Từ nay đến cuối năm, các quỹ nước ngoài ồ ạt vào VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi miumeo, 17/08/2008.

6916 người đang online, trong đó có 1240 thành viên. 11:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 434 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. miumeo

    miumeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Từ nay đến cuối năm, các quỹ nước ngoài ồ ạt vào VN

    17/08/2008 - Asset.vn


    Dường như cơn bão vốn nước ngoài mới đổ vào Tp. Hồ Chí Minh trong ngày hôm qua, tài trợ vốn cho các công ty mới và cổ vũ chính quyền địa phương gỡ bỏ các rào cản trong lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trở thành lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Sự hứng khởi đã bắt đầu từ tám năm trước đây khi các nhà đầu tư Việt Nam nhận ra cơ hội từ thị trường chứng khoán. Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, nay là Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, đã được mở cửa tại trung tâm kinh tế của cả nước và làn sóng đầu tiên đã ào vào thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ này kể từ đó.
    Khoảng vài năm gần đây, các chỉ số tài chính của Việt Nam trở nên kỳ diệu theo mọi chuẩn của quốc gia đang phát triển, làm mê say một số đông các nhà kinh doanh, đầu tư và kinh tế gia. Nền kinh tế có tổng sản lượng tương đương 71 tỷ đô-la đã được củng cố đáng kể nhờ các khu vực dịch vụ, xây dựng và công nghiệp mở rộng nhanh chóng với mức trung bình khoảng 8,4% năm trước. Chỉ số VN-Index theo trọng số vốn hóa đem lại mức lợi suất khoảng 240% trong vòng 4 năm vừa qua.
    Trên nền bức màn tăng trưởng mạnh, chẳng có gì đáng phân vân khi bức tranh vén lên trên thị trường chứng khoán TP.HCM là căn cứ cho ít nhất 25 quỹ đầu tư vào Việt Nam, quản lý hơn 10 tỷ Mỹ kim theo thống kê của Emerging Portfolio Fund Research (EPFR) Global, một hãng của Hoa Kỳ.
    Quay nhanh đoạn băng tới hiện tại, tăng trưởng năng động của Việt Nam bị một phen vất vả với các lực lượng kinh tế bên trong và ngoài, trong 6 tháng vừa qua, gây ra nỗi thống khổ và những cơn đau tim cho nhiều nhà đầu tư thuộc nhóm thu nhập trung bình đang tăng lên nhanh trong xã hội, và cả những đợt đau đầu cho nhóm các kinh tế gia lẫn cơ quan ra chính sách.
    ?oViệt Nam vừa mới chỉ trải qua các chu kỳ tài chính. Mức thất bát 67% của chỉ số chính qua một năm khá nhất quán với mức sụt giảm của các thị trường xuống dốc ở các quốc gia châu Á khác những năm vừa qua. Tất nhiên, mất tiền thì rất đau đớn nhưng mức giá trị hiện tại trên thị trường, với P/E trung bình dao động quanh mức 8-10 lần thực sự có tính bền vững hơn và sẽ mang lại hiệu quả phân phối nguồn lực vốn tốt hơn,? Chris Freund, Giám đốc điều hành của Mekong Capital Ltd. phát biểu.
    Mức độ tín nhiệm của các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp đã bị thử thách nặng nề nửa đầu năm nay với nạn lạm phát nghiêm trọng, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng nhanh chóng, và sự sụt giảm đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán. Điều chắc chắn là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức ước tính 6,5% trong nửa đầu năm nay.
    Sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng toàn cầu đã không chừa chỗ nào ngoại lệ cho Việt Nam khỏi cơn gia tăng phi mã của giá nhiên liệu và lương thực. Đối với rất nhiều gia đình ở Việt Nam, mức tăng 23% bình quân của chi phí cho hàng hóa tiêu dùng cơ bản thật là món khó gặm. Lại nữa, lạm phát cục bộ trên giá hàng hóa lương thực leo thang cũng không phải đặc thù của đất nước, vì chi phí vận chuyển lương thực cũng vọt lên mây xanh trên toàn cầu.
    Các nhà quản lý quỹ đã quan sát một cách đầy cảnh giác các bước đi có tính toán kỹ lưỡng của chính phủ thiếp lập những giới hạn xuất khẩu chủ chốt, giảm thuế cho nhập khẩu chọn lọc và cắt giảm chi tiêu trên các dự án xây dựng của khu vực kinh tế công.

