Từ chối lạm phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bigheads, 26/05/2008.

5065 người đang online, trong đó có 551 thành viên. 19:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3659 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. bigheads

    bigheads Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Đã được thích:
    5
    Từ chối lạm phát

    Tại sao chỉ số CPI, chỉ số lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao bất chấp nỗ lực kiềm chế bằng đủ mọi cách của CP ? Nguyên nhân thực sự đã được nhận diện...

    Tại sao tỷ giá VNĐ/USD tăng cao bất chấp thực tế cung tiền đồng đã bị thu hẹp, lãi suất tiền đồng cực hấp dẫn ? Cũng biết vì sao roài...

    Nền KT hiện nay đang rất bất ổn...Chỗ nào cũng thấy kêu cứu...Không phải trình bày, biết roài.

    Vừa qua CP không kiềm chế được giá cả, không giảm được lạm phát vì mới chỉ có thái độ "Từ chối lạm phát".

    Đồng thời, CP cũng không tính được những vận động vĩ mô xưa như trái đất khiến những giải pháp không sai trở thành lợi bất cập hại. Gậy ông đập lưng ông.

    Biết hết rồi, tình hình vẫn có thể sửa sai, một vài chỗ có thể đổ vỡ, nhưng tình hình kinh tế sẽ sáng sủa hơn lên trong mùa hè này...

    Em cũng chỉ đoán thôi, vài ngày nữa người ta sẽ nói nhiều về khả năng này.
  2. bigheads

    bigheads Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Đã được thích:
    5
    Trên này nhiều bác phân tích tốt, cho vài lời cho ACE được nhờ...
  3. thanhmai_icd

    thanhmai_icd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Còn cái gì mà phải phân tích nữa...Biết hết cả rồi

    Việc kiềm chế lạm phát đến giờ có thể coi như thất bại. Không những thế, chính sách thắt chặt tiền tệ đã thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế...Cũng biết cả rồi...

    Thị trường CK và BĐS suy giảm nghiêm trọng đã làm tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi của các ngân hàng tăng lên ngoài tưởng tượng. Các ngân hàng hiện đang ôm đống tài sản cầm cố đang mất giá dần, trong khi tiền mặt lại thiếu trầm trọng...

    Trong khi đó, nhập siêu lại tăng mạnh khiến USD khan hiếm. Chính sách neo giá "mềm" vào USD khiến cho tỉ giá USD/VND không thay đổi nhiều. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng VND hiện đang được định giá cao hơn giá trị thật rất nhiều. Nếu thả nổi tỉ giá, giá USD có thể lên ngoài 20, kéo theo giá vàng là hơn 2.2tr. Đồng VND sẽ mất giá nghiêm trọng, và sẽ càng mất giá nhiều hơn nếu Nhà nước buộc phải cung ứng thêm tiền đồng để cứu các ngân hàng đang thiếu khả năng thanh toán.

    Thật không hiểu tại sao bà con lại dại dột đâm đầu vào gửi tiết kiệm tại ngân hàng, dù với lãi suất 15% đi nữa. Giữ VND lúc này là hết sức mạo hiểm...

    Các cụ nhà ta thường không giữ tiền mặt, mà giữ tài sản như nhà cửa, đất đai, vàng bạc..để tránh bị mất giá. Điều đó càng hợp lý trong hoàn cảnh này. Hãy mua cổ phiếu, vàng, USD, BĐS...bất cứ kênh đầu tư nào lúc này cũng là hợp lý hơn đem tiền đi gửi tiết kiệm...

    Với mức lạm phát dễ đến hơn 30% trong năm nay như thế này, thử hỏi vài trăm triệu gửi tiết kiệm trong vài năm nữa liệu có đủ bữa ăn sáng không nhỉ
  4. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Hãy thể hiện và suy nghĩ LOGIC một chút !
  5. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Hơi thiếu logic và lủng củng quá !
  6. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngu xuẩn ở chính sách,hãy học thằng FED đi,nó làm như thế nào thì hãy làm theo như thế,thắt chặt tiền tệ trên toàn diện là bóp chết tất cả,phải cơ cấu lại từng phần,phải chi tiết ở thực tế,nơi nào ,lĩnh vực nào phi lý,gây ra lạm phát thì đóng hẳn lại còn những thành phần nào lành mạnh phải tạo điều kiện cho nơi đó phát triển.
  7. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Quý III 2008 được nhiều người dự đoán là thời khắc của nhiều biến cố có thể xảy ra. Liệu chúng ta có vượt qua được thử thách này hay buông theo dòng nước.

