tư bản cũng lên tiếng phản đối VinCom

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi totti24794, 12/08/2007.

3135 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 03:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 547 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    tư bản cũng lên tiếng phản đối VinCom

    Đất NewYork đắt hơn Hà Nội nhưng Mỹ vẫn giữ công viên!
    17:45'' 09/08/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Giá đất ở NewYork rất cao, cao hơn Hà Nội rất nhiều, vậy mà chính quyền NewYork vẫn có cách giữ lại được công viên lớn giữa lòng thành phố" - ông Michael Digregorio PH.D, cán bộ chương trình Quỹ Ford khẳng định như vậy với VietNamNet.


    Ông Michael Digregorio PH.D, cán bộ chương trình Quỹ Ford (Ảnh: Hoàng Huy).


    "Giải trí" khác "nghỉ ngơi"

    Theo ông Michael, công viên trung tâm (Central Park) của NewYork là một trong những công viên lớn nhất thế giới. Ý tưởng ban đầu khi xây dựng "đại công viên" này giữa lòng thành phố là nhằm cung cấp không gian xanh cho những người nghèo. Cách đây hơn 100 năm, NewYork là một khu vực thu hút nhiều người di cư đến. Đất ở NewYork kể từ đó rất khan hiếm nên những cư dân ở đây phải sống trong các khu nhà chật hẹp.

    Một nửa cư dân thế giới hiện nay đang sống ở đô thị. Sự phát triển của nhân loại giờ đây chính là lịch sử đô thị hóa. Phần lớn sự tăng trưởng của đô thị xảy ra ở các nước đang được đô thị hóa như Việt Nam thông qua quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị.

    Ông Michael nhận định: "Khi người dân di chuyển từ nông thôn vào thành phố thì lối sống của họ cũng thay đổi. Trở thành dân đô thị, họ sẽ chịu nhiều stress và có ít cơ hội nghỉ ngơi hơn. Công viên trung tâm của chúng tôi tạo điều kiện cho người nghèo nói riêng phục hồi sức khỏe của mình và tạo "lá phổi xanh" cho số đông nói chung cư dân đô thị.

    Không gian công cộng được xác định là các đường đi bộ, vườn hoa, bãi cỏ, khoảng trống, khoảng không gian mà bất cứ ai (không phân biệt giàu, nghèo, trình độ, tôn giáo, dân tộc...) đều có thể đến. Các trung tâm mua bán dù được xây trên diện tích công cộng nhưng không phải là không gian công cộng, kể cả việc nó cũng phục vụ nhiều người, bởi vẫn mang tính chất tư nhân, hạn chế sự tiếp cận của số đông người khác.

    Tôi thấy người Việt Nam hay nói đến việc "giải trí", nhưng tôi muốn nhấn mạnh vấn đề "nghỉ ngơi". Nhịp sống đô thị rất căng thẳng với nhiều người. Không gian cây xanh và ao hồ là những "cưu cánh" giúp thẩm thấu nhiệt, làm dịu mát không khí tại đô thị. Hà Nội cũng như nhiều thành phố khác đang trở thành những ốc đảo nóng bức. Cây xanh sẽ giúp cân bằng điều này".


    Bao nhiêu cây xanh sẽ bị "hê" đi, nhường chỗ cho những công trình vui chơi giải trí nhân tạo nếu công viên Thống Nhất biến thành Disneyland (dù phóng to hay thu nhỏ)? (Ảnh tư liệu về Disneyland trên thế giới)



    Theo thu thập của Quỹ Ford, năm 1991 Việt Nam có 19% dân số là dân đô thị, song đến 2007 là 27% và hiện số dân đô thị vẫn tăng mỗi năm khoảng 2%. Tại 4 quận nội thành Hà Nội, dân số vào năm 1954 là 400 nghìn người, năm 1991 là 800 nghìn người và năm 2006 là 1,2 triệu người. Sự tăng trưởng dân số ở Hà Nội kéo theo sự tăng trưởng về xây dựng không gian vật chất.

    Nhiều nơi tại Hà Nội trước kia từng là đất cây xanh nay nhà cửa đã thay thế. Một số khu nhà trước kia rộng rãi, có khuôn viên sân vườn trước mặt nay những khoảng trống đó đã bị chia nhỏ để xây nhà. Giá đất xung quanh khu vực có công viên thường rất cao, thể hiện luôn giá của công viên đó. Quanh công viên thường có nhiều hoạt động kinh doanh, như: khách sạn, văn phòng, giải trí... để tận hưởng khoảng "xanh mát" này.

    "Tôi được biết, công viên Thống Nhất bắt đầu hình thành từ năm 1958 dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ, do đông đảo người Hà Nội lao động tự nguyện để xây nên từ nơi trước đây là bãi rác" - ông Michael nói, "nó là biểu tượng về công bằng xã hội và lợi ích chung cộng đồng, là một hình ảnh gắn liền với dân Thủ đô. Hiện nay quá nhiều không gian trong công viên đã bị chiếm đóng vì các mục đích khác, mà rất nhiều lý do trong đó bắt nguồn từ những suy nghĩ không "dài hơi".