    Vẫn có những đám mây đen lởn vởn trên bầu trời kinh tế Việt Nam kể từ khi cơn bão tài chính dội vào cửa nhà "con hổ Châu Á". Chứng kiến hàng ngàn nhà đầu tư nội địa ngồi thẫn thờ ngắm tiền tiết kiệm bay hơi trên thị trường chứng khoán mới mẻ khi giá cổ phiếu nội địa chảy nhão ra. Tuy nhiên, các cơn bão kinh tế toàn cầu hiện tại có thể tạo ra cơ may trong cái rủi, nếu như các nhà lập chính sách của chính phủ có khả năng hành động tạo sự kiểm soát bằng liệu pháp đau đơn nhưng rất căn bản lên những khoản tín dụng tự do cấp cho các nhà đầu cơ chứng khoán và địa ốc.
    Kể từ năm 1990 Dominic Scriven của Dragon Capital đã định cư ở Vietnam và xứng đáng với danh hiệu người ủng hộ chính phủ thành lập sở giao dịch chứng khoán và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh thông qua niêm yết các cổ phiếu. Hành trình kiên trì và sự ghi nhận của chính phủ là một phản ánh của sự chịu đựng và lòng kiên nhẫn. Giống như mọi nhà đầu tư khác, ông ta cũng bị vấp vào biến động kinh tế quốc gian năm 1998 nhưng đã tiếp tục kiên nhẫn để được hưởng thành quả từ sự tăng trưởng 145% của VN-Index so với chỉ cách đây 2 năm. Quỹ đầu tư đầu đàn của ông, Vietnam Enterprise Investments Ltd. tạo ra mức lợi suất 88% trong năm 2007 sau khi đã từng để mất 1/3 giá trị đầu tư ban đầu trong vòng 6 năm đầu tiên.
    Ngày hôm nay, Dragon Capital có thể được xem là nhà quản lý quỹ lớn thứ hai ở Việt Nam, quản lý tổng tài sản xấp xỉ 2 tỷ Mỹ kim.
    ?oChính phủ đang làm đúng việc cần làm? Hiện tại tất cả các thị trường tài sản đã co rút trong vòng 12 tháng vừa qua; tuy nhiên, tôi nghĩ cơ hội tạo giá trị có thể đang hiện ra, nhưng cần được xét một cách có chọn lọc,? Dominic Scriven - Giám đốc điều hành phát biểu.
    Chính phủ dường như đã hành động một cách mau lẹ trong việc đưa ra các quy định kiểm soát vốn để ngăn ngừa tình trạng tháo chạy vốn nếu như thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các lực lượng thị trường từ bên ngoài. Hơn thế nữa, các nhà lập chính sách cũng thực hành co hẹp biên độ giao dịch và đã từng chỉ đạo SCIC mua cổ phiếu như một công cụ chủ động nhằm vực dậy thi trường cổ phiếu đang vật lộn với khó khăn.
    ?oĐiều cốt yếu với đường hướng phát triển của thị trường cho tới hết năm chính là tâm lý của nhà đầu tư nội địa. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục là người mua ổn định trong năm nay, với mức mua dao động trong khoảng 28 tới 122 triệu đô-la Mỹ mỗi tháng,? Gary Evans, một phân tích viên về cổ phiếu cho HSBC viết trong số tháng 7 năm nay của báo cáo Vietnam Monitor.
    Việt Nam có hai thị trường chứng khoán: Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh(HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(HaSTC). HOSE là sở giao dịch chủ chốt với tổng mức vốn hóa xấp xỉ 21 tỷ đô-la Mỹ và có hơn 160 cổ phiếu đang niêm yết. Ở miền Bắc, thị trường Hà Nội có mức vốn hóa khoảng 8 tỷ đô-la với 140 công ty niêm yết.
    Trước khi thị trường lao vào vòng xoáy xuống dốc, Chủ tịch UBCKNN Việt Nam Vũ Bằng bày tỏ sự tin tưởng rằng tổng mức vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết sẽ đạt khoảng 30-40 tỷ Mỹ kim, tương đương mức 40% GDP vào năm 2010.
    TS. Vương Quân Hoàng, một học giả có nhiều công bố rộng rãi về thị trường chứng khoán Việt Nam, và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Sau đại học tại trường ĐH Mở TP.HCM thì bày tỏ sự tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi trong năm nay.
    ?oĐồng nghiệp của tôi, Giáo sư André Farber, và tôi tin tưởng rằng Việt Nam vẫn có khả năng vận hành kinh tế tốt, mặc dầu các thách thức vẫn đang tồn tại ở đó và chờ đợi được xử lý. Nếu có bằng chứng rằng Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng GDP mục tiêu mới và làm chậm lại quá trình lạm phát, thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ tăng trưởng đáng kể trở lại,? TS. Hoàng khẳng định (ông cũng là đồng sáng lập InvestVietnam Corporation).
    Chẳng mấy ai từ chối nhìn nhận sự thật rằng chỉ mới một năm trước, Việt Nam được đếm trong số những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á; thế nhưng mức gia tăng quá nhanh của thị trường cổ phiếu đã làm nảy sinh những yếu tố "tiền đề bong bóng" như điềm gở. Ở mức đỉnh điểm vào tháng 3/2007, tổng mức vốn hóa thị trường của cả hai thị trường chứng khoán TPHCM và Hà Nội tăng lên gần 29 tỷ Mỹ kim, hơn 40% của GDP - khổng lồ so với mức 1 tỷ vào năm 2005.