    1. Khủng hoảng ngân hàng. Hiện có 1 vài ngân hàng đã ở trong danh sách đen. Khả năng xuất nhất là bị giải thể. Còn lại nếu bị sát nhập, quốc hữu hoá thì vẫn còn may. Nếu 1 NH bị vỡ sẽ dẫn đến phản ứng domino, dó đó hiện tại nếu bọn quan chức còn biết lo cho dân thì sẽ cố gằng ngăn ngừa và xử lý đến cùng nguy cơ này.

    2. Khủng hoảng VND.
    Hậu quả của 1 nền kinh tế bong bóng, CPI đang tăng phi mã làm mất giá sức mua của đồng tiền. Trong xã hội đã bắt đầu manh nha xu hướng găm USD, EUR, Vàng. Nếu xu hướng này mạnh lên cộng hưởng với phản ứng của giới buôn tiền quốc tế gom $ thì hậu quả sẽ khôn lường.
    Chỉ bằng cách bơm tiền vào kênh sản xuất thuần tuý, tăng cung hàng hoá cho xã hội mới có thể làm hạ nhiệt CPI.
    Hơn nữa khủng hoảng lãi suất cũng đang góp phần bóp chết các doanh nghiệp sản xuất.

    3. Bất ổn xã hội.
    Khi kinh tế khủng hoảng nó có thể dễ dàng dẫn tới những xáo trộn to lớn trong đời sống tinh thần của toàn xã hội và khi đó bất kể điều gì cũng có thể xảy ra.

    Sau đây là 1 số kiến nghị cá nhân của future để các vị quan chức nào còn có lương tâm chăm lo cho xã hội tham khảo và giải nguy nền kinh tế.


    - Bằng mọi giá phải cứu lấy hệ thống ngân hàng. Để xảy ra tình trạng này có lỗi rất lớn của NHTU cụ thể là ông Thuý, ông Giàu và cuối cùng là Mr. Dũng. Vì vậy không thể để người dân gửi tiền chịu thiệt thòi mất tiền oan khi ngân hàng giải thể. Ngay từ bây giờ để trấn an tinh thần của xã hội, NHTU cần tuyên bố sẽ mua lại bất kỳ khoản nợ xấu nào của các ngân hàng mất thanh khoản, ưu tiên các định chế lớn mua lại các NH đó, trường hợp xấu nhất sẽ quốc hữu hoá luôn các ngân hàng đó để gánh vác 1 phần rủi ro cho xã hội.

    - Sau khi làm được điều 1 thì cơn đua lãi suất huy động sẽ hạ nhiệt, lãi suất cho vay sẽ giảm. Cần phải có 1 chính sách hướng các luồng tiền vào kênh sản xuất . Cung hàng hoá sẽ tăng lên. Ví dụ về chính sách lãi suất sẽ chia theo mục đích.
    --Nếu vay sản xuất sẽ có lãi suất ưu đãi
    --Nếu vay tiêu dùng sẽ có lãi suất trung bình
    --Nếu vay để hoạt động thương mại thuần tuý (mua+bán) sẽ có lãi suất cao

    - Xem xét lại chính sách neo tỷ giá.
    Tuỳ từng thời điểm phải biết linh hoạt. Ví dụ thời gian cuối năm 2007 nếu NHTU quyết định để đồng VND mạnh lên so với USD cỡ 5%~10% thì phần lớn hàng hoá nhập khẩu đã có mặt bằng giá hợp lý hơn rất nhiều. Cái lợi tại thời điểm đó to lớn hơn rất nhiều so với việc neo tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu.

    - Hệ thống phân phối và tình trạng đầu cơ hàng hoá cần được triệt hạ. TPHCM trong mấy ngày qua đã đưa ra 1 vài giải pháp rất đáng chú ý. Ví dụ như doanh nghiệp phải đăng ký giá +- biên độ cho từng thời kỳ. Nếu vi phạm phải nghiêm trị (phạt tiền thật nặng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh, thậm chí xử lý hình sự)

    Cứ nhìn gương mũ BH thì biết, khi tăng mức xử phạt lên là răm rắp hết. Quốc pháp mà không nghiêm thì vứt sọt rác hết.
  8. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Theo future IMF bơm cho VN 5~10 tỷ usd để giải quyết ngắn hạn là xong luôn.
  9. TaczangHN

    TaczangHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước SH phát biểu là nếu ai mua bây giờ là lãi lớn...nhưng còn một câu sau mà báo chí không đăng là " cuối năm ++."..
    Bây giờ phân tích cũng thế thôi...mua thì chẳng ai mua..bán thì chẳng bán được....no way to chạy, cách duy nhất là đắp chăn chờ độc lập, sau cơn mưa trời lại sáng với điều kiện là không bị úng trong cơn mưa này...
  10. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Linh tinh beng ! Sao học FED được ??? đặc thù khác nhau phải giải quyết khác nhau. Chính phủ đang làm đúng những việc cần làm .

Chia sẻ trang này