1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Từ 2/4, lãi suất tiền đồng ở mức 11% ... Tiền lại đổ vào chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhdungotc, 01/04/2008.

3626 người đang online, trong đó có 150 thành viên. 01:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 515 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. minhdungotc

    minhdungotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Từ 2/4, lãi suất tiền đồng ở mức 11% ... Tiền lại đổ vào chứng khoán

    Các ngân hàng thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã thống nhất lãi suất huy động tiền đồng kỳ hạn 6 tháng trở xuống ở mức 10,5%, trên 6 tháng 11% và đôla 6% mỗi năm. Quy định này thực hiện từ 2/4.

    Theo VNBA, ngoài các mức lãi suất này, các ngân hàng cũng thỏa thuận sẽ không áp dụng các hình thức khuyến mại bằng tiền, hiện vật hay các chương trình dự thưởng.

    Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, sau khi các nhà băng hoàn thành trách nhiệm về dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu bắt buộc, hiện vốn khả dụng của các ngân hàng đã được cải thiện, thể hiện qua việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chỉ ở mức 8%.

    Mặt khác, trong trường hợp giữ nguyên lãi suất 12%, cộng với các chi phí, giá thành vốn đầu vào của các nhà băng sẽ lên tới 14-15% và đẩy lãi suất cho vay lên trên 18%. Theo VNBA, với lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sẽ không dám vay ngân hàng, hoặc nếu vay cũng có nhiều rủi ro không trả được nợ.

    Cũng trong thỏa thuận giữa các ngân hàng, các nhà băng sẽ thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% và rà soát đối tượng cho vay, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2008/03/3BA00CF9/

    Lãi kiểu này thì thua buôn chứng rồi ... bằng 5 ngày sàn Hasino thôi ... Vàng thì tèo nhiều hơn được, bất động sản thì đóng băng ... buôn chứng là hiệu quả nhất thời gian này.
  2. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    Thế bác ko nghĩ ngược lại ngân hàng thiếu tiền lại phải xxx ah!
  3. bkstocks

    bkstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin tốt cho tt rồi.
    Hạ lãi suất có nghĩa là khủng khoảng KT vừa rồi đã ổn định. Bây chừ còn đợi lạm phát tháng 4 xem thế nào thôi
  4. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Xem làm gì ?? lúc xem được thì giá cp đã khác.
    Hiện nay đầy CP có PE <8 Ngon hơn lãi ngân hàng
    mà kì vọng sau 1 năm ăn đôi ăn 3 lần. Gửi NH để
    sau 8-9 năm thu hồi vốn mua được vài lon bia à ??
  5. newmanhn

    newmanhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tiền thì NHNN cho vay qua liên ngan hàng có 9% thôi, bao nhiêu chả có.... lo gì hả bác, cái này TTg đã quyết rồi.
  6. magatrong

    magatrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hạ LS do biện pháp hành chính bác ạ, không phải do thị trường tự điều chỉnh. Vì vậy xấu nhiều hơn tốt.
    Còn lạm phát thực thì sao? chắc không phải là hơn 9% trong quý I như CP công bố. Ít nhất phải gấp đôi.
    Ngoài ra, xăng, điện, than... nếu CP không cấm tăng giá thì giá cả bây giờ như thế nào?
  7. stockpro

    stockpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2006
    Đã được thích:
    32
    Cái khó của chúng ta là để hệ thống ngân hàng dấn quá sâu vào chứng khoán

    Cái khó của chúng ta là để hệ thống ngân hàng dấn quá sâu vào chứng khoán, bây giờ thắt chặt tiền tệ, ngân hàng khó khăn làm chứng khoán náo loạn. Do đó, theo chúng tôi, cái chúng ta cần tập trung bình ổn hiện nay không phải là chứng khoán mà chính là khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

    Sau mấy tháng sóng gió, cơn bão trượt giá trên sàn chứng khoán đã tạm thời lắng xuống.



    Hai năm qua, chúng ta đang chứng kiến những bước thăng trầm ngoạn mục của chứng khoán Việt Nam. Ngày 8/11/2006, VN-Index xuất phát với 525,99 điểm, chỉ 4 tháng sau 12/3/2007 VN-Index đã leo lên tới đỉnh 1170,67 điểm, để rồi đúng một năm sau, ngày 25/3/2008 lại tụt xuống mức khởi đầu 496,64.



    Chuyện gì đang diễn ra? Tất nhiên, lên xuống là chuyện bình thường của thị trường, nhưng lên xuống với biên độ lớn trong thời gian ngắn - là bất thường. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu cơ dạn dày kinh nghiệm. Số này ít nhưng không thiếu trên thị trường.



    Đám đông càng hoảng loạn thì họ càng nhiều cơ hội. Cho nên trái với mong muốn của Chính phủ và Ủy ban chứng khoán, tôi tin chắc không thiếu người, tổ chức chưa muốn thị trường chuyển màu xanh lúc này.