    Giữa không gian xanh hiếm hoi của Hà Nội, ông Michael Digregorio PH.D - cán bộ chương trình Quỹ Ford không ngần ngại đứng trước ống kính mọi phóng viên báo chí để kêu gọi bảo vệ màu xanh (Ảnh: Hoàng Huy).



    Mặt tiền công viên trở thành trụ sở nhiều công ty, điểm rửa xe, bán xăng, quán bia, phòng tập thể hình... 47 năm qua, công viên đã mất đi rất nhiều diện tích so với ban đầu vào những mục đích phi công cộng. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất công cộng có thể có những "lý do chính đáng" vào thời điểm ngắn hạn nhưng lại để lại hậu họa lâu dài. Nếu tiếp tục tư duy theo kiểu đó thì chỉ một thời gian ngắn nữa Hà Nội của các bạn sẽ không còn công viên!".

    Gìn giữ khoảng xanh là thể hiện sự nhân đạo của chính quyền


    Bà Debra Efroymson - Giám đốc vùng Quỹ HeathBridge (Canada).

    Nói về tầm quan trọng của không gian xanh, Giám đốc vùng Quỹ HeathBridge (Canada) Debra Efroymson cho biết: "Trên khắp thế giới hiện nay, các thành phố đang tiến hành tất cả những gì có thể để gây dựng, bảo tồn và nâng cấp chất lượng những không gian công cộng của họ. Người dân nhiều nơi khi nói về thành phố mình ở đều tự hào nhắc đến những công viên xinh đẹp "không của ai cả".

    Ở Copenhagen (Đan Mạch), trong vòng 40 năm qua, chính quyền thành phố đã phá bỏ nhiều bãi đậu xe để dành diện tích đất làm không gian công cộng cho cư dân thành phố và du khách có chỗ nghỉ ngơi, giao tiếp với nhau. Trung tâm thành phố Boston (Mỹ) có nhiều bồn phun nước với cây xanh bao quanh để dân thư giãn mát mẻ trong hè oi bức.

    Bà Debra nói: "Để giảm bớt những sức ép từ cuộc sống đô thị đông đúc bận rộn, người dân thật sự cần những không gian xanh công cộng, không tiếng ồn, khói bụi. Không gian xanh công cộng chính là nơi người dân tạm lánh sự ồn ào của thành phố, thư giãn, nghỉ ngơi, là nơi trẻ em chạy chơi ngoài trời tìm hiểu thiên nhiên, người lớn tập thể dục, hít thở không khí trong lành và giao tiếp với những người khác".

    Bà Debra đặc biệt lưu ý ý nghĩa của không gian xanh công cộng đối với những người tàn tật, người già - "Sống trong thành phố hiện đại, người tàn tật, người già thường có cảm giác cô đơn, bị tách biệt về mặt xã hội do tự ti rằng không còn vai trò quan trọng trong gia đình, xã hội nữa... dẫn đến căn bệnh trầm cảm và hầu như được phòng ngừa hoàn toàn thông qua việc tập thể dục điều độ và tăng cường giao tiếp xã hội. Điều này lý giải tại sao ta hay gặp những người già, những bệnh nhân yếu ớt lủi thủi một mình trong các công viên".

    Cũng vì nhân đạo và trọn vẹn hơn cụm từ "phúc lợi công cộng", rất nhiều công viên trên thế giới (tại Việt Nam có TP.HCM) tiên phong trong việc gỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào ngăn cách công viên để người dân có thể dễ dàng tiếp cận không gian xanh hơn ở mọi góc độ. Việc quản lý thế nào để người ta không chặt cây, bẻ hoa, không hút chích, đánh nhau trong công viên là tất yếu một chính quyền phải tính toán chứ không thể "ỷ lại" vào dãy hàng rào và mấy cánh cổng. Thực tế hiện nay, khi có đủ hàng rào và cổng, dân "chích choác" muốn vào công viên vẫn đã và đang "đột nhập" hết sức dễ dàng. Có công viên Hà Nội nào dám khẳng định nhờ hệ thống hàng rào và cổng mà trong công viên không hề có dân nghiện và trộm cắp?


    Để lắp một con rối (máy) lộ trên mặt đất, cần ít nhất ngần này máy móc phải đặt ngầm để điều khiển nó "như thật" và điều đó đồng nghĩa việc lắp đặt bao nhiêu đồ chơi thì bấy nhiêu cây, đất bị xới tung (Ảnh tư liệu về Disneyland trên thế giới).



    Thế nhưng, tại Hà Nội "ngàn năm văn hiến", các công viên phúc lợi công cộng chẳng những rào kín, đóng cổng mà nhiều tư nhân còn được "bật đèn xanh" xây hàng loạt "lô-cốt" xung quanh như: quán nhậu, khách sạn, phòng tập, cửa hàng... (đã kể trên), rồi thu vé vào cửa để ngăn chặn tối đa sự tiếp cận của nhân dân, kể cả với những người nghèo. Không thể tự đặt ra giới hạn người dân chỉ được miễn phí vào công viên từ 5 - 9h sáng. Đã là "phúc lợi công cộng" thì người dân có quyền đến đó bất kể giờ nào.

