông thoáng được đưa vào áp dụng nhằm mở mang chính sách tài chính và ngân hàng đáp ứng với yêu cầu hội nhập.

    Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư chung có hiệu lực từ tháng 7 năm nay là một bước tiến mang tính đột phá. Thực tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng với những luật lệ rõ ràng và minh bạch hơn.

    Nước ta mở cửa mạnh mẽ nền kinh tế tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và dòng vốn từ các nền kinh tế lớn chảy vào gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, để nền kinh tế đất nước phát huy được hết tiềm năng, thì việc thiết lập một cơ sở hạ tầng tài chính hiệu ích là vô cùng quan trọng.

    Trong đó việc cải thiện các yếu tố kinh tế cơ bản và các cải cách chính sách đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam. Sự phát triển của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ có tầm quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

    Trong đó sự phát triển thị trường trái phiếu cũng như kế hoạch cổ phần hóa có tác động mạnh mẽ đến thị trường cổ phiếu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia lớn hơn. Phát triển hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của tín dụng nội địa một cách lành mạnh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hữu hiệu.

    Trong thực tiễn đã có những tiến bộ đáng kể đối với hệ thống ngân hàng và hội nhập thị trường vốn quốc tế. Khu vực ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh và kế hoạch cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường này. Do đó cần quan tâm tới các vấn đề cổ phần hóa trong ngành ngân hàng, tình trạng nợ xấu đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng và các ngân hàng nước ngoài đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển thị trường tài chính.

    Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách, trong đó có nhiều nỗ lực đối với việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp. Thực tế đòi hỏi tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lành mạnh toàn diện để xây dựng một hệ thống ngân hàng có thể đủ sức chống chọi lại được những biến động trong các dòng vốn đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một hệ thống ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho đầu tư và có thể điều phối được nguồn vốn vào Việt Nam một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết.

    Việt Nam ngày nay phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm phát triển một thị trường vốn năng động, thiết lập cơ sở hạ tầng tín dụng có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Song song đó là xây dựng mạng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, thiết lập hệ thống đánh giá tín nhiệm đáng tin cậy và những hành lang pháp lý phù hợp cho việc phát triển mạnh nguồn vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và đưa những doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán.

    Đây là một cam kết thúc đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của thị trường tài chính rộng lớn và qua đó nâng cao lòng tin đối với các nhà đầu tư. Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, chống rửa tiền, cải cách hành chính, lành mạnh hệ thống tài chính; duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu lại các khu vực kinh tế nhà nước và tạo ra sự bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế.

    Sự phát triển của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng là hướng về phía trước và có một lộ trình cụ thể thực hiện điều này với một dân số trẻ trung đầy lạc quan sẽ gặt hái được thành công hậu WTO. Các tập đoàn nước ngoài đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam chính vì tiềm năng của đất nước và họ đánh giá tương lai nước ta sớm trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất tại châu Á. TPHCM không thể bỏ lỡ cơ hội nhanh chân xây dựng nơi đây là một trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á, trong đó xác định thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực cho kinh tế Việt Nam hội nhập hiệu quả vào kinh tế khu vực và thế giới.