    Trong những tháng gần đây, một số quỹ đầu tư Việt Nam mới vẫn đang được thành lập nhằm tìm kiếm các cơ hội trong thời tiết đầu tư mới điều chỉnh. Đơn cử như, Hathaway-Nguyen Capital Management lập một quỹ đầu tư Hoa Kỳ với Terence Pavlic, nhà quản lý tiền có trụ sở ở Milwaukee, nhằm đầu tư khoảng 35-50 triệu đô-la sau khi đã nghiên cứu cẩn thận các cơ hội có thể có được từ hơn 300 công ty niêm yết ở cả hai thị trường. Ban điều hành của quỹ này tin tưởng rằng sẽ có những cơ hội đầu tư xuất sắc trước khi kết thúc năm 2008.
    Với nhà quản lý quỹ 40 tuổi Rodney Hathaway, đó là chuyến về thăm quê. ?oTôi quay lại lần đầu tiên vào năm ngoái. Tôi nghĩ thời gian này là tuyệt vời để sử dụng kinh nghiệm của tôi ở Phố Uôn (Wall Street) và mang quan điểm đầu tư Hoa Kỳ tới đất nước này,? ông giám đốc đang hăm hở Hathaway phát biểu.
    EMA Vietnam Fund, một quỹ đầu tư cổ phiếu trụ sở tại Boston, cũng là gương mặt mới ở Việt Nam, đang tìm kiếm các công ty tăng trưởng bị đánh giá thấp và trong giai đoạn tiền IPO.
    ?oVN có những thách thức đầu tư rất đặc trưng và cũng tạo ra cơ hội rủi ro-lợi nhuận rất khác các nơi khác mà chúng tôi đã từng đầu tư. Tôi tin rằng, đợt hiệu chỉnh hiện tại của thị trường và bức tranh kinh tế toàn cục đã và sẽ giúp chỉ rõ ra những cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp đang bị định giá thấp thực sự cho chúng tôi,? Giang Lam, giám đốc điều hành EMA Vietnam Fund, LP, cho biết.
    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người nước ngoài đang nắm giữ khoảng 25% số cổ phần đang niêm yết trên HOSE và 15% của HaSTC. Luật mới nhất cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm tổng cộng tới tối đa là 49% số cổ phần của hầu hết các loại cổ phiếu, ngoại trừ ngân hàng với mức trần 30% vẫn còn hiệu lực. Trong báo cáo thị trường Việt Nam vào tháng Bảy của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC, chiến lược gia đầu tư cổ phần- Gary Evans có viết "Nhà đầu tư nước ngoài là những người mua kiên định của thị trường (Việt Nam) trong năm nay (2008), qui mô mua vào là từ 28 đến 122 triệu USD mỗi tháng. Thậm chí ngay cả khi thị trường rơi tự do, các quỹ đầu tư đã huy động được vớn nhưng giờ không tìm được cơ hội đầu tư, vẫn tiếp tục đổ tiền vào Việt Nam."
    Louis Nguyễn, một nhà quản lý quỹ lâu năm, thông báo rằng, Anpha Capital do ông điều hành mới đây đã đổi tên thành Công ty cổ phần Quản lý Tài sản Sài Gòn (Saigon Asset Managment Corp., SAMC) nhằm tạo ra sự khác biệt với hàng loạt công ty có tên tương tự tại Việt Nam, đồng thời, cũng khai thác tên cũ của thành phố Hồ Chí Minh, vốn đã được biết đến trên toàn cầu.
    "Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Nền kinh tế này vẫn còn động lực tăng trưởng lớn hơn nhiều so với phần đông các nền kinh tế khác trên thế giới, và hệ thống kinh tế vẫn sẽ ổn định. Biến số duy nhất là các động thái sắp tới của các nhà hoạch định chính sách và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời," ông Louis Nguyễn, TGĐ và Chủ tịch HĐQT SAMC, nói thêm.

    Dù là lá cờ đầu của VinaCapital, Vietnam Opportunity Fund (VOF) vẫn sụt giảm 41,5% trong năm 2008, so với 58% của chỉ số thị trường VNIndex, giám đốc đầu tư Andy Ho vẫn lạc quan.
    ?oNhìn chung, chúng tôi vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào tiến trình tăng trưởng trong trung và dài hạn của Việt Nam, và thực sự, hiện tại là thời khắc khó khăn nhưng không thể thiếu trong chuỗi tăng trưởng kinh tế nếu nhìn sang bài học của các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc."
    Giữa các quỹ đầu tư ở Việt Nam, lớn và nhỏ, mới ra đời hay đã thành lập từ lâu, có một sự đồng thuận: rất đông các nhà đầu tư toàn cầu đang bỏ vốn vào sự trỗi dậy trở lại như một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao của Việt Nam, điều này thực sự khiến nhiều nền kinh tế khác phải đố kỵ
  2. miumeo

    miumeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Quyết không bán rẻ cho khoai tây!
  3. tait

    tait Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Múc

Chia sẻ trang này