    Người giàu, đang kiếm bộn tiền, hoặc những người đương quyền được "o bế" có rất nhiều chỗ để lui tới thư giãn: spa, massage, sauna... trong những khách sạn sang trọng; hoặc phóng xe hơi đến những nơi thật xa và kín đáo để được tắm bùn có em gái nhỏ kỳ cọ, lau chùi; rồi họ vào bar nghe nhạc du dương, nhâm nhi coktail, ngắm chân dài...

    Nhiều người "nhà cao vườn rộng" lại có thú "ở nhà một mình", nằm dài trong phòng điều hòa, gọi điện, nhắn tin "buôn" với bạn bè, chat qua mạng hoặc chăm sóc hoa lá cành - những cái cây giá từ vài chục nghìn đồng nhưng cũng có khi giá lên tiền tỉ... Đám thanh niên trẻ khỏe thì giải trí bằng du lịch, bằng games... Giới dân chơi thừa tiền hết "lắc" trong nhà lại "lắc" trên ôtô; cấm ở Hà Nội thì "bay" ở Hải Phòng; "bay" trong nước chưa "phê", " gãy sướng" thì sang Campuchia "bay"...


    Những mô hình to gấp trăm lần người thật, cao hơn ngọn cây tại Disneyland - đẹp thì đẹp thật, quả là hoành tráng nhưng có lẽ hợp với khu vực rộng lớn ở Đông Anh, Sóc Sơn hay Hòa Lạc hơn công viên trung tâm khu đông dân này? (Ảnh tư liệu)



    Tuy nhiên, theo chuẩn mới, hiện tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam còn khoảng 20%, không hiếm người trong số này vẫn đang đối mặt với tình trạng đói kinh niên. Thống kê cuối 2005, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước là 5,3% và các vùng quê còn cao hơn nữa. Xin mượn lời ThS.KTS.NCS Nguyễn Thanh Bình (ĐH Deakin - Melbourne - Úc) để kết bài viết này: "Khi các công viên đều đồng loạt đầu tư nhiều tiền để thu vé cao, một câu hỏi lớn là: Người nghèo, trẻ em nghèo sẽ đi đâu? Chơi ở đâu? Sẽ ở nhà, không đi đâu cả, hoặc sẽ đứng bên ngoài các ?ocông viên xây mới", ngắm nhìn những người giàu có chơi đùa vui vẻ bên trong?"...


    TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm

    TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Qui hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Qui hoạch - Kiến trúc Hà Nội: Phát triển không gian xanh chưa gắn kết hợp lý giữa xây dựng mới với cải tạo khai thác quỹ công viên hiện có, nhất là ở nội thành. Ví dụ: công viên Thống Nhất đã bị xây xen các công trình Rạp xiếc, khách sạn SAS, văn phòng, khu nhà ở... và bây giờ vẫn đang diễn ra nhiều bất cập trong khai thác quĩ đất hiện có, trong phương thức quản lý lẫn huy động vốn đầu tư xây dựng - nên quỹ đất dành cho phúc lợi công cộng ngày càng hạn hẹp.

    KTS. Phạm Thanh Tùng - Phó Tổng Biên tập báo Xây dựng (Bộ
    KTS. Phạm Thanh Tùng

    Xây dựng): Ngày 1/11/1960, công trường cải tạo vùng đất chết gồm bãi rác, đầm lầy mênh mông hoang dại tại thủ đô thành công viên Thống Nhất đã được Bác Hồ đến thăm và trồng cây lưu niệm. Tại đây, Bác đã căn dặn: "Chúng ta phải ra sức lao động để biến nơi đây thành lá phổi xanh của Thủ đô". Từ ấy đến nay, công viên Thống Nhất nói riêng và Hà Nội nói chung đã mất quá nhiều cây xanh, mặt nước - hậu quả của tầm nhìn hẹp, cách quản lý duy ý chí của chính quyền các cấp...


    TS. Phạm Sỹ Liêm

    TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam: Tôi nghĩ, các nhà kinh doanh thì cũng chẳng thiện chí mà cũng chẳng ác ý gì cả, vấn đề chỉ là họ muốn kiếm lãi mà thôi! Chúng ta không nên lên án các doanh nghiệp, cho là họ lừa hay hươu vượn gì cả. Chẳng qua là vì Hà Nội chưa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, ví dụ giới thiệu cho họ những khu rộng lớn, thích hợp nào đó để làm công viên, họ không biết nơi nào khác, bí quá thì phải ngồi nghĩ ra cái công viên Thống Nhất này! Nếu ta hướng dẫn cho họ thì họ sẽ chuyển hướng đầu tư sang chỗ khác thôi!


    Tràng An Nguyễn
  2. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    mỗi người hãy góp 1 tiếng nói để Hà nọi Xanh và Sạch
  3. WB

    WB Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Đả đảo Vincom

Chia sẻ trang này