1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tuần 10-15/12 - VNI test lại 900

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co2008, 10/12/2018.

4786 người đang online, trong đó có 490 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1995 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Dự tuần 10-15/12 VNI test lại 900. Thanh khoản trở lại mức 2000 tỷ phiên với sự nguội lạnh của dòng ngân hàng, tài chính.

    Đến thời của trần lãi suất huy động VND
    Bất đắc dĩ, nhưng một lần nữa cơ chế áp trần lãi suất huy động VND trở lại với vai trò nổi bật...


    [​IMG]
    Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện nay số lượng tổ chức tín dụng tương đối nhiều, chất lượng tổ chức tín dụng chưa phải đồng đều, vì vậy trần lãi suất huy động VND dưới 6 tháng được duy trì ở mức hợp lý, bám sát cung cầu thị trường cũng có tác dụng giữ ổn định thị trường tiền tệ - Ảnh: Quang Phúc.


    HOÀNG VŨ

    09/12/2018 23:02

    Ngày 7/12/2018, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố biểu lãi suất huy động VND mới, với những mức cao mới và kẻ thẳng ở các kỳ hạn thuộc diện áp trần trong một sản phẩm huy động.

    Cụ thể, ở sản phẩm tiết kiệm "Phát lộc thịnh vượng", VPBank đã chính thức gia nhập nhóm có lãi suất huy động VND ở vùng cao nhất trên thị trường hiện nay.

    Tùy theo mức tiền gửi, ngân hàng này áp 8,3%, 8,4%, 8,5% và cao nhất đã lên tới 8,6%/năm ở các kỳ hạn từ 13 - 24 và 36 tháng.

    Trước đó, trong quý 3 vừa qua thị trường đã có những mức lãi suất huy động cao từ 8,4 - 8,5%/năm, nhưng ở nhóm thành viên có quy mô nhỏ, đang hoặc vừa thực hiện tái cơ cấu. Sự gia nhập của VPBank đánh dấu thêm thành viên ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn tăng lãi suất lên các mức rất cạnh tranh như trên.

    Đáng chú ý, ở sản phẩm nêu trên, VPBank đã kẻ thẳng mức lãi suất huy động 5,5%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 - 5 tháng, không còn phân biệt giữa các kỳ hạn ở khúc này. Và đây cũng là vùng kỳ hạn thuộc diện điều chỉnh của cơ chế trần lãi suất huy động Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng, mức 5,5%/năm cũng là kịch trần cho phép.

    Hiện tượng kẻ thẳng lãi suất kịch trần 5,5%/năm như trên chưa xuất hiện nhiều trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay, nhưng vừa qua một số thành viên cũng đã đẩy đến hết giới hạn này ở một số sản phẩm huy động.

    Theo đó, một lần nữa cơ chế áp trần lãi suất huy động VND trở nên nổi bật, sau một thời gian dài hầu hết các ngân hàng thương mại đều áp lãi suất huy động các kỳ hạn 1 - 5 tháng dưới mức 5,5%/năm.

    Từ năm 2011, khi thị trường xuất hiện những cuộc đua lãi suất huy động, tình trạng "vô lý" xuất hiện với lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn vọt lên cao hơn nhiều so với các kỳ hạn dài, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế áp trần.

    Qua thời gian, với quá trình ổn định dần của thị trường, sự hồi phục trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, áp lực huy động và chạy đua lãi suất từng bước được bình ổn và Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước gỡ bỏ trần lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dài. Và đến nay, cơ chế này chỉ áp với các kỳ hạn dưới 6 tháng.

    Bên cạnh việc khống chế cuộc đua lãi suất ở các kỳ hạn ngắn, trần lãi suất cũng có tác dụng tránh làm biến dạng, tránh đảo ngược đường cong lãi suất trên thị trường. Trước đây, đường cong lãi suất đã có tình trạng lãi suất các kỳ hạn ngắn cao vượt trội so với các kỳ hạn dài.

    Việc thiết lập lại đường cong lãi suất với cơ chế trần trên, cơ cấu huy động của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đã dịch chuyển theo hướng tích cực, bền vững hơn. Trước đây tiền gửi vào hệ thống chỉ có khoảng 10% tỷ trọng là trung dài hạn, đến nay tỷ trọng này đã được nâng lên khoảng 