TTN - DN viễn thông vốn hoá 200 tỷ và hợp đồng gần 4000 tỷ đồng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuteo2k, 28/05/2019.

8111 người đang online, trong đó có 1138 thành viên. 16:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 79721 lượt đọc và 570 bài trả lời
  1. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    TTN có tốc độ tăng trưởng rất mạnh với tốc độ tăng trưởng DT 2015-2018 là 26% và lợi nhuận gộp là 29% và LNST tăng 4 lần

    HĐKD chính
    (1) Viễn thông:
    Cung cấp dịch vụ cáp quang độc quyền cho các DN thuộc các KCN của Becamex, VSIP,... và các khu dân cư thuộc Thành phố mới Bình Dương, KDC thuộc Becamex... Mảng viễn thông chiếm 35% tổng DT và tăng trưởng 35%/năm GĐ 2015 - 2018, Lợi nhuận gộp tăng trưởng 57%/năm.

    (2) Data center: TTN sở hữu 1 trong những data center lớn nhất cả nước (top 4) chiếm 14% DT và có tốc độ tăng trưởng DT là 67%/năm.

    (3) Điện hạ tầng, M&E: cung cấp cho các DN thuộc becamex tăng truơgnr DT 50-60%/năm.

    (4) Mảng dịch vụ CNTT: duy trì ổn định

    Moat - Lợi thế cạnh tranh của DN
    - Là DN viễn thông độc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông trong các KCN của Becamex, VSIP, khu dân cư thuộc Becamex và thành phố mới Bình Dương do TTN là công ty con của BECAMEX.
    - DN viễn thông là DN kinh doanh có điều kiện nên các công ty nước ngoài k thể KD tại VN. Giấy phép viễn thông có giá trị cả nghìn tỷ.

    Catalyst:
    - Lợi nhuận đột biến: Lợi nhuận đến từ core khoảng 35-40 tỷ năm 2019 và 56 tỷ LN khác đến từ nhượng quyền khai thác 5861 thuê bao cho NTT (DN viễn thông lớn nhất Nhật Bản) theo HĐ BCC (phân chia KQKD) thì LNST năm 2019 khoảng 90-95 tỷ.

    - Hợp đồng hợp tác BCC (phân chia lợi nhuận) với NTT (DN viễn thông lớn nhất Nhật Bản) có giá trị 3766 tỷ đồng trong 15 năm.

    - Phát hành cho cổ đông chiến lược (nhiều khả năng chính là NTT) với giá chào bán riêng lẻ > 12.500 đ/cp (giá chào bán riêng lẻ > mệnh giá và Book value).


    PS: Năm 2019 sẽ TTN sẽ trả cổ tức 15% tiền mặt, mua giá này ăn cổ tức k đã gấp 3 lần lãi suất ngân hàng.

    Mọi người nên nhớ CMG, FPT phát triển như thế nào nhờ mảng viễn thông.
  2. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    https://vntt.com.vn/Home/NewsDetail/41

    (BDO) Sáng 24-1, UBND tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Cổ phần Công nghệ & Truyền thông Việt Nam (đơn vị thành viên của Tổng công ty Becamex) và NTT VIET NAM CORPORATION (Nhật Bản). Tham dự có ông Trần văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

    [​IMG]
    Lãnh đạo tỉnh chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Becamex IDC và NTT East (Nhật Bản). Ảnh: QUỐC CHIẾN

    Hợp tác BCC là một dự án chung của cả hai công ty, hai bên sẽ bắt đầu cung cấp các dịch vụ trong khu vực được cấp phép kinh doanh trong năm 2018 gồm: Cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cho các doanh nghiệp; Xây dựng thiết bị đường cáp quang và cung cấp dịch vụ đường truyền cáp quang; Cung cấp các giải pháp ICT dựa trên kinh nghiệm, năng lực thực tế của NTT EAST tại Nhật Bản.Thông qua sự hợp tác này sẽ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển dịch vụ chất lượng NhậtBản, tạo ra không gian phát triển hài hòa giữa công nghiệp -đô thị -dịch vụ.

    Ngay sau khi triển khai dự án hợp tác này, hai bên cũng sẽ thí điểm mô hình giáo dục thông minh vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống Becamex IDC và trường ĐH Quốc tế Miền Đông nhằm mang đến một phương cách giảng dạy sinh động, trực quan, giúp tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như góp phần vào sự thành công của khu đô thị khoa học và công nghệ.Cũng ngay trong buổi lễ, các đơn vị thành viên của 2 bên cũng đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ trong việc nghiên cứu tính khả thi và triển khai xây dựng vận hành Datacenter thứ hai tại Bình Dương, đây là tiền đề cho việc thu hút các tập đoàn lớn trong lĩnh vực tài chính, thương mại điên tử,…đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho phát triển thương mại, dịch vụ của Bình Dương trong giai đoạn tới.

    Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Minh Hưng nhấn mạnh, UBND tỉnh đánh giá cao vai trò và mối quan hệ hợp tác giữa VNTT và NTT Việt Nam trong việc tham gia cụ thể hóa một nội dung thiết yếu của Đề án "Thành phố thông minh Bình Dương".Đồng thời mong muốn lĩnh vực công nghệ sẽ được các ngành, các doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện để đầu tư phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
    thienquyen thích bài này.
  3. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    https://vntt.com.vn/Home/NewsDetail/14
    Ngày 26.3, Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Nippon Telegraph and Telephone East (NTT EAST - Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ cùng triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương (TPTM).

    Tại buổi lễ, 2 bên đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ. Theo đó, khi tham gia đề án xây dựng TPTM, Tập đoàn NTT EAST thông qua NTT Việt Nam sẽ cùng với đơn vị thành viên của Becamex IDC là Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông VN ( VNTT) hợp tác triển khai cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và viễn thông, công nghệ thông tin cho các khách hàng trong KCN, đô thị do Becamex IDC, liên doanh VSIP đầu tư tại Bình Dương (BD) và các tỉnh thành trong cả nước.

    [​IMG]
    Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại lễ ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Đ.A
    Trong đó, có việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ quản lý, vận hành khai thác hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin cho VNTT; triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng; nghiên cứu đề án khả thi để triển khai Public Wifi cho thành phố mới Bình Dương và các khu vực khác; nghiên cứu đề án khả thi trong việc xây dựng Data Center thứ 2 tại Bình Dương phục vụ cho phát triển công nghiệp – dịch vụ trong giai đoạn tiếp theo.

    Việc ký Biên bản ghi nhớ này, là cơ sở pháp lý để Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn NTT EAST cùng phối hợp với Ban chỉ đạo, Ban điều hành Đề án TPTM của tỉnh Bình Dương xây dựng khung kiến trúc nền tảng và hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông với dịch vụ, cơ sở hạ tầng mạng thông tin đồng bộ, kết nối liên thông, đa chiều; phục vụ cho quá trình định hình và phát triển đô thị thông minh BD.

    Sau ký kết, Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn NTT EAST sẽ khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện các nội dung thảo thuận hợp tác cho hiệu quả và phù hợp với chủ trương và điều kiện thực tiễn của Bình Dương.
  4. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Em ngắm con này lâu rồi lăn tăn vì LN chưa phân phối là con số âm. Và vụ phát hành thì tnao bác
  5. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Nhiều khả năng là NTT (DN viễn thông lớn nhất Nhật Bản) bác nhé.
    --- Gộp bài viết, 28/05/2019, Bài cũ: 28/05/2019 ---
    LN âm là do hậu quả ngày xưa, lúc đầu tư hạ tầng viễn thông lớn chưa có lợi nhuận nhưng đã trả cổ tức cho cổ đông. Năm nay sẽ bắt đầu trả cổ tức rất cao 15%
    --- Gộp bài viết, 28/05/2019 ---
    T sẽ cùng mn khai phá giá trị của DN viễn thông độc quyền khai thác trong các KCN này
    thienquyen thích bài này.
  6. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    http://ndh.vn/cmg-ban-25-co-phan-cua-cmc-telecom-cho-doi-tac-malaysia-20150508031659371p4c147.news
    Tập đoàn TIME dotCom Berhad (TIME), công ty viễn thông đứng thứ 2 tại Malaysia đã mua 25% cổ phần của CMC Telecom với số tiền là 12 triệu USD và trở thành nhà đầu tư chiến lược của CMC Telecom.
    Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC hiện là công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG- HoSE) với tỷ lệ sở hữu 73,2%.


    Giá trị sổ sách khoản đầu tư tại công ty con CMC Telecom (73,2% vốn) ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2014 là 184,55 tỷ đồng. Giá trị thương vụ chuyển nhượng 25% cổ phầnlà 12 triệu USD, tương đương khoảng 260 tỷ đồng.


    Sáng 8/5/2015, Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom) sẽ chính thức trở thành Công ty Hạ tầng Viễn thông đầu tiên của Việt Nam có cổ đông chiến lược quốc tế bằng việc ký kết Thỏa thuận Đầu tư Chiến lược với Tập đoàn TIME dotCom Berhad (TIME) - công ty viễn thông hàng đầu tại Malaysia. Theo đó, TIME sẽ nắm giữ 25% cổ phần của CMC Telecom và đánh dấu bước chân đầu tiên của TIME vào thị trường Việt Nam.

    [​IMG]



    Sau hơn 1 năm nghiên cứu thị trường, TIME đánh giá CMC Telecom là đơn vị có mức độ tăng trưởng mạnh, ổn định cũng như có chiến lược phát triển phù hợp với TIME để đầu tư.
    Ông Afzal Abdul Rahim, Tổng Giám đốc TIME, cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng to lớn ở thị trường Việt Nam và đối tác hoàn toàn phù hợp với chiến lược của chúng tôi chính là CMC Telecom. Việc mua lại 25% cổ phần của CMC Telecom đánh dấu đặt chân vào thị trường Đông Dương của TIME".

    Theo ông Afzal Abdul Rahim, tại thị trường Malaysia mặc dù TIME đứng thứ 2 nhưng quy mô nhỏ hơn 6 lần công ty đứng số 1 là Telecom Malaysia. Vì vậy, TIME đã quen việc cạnh tranh với các nhà mạng lớn ở mạng dịch vụ truyền dẫn và Interrnet băng rộng.

    Việc hợp tác với CMC Telecom sẽ giúp TIME áp dụng được nhiều kinh nghiệm mà tập đoàn này có được tại Việt Nam để giúp CMC Telecom phát triển mạnh mẽ hơn và cạnh tranh được những đối thủ lớn.

    CMC Telecom nằm trong top 4 trong các công ty hạ tầng viễn thông lớn nhất của Việt Nam, sở hữu mạng truyền dẫn 100% cáp quang công nghệ GPON kết nối nhiều hướng đi quốc tế và sở hữu hai trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội và TP HCM. Sở dĩ CMC chọn TIME là đối tác bởi tập đoàn này có kinh nghiệm về mảng dịch vụ mà CMC Tetelecom đang kinh doanh và là đối tác chiến lược phù hợp. Chiến lược của CMC Telecom là sẽ phát triển khác biệt bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
  7. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Còn 1 con đi lên từ bùn IFS cổ đông lớn là tập đoàn Krin của Nhật ko biết bác đánh giá sao
  8. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Vậy lý do nào mà CMC Telecom thời điểm đó có lợi nhuận tương đương TTN hiện nay lại được bán 25% với giá 12 tr USD (260 tỷ) => được định giá khoảng hơn 1000 tỷ đồng.
  9. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    582
  10. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.148
    Sẽ có update mới nhất về việc phát hành cho cổ đông chiến lược
    Q2 dự kiến sẽ hạch toán lợi nhuận từ việc nhượng quyền khai thác cho NTT
    --- Gộp bài viết, 28/05/2019, Bài cũ: 28/05/2019 ---
    Một điểm trong BCTC Q1 cần chú ý là:
    - Đã nhận trước 34 tỷ trong Người mua trả tiền trước ngắn hạn của NTT.
    --- Gộp bài viết, 28/05/2019 ---
    Sẽ có nhưng h chưa phải lúc bác nhé, TTN nó hay hơn nhiều và rủi ro là cực thấp so với IFS (luồn rình rập rủi ro chuyển giá)
    --- Gộp bài viết, 28/05/2019 ---
    Lợi nhuận đến từ core khoảng 35-40 tỷ năm 2019 và 56 tỷ LN khác đến từ nhượng quyền khai thác 5861 thuê bao cho NTT (DN viễn thông lớn nhất Nhật Bản) theo HĐ BCC (phân chia KQKD) thì LNST năm 2019 khoảng 90-95 tỷ.

    Hiện tại mảng core của TTN là viễn thông vẫn tăng trưởng khoảng 30%/năm
    thienquyen, vnihaho09chinhga89 thích bài này.

Chia sẻ trang này