    Bây giờ, khi đã bình tĩnh hơn, chúng ta có thể dành ít phút để chiêm nghiệm những gì đang diễn ra. Tạm thời, có thể làm một vài kết luận sau đây:



    Thứ nhất, muốn thị trường ổn định đừng để chứng khoán và ngân hàng dẫm chân lên nhau. Ai cũng biết chứng khoán là một kênh huy động vốn và chia sẻ rủi ro rất hiệu quả.



    Khác với hệ thống ngân hàng, nơi hàng triệu người dân gửi tiền và niềm tin của mình cho một hoặc một nhóm người (Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của ngân hàng), trao họ quyền quyết định tài sản của mình, thì trên sàn chứng khoán - mỗi nhà đầu tư là một thế giới riêng.



    Vì vậy, tại một thời điểm, trên sàn sẽ có hàng vạn quyết định đầu tư khác nhau, người mua kẻ bán, rủi ro vì thế sẽ được san sẻ. Chứng khoán nhờ vậy vững hơn, linh hoạt và nhanh hồi phục hơn ngân hàng trong bão táp tài chính. Tuy nhiên, điều này chỉ có được khi ngân hàng và chứng khoán tồn tại độc lập.



    Còn nếu chúng dẫm chân lên nhau thì hậu quả sẽ khó lường. Việc ngân hàng đua nhau lập công ty chứng khoán, tích cực tham gia chơi chứng khoán, rồi tranh nhau bán tháo cổ phiếu cầm cố trong thời gian qua là một ví dụ điển hình. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời quá trình giải chấp tràn lan như hiện nay thì màu xanh trên sàn chắc chắn sẽ không giữ được bao lâu. Lúc đó, thú thực tôi không biết chúng ta lấy công cụ nào nữa để cứu nguy chứng khoán? Nhưng có đúng là chứng khoán cần được cứu hay không?



    Để trả lời câu hỏi thứ hai này, cần phải xem lại nghiêm túc mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và sức khỏe của nền kinh tế. Rõ ràng, VN-Index hiện chưa phải là hàn thử biểu của kinh tế Việt Nam. Điều này được nhiều người thừa nhận và cũng không khó để kiểm chứng.



    Suốt thời gian qua VN-Index ?ovững vàng? đi xuống bất chấp những thông tin rất tốt về hiệu quả sản xuất kinh doanh của đại đa số công ty niêm yết trên sàn, bất chấp các nỗ lực chống lạm phát đã có kết quả bước đầu của Chính phủ. Vì sao? Đơn giản là chứng khoán Việt Nam hiện đang là một sân chơi ?oriêng?.



    Cái khó của chúng ta là để hệ thống ngân hàng dấn quá sâu vào chứng khoán, bây giờ thắt chặt tiền tệ, ngân hàng khó khăn làm chứng khoán náo loạn. Do đó, theo chúng tôi, cái chúng ta cần tập trung bình ổn hiện nay không phải là chứng khoán mà chính là khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.



    Thứ ba, nền kinh tế chuyển đổi và áp lực hội nhập nhanh vào sân chơi toàn cầu, đang làm cho các mối quan hệ kinh tế của chúng ta méo mó, nhiều khi chẳng giống ai. Nhiều doanh nghiệp lao đao vì tự dưng huy động được quá nhiều vốn đầu tư.



    Bình thường đảm bảo sản xuất tốt chỉ cần vài chục tỷ, giờ bỗng nhiên huy động được hàng trăm tỷ dễ dàng. Làm gì? Tiền nhiều không phải lúc nào cũng tốt và với ai cũng tốt. Nhiều tiền mà không biết làm gì, rất dễ dẫn tới làm bừa, làm ẩu, hậu quả thật khó lường.



    Cuối cùng, chứng khoán Việt Nam là thị trường của niềm tin. Niềm tin mua gì cũng thắng đã giúp cho VN-Index leo lên đỉnh cao trong nửa đầu năm 2007. Niềm tin ?" phải tháo chạy bằng mọi giá đã đẩy chỉ số này xuống đáy dưới 500. Rõ ràng niềm tin đang quyết định sắc màu của sàn chứ không phải là sự chuyên nghiệp.



    Bây giờ, bình tĩnh lại chúng ta có thể nhận thấy mốc 500 điểm của VN-Index là mốc đáy của niềm tin ?" nếu giữ được trên mốc này thị trường sẽ bình phục. Còn mức trần sẽ là bao nhiêu? Với biên độ dao động như hiện nay thì không khó để dự đoán trong năm nay VN-Index cũng chỉ loanh quanh ở quãng 600-800 điểm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: Mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ và khả năng thích ứng của kinh tế Việt Nam.
    Theo TPO

Chia sẻ trang này