    (*********)
  3. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến DN và nền kinh tế. Những tác động tích cực có thể kể đến như:
    - DN Việt Nam sẽ có một sân chơi rộng lớn hơn, công bằng hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho sự phát triển của các DN hoạt động hiệu quả, có thị trường và sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh. Những DN này sẽ là hạt nhân trên TTCK trong tương lai;
    - Việc mở cửa TTCK (hay thị trường tài chính nói chung) sau khi Việt Nam vào WTO chắc chắn sẽ thu hút sự tham gia của các định chế đầu tư lớn. Điều này sẽ đem lại cho TTCK non trẻ của Việt Nam nhiều sinh lực như nguồn vốn dồi dào, trình độ quản lý tiên tiến, các mô hình hiệu quả về quản lý và kinh doanh? Những nguồn lực mới không chỉ trực tiếp giúp phát triển TTCK, mà còn gián tiếp giúp phát triển các DN của Việt Nam, thông qua sự tham gia công tác điều hành DN của các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm và trình độ quản lý.
    Tuy nhiên, WTO cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực cho nhà đầu tư chứng khoán. Cụ thể, với sự tham gia ngày càng lớn của nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề cạnh tranh trên TTCK sẽ ngày càng gay gắt. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đối với những nhà đầu tư nhỏ, không chuyên - vốn chiếm số lượng lớn trên TTCK Việt Nam. Ảnh hưởng này sẽ theo chiều hướng tiêu cực, vì nhà đầu tư nhỏ không được trang bị đủ các điều kiện cần thiết trong cuộc cạnh tranh này. Dự kiến ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc sẽ bị gạt ra ngoài cuộc chơi hoặc sẽ được thu hút vào các định chế đầu tư như các quỹ đầu tư, các công ty tài chính -chứng khoán?
    Ngoài ra, với tiềm lực tài chính hùng hậu và trình độ tiên tiến, nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng mua được các DN Việt Nam với chi phí thấp một khi hạn chế đầu tư được dỡ bỏ và nhà đầu tư trong nước chưa đủ lớn mạnh trong các cuộc giành giật tay đôi này.
    Trong việc Việt Nam gia nhập WTO, có lẽ sự kiện lớn nhất được giới kinh doanh chứng khoán mong chờ là việc sửa đổi quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ kích hoạt một lượng cầu lớn không chỉ từ nhà đầu tư nước ngoài, mà còn từ nhà đầu tư trong nước, đặc biệt đối với khối DN được dự kiến sẽ ?oăn nên, làm ra? khi Việt Nam tiến ra sân chơi toàn cầu như các DN chuyên về xuất khẩu, tài chính, vận tải, viễn thông?
  4. nano9

    nano9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Đã được thích:
    321
    Các bác nên cân nhắc những cái này:

    + Thứ nhất: sắp tới sẽ có rất nhiều công ty lên sàn với sự hậu thuẫn của toàn bộ hệ thống chính trị, các trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán...nói chung có rất nhiều thành phần trong thị trường chứng khoán vì lợi ích của họ, họ đang rất muốn các công ty này lên sàn thành công rực rỡ mà muốn vậy thì ngày niêm yết phải là ngày mà thị trường đang sôi động, giá đang tăng lên mạnh mẽ. Vậy các bác có nghĩ họ sẽ làm mọi cách để thị trường tiếp tục sôi động không ? theo em là có.

    + Thứ hai, đợt vừa qua, thị trường tăng rất nhanh, em đã từng dự đoán là chính phủ sẽ can thiệp bằng cách dùng truyền thông đại chúng để can thiệp. Nhưng thực tế thì sao ? không hề thấy một biểu hiện nào cho thấy có sự can thiệp làm thị trường đi xuống. Tất cả báo chí, ti vi, radio...đều không hề muốn thị trường đi xuống mà ngược lại họ vẫn đang các tin khích động thị trường đi lên. Điều này có nghĩa là trong phiên họp để nhằm làm thị trường hạ nhiệt đã có rất nhiều xung đột và ý kiến trái ngược và cuối cùng chính phủ đã có quyết định là cứ để thị trường đi lên. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng lý do quan trọng là làm sao thu hút đủ vốn cung cấp cho một nền kinh tế đang phát triển chóng mặt và đang khát vốn và đây cũng là lý do khuyến khích lên sàn như điều thứ nhất đã nói ở trên.

    + Thứ ba : niềm tin vào làn sóng đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam lần này là hoàn toàn có thật và đó sẽ là một làn sóng cực lớn, lớn đến nỗi thị trường CK VN chỉ là quả cam nhỏ bé đứng giữa các tàu há mồm khổng lồ của các nguồn vốn từ Mỹ, Nhật, Singapo, Hàn Quốc, Hồng Kông, Anh... Thực tế này được chứng minh là đúng với các bài phát biểu trên TV của không ít quan chức đứng đầu sở, bộ, chính phủ.... Số lượng các quỹ xin nộp đơn vào đầu tư còn nhiều hơn số lượng các công ty xin đăng ký niêm yết. Thử hỏi các bác với vài Blue Chip như hiện nay, lấy cái gì ra mà giải ngân hết tiền bọn khoai tây đổ vào đây ? Đây là lý do tại sao các quỹ hiện tại đã có giấy phép đầu tư đang dẫm đạp lên nhau để tranh mua Blue Chip, nếu chậm thì chắc chắn sẽ bị mua giá cao khi các quỹ mới vào thị trường.

    + Thứ tư, niềm tin vào việc room sắp được mở như đã hiện hữu trước mắt khi đích thân thủ tướng thúc giục bộ và sở khẩn trương thực hiện? theo em cái này ta đã chuẩn bị sẵn hết khi đàm phán WTO rồi (vì room cho nhà đầu tư nước ngoài là phần quan trọng nhất của quá trình đàm phán WTO mà), nên bây giờ triển khai sẽ rất thuận lợi và rất nhanh. Dự đoán nếu chậm thì giữa tháng 12 sẽ có. Vậy không phải bây giờ là lúc tranh thủ mua vào thì còn đợi đến bao giờ nữa ?

    + Thứ năm, nếu nói riêng rẽ về phân tích kỹ thuật, không tính các nhân tố chủ quan tác động, nhìn đồ thị và phân tích dữ liệu, em chưa thấy bất kỳ một dấu hiệu nên bán nào cả ! Nếu đây là thị trường minh bạch và ít rủi ro chính trị lẫn pháp lý như bên Mỹ, Nhật, Anh... thì em cam đoan với các bác thị trường còn tiếp tục lên.
  5. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán nóng tới mức nào? & lạnh tới mức nào?

    Với việc gần như toàn bộ cổ phiếu niêm yết đều kịch biên độ tăng giá, thị trường đang có dấu hiệu tăng trưởng nóng, nhất là khi cung cầu quá chênh lệch.

    Động cơ của cỗ xe VN-Index

    Hai tuần giao dịch trong và sau dịp APEC đã chứng kiến chu kỳ tăng trưởng vượt bậc, thậm chí còn có phần nóng hơn chu kỳ tăng vào tháng 4 vừa qua. Chỉ số VN-Index trong 10 phiên gần đây tăng tổng cộng 134,72 điểm. VN-Index đóng cửa ngày 24/11 ở mức 665,53 điểm, đã vượt mức kỷ lục cũ là 632,69 điểm.

    Một trong những nguyên nhân cơ bản của chu kỳ tăng trưởng này là sự gia tăng sức cầu mạnh mẽ. Lượng tiền đổ vào thị trường cực lớn của cả nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước đã khiến cung cầu chứng khoán (không tính trái phiếu) luôn ở thế mất cân bằng.

    Thống kê cung cầu của tuần giao dịch từ 20-24/11 cho thấy mặc dù hai phiên đầu tuần có sự giải tỏa lượng bán khá mạnh nhưng thị trường vẫn rất nóng do sự khích lệ từ khối nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước bắt đầu có hành động kìm giữ cổ phiếu khiến lượng cung chững lại trong khi cầu vẫn tăng cao.

    Đặc biệt trong hai phiên cuối tuần, lượng chào mua tăng tương ứng 44,6% và 12,7%. Lượng chào bán biến động tương ứng là -8,5% và +33,5%. Tuy nhiên, lượng cầu vẫn cao trung bình gấp rưỡi cung.

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng là một động lực quan trọng của sức cầu và là một chỉ báo được nhà đầu tư trong nước quan tâm. Có thể nói hai tuần giao dịch vừa qua là thời điểm lượng tiền được khối này đổ vào thị trường lớn chưa từng có. Chiến lược cơ bản vẫn là gia tăng mua với các cổ phiếu chủ chốt như VNM, REE, SAM, GMD... Đây lại là nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính VN-Index, khiến chỉ số thị trường có bước nhảy vọt.

    Ngoài phiên đầu tuần có giá trị mua kỷ lục hơn 193 tỷ đồng, giao dịch mua của khối này khá ổn định quanh mức 93-94 tỷ đồng trong 3 phiên sau đó. Trong phiên cuối tuần, giá trị mua đã tăng mạnh lên tới trên 155 tỷ đồng.

    Cùng với động thái kìm giữ của nhà đầu tư trong nước, đây là nguyên nhân khiến cung cầu thị trường rất chênh lệch và giá được đẩy lên sát mức trần hàng loạt. 54 chứng khoán tăng giá, trong đó có 36 cổ phiếu tăng kịch biên độ tối đa, chỉ 1 cổ phiếu giảm giá và 1 đứng giá.

    Sẽ có đợt điều chỉnh?

    Động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đáng chú ý có sự gia tăng mạnh cả lượng bán ra lẫn mua vào, trong đó giá trị mua vẫn cao gấp nhiều lần giá trị bán ra.

    Hai phiên cuối tuần giá trị bán của khối nhà đầu tư nước đã tăng cao trong đó có cả các blue-chips (các cổ phiếu "sáng giá") như REE, VNM, GMD chứng tỏ khả năng đang diễn ra việc cơ cấu danh mục hoặc thu lợi mục tiêu. Tuy nhiên việc nhà đầu tư tiếp tục thu mua một lượng lớn cổ phiếu chứng tỏ nhu cầu đầu tư vẫn rất cao do sự giải ngân nguồn vốn mới, đặc biệt là các tổ chức đầu tư mới tham gia thị trường cùng với sự khích lệ từ những chuyển biến vĩ mô.

    Hiện tại tâm lý thị trường vẫn hết sức phấn khích và nhiều nhà đầu tư mong đợt VN-Index tiến đến con số 700 điểm. Đây là kỳ vọng có cơ sở khi hàng loạt tín hiệu tốt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và các đánh giá tốt về tiềm năng của thị trường đầu tư gián tiếp.

    Đặc biệt, trong năm 2007, Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện một số cam kết, trong đó quan trọng là khả năng mở rộng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đối với những công ty niêm yết không nằm trong danh mục hạn chế, trong đó có nhiều đơn vị có tình hình kinh doanh tốt.

    Ngoài ra việc đẩy mạnh tham gia niêm yết của nhiều doanh nghiệp lớn và việc nhiều công ty thực hiện phát hành thêm cổ phiếu như GMD, STB... cũng sẽ tạo cơ hội mua. Dự báo nguồn tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng.

    Tuy nhiên, trong dài hạn việc tăng trưởng sẽ có chọn lọc. Để ?okéo? chỉ số VN tăng là việc không khó khi nhóm đầu tàu vẫn được nhà đầu tư nước ngoài săn lùng.

    Các chỉ số phân tích kỹ thuật như chỉ số sức mạnh tương đối RSI, chỉ số luồng tiền MFI, chỉ số hội tụ/phân kỳ MACD... vẫn cho thấy khả năng tăng trưởng của VN-Index tuần tới. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận biến động chỉ số chứng khoán chỉ là tương đối, không thể hiện biến động giá của từng cổ phiếu cá biệt.

    Đối với những cổ phiếu nhỏ và kết quả kinh doanh kém, việc tăng kiểu ?otát nước theo mưa? sẽ khó kéo dài. Hiện tượng tăng trần ồ ạt với hầu hết cổ phiếu chứng tỏ tâm lý đám đông cũng bắt đầu xuất hiện.

    Việc thị trường tăng trưởng rất nhanh trong xu thế cung cầu quá chênh lệch không đảm bảo một sự tăng trưởng bền vững. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng mua nhưng không phải là mua bằng mọi giá. So với chu kỳ tăng hồi tháng 4, mức độ tăng hai tuần qua nhanh hơn.

    Nhiều khả năng, sẽ xuất hiện những đợt điều chỉnh nếu lượng cung được giải tỏa đủ để ?ogiải nhiệt? thị trường.

    (theo TBKTVN)

Chia sẻ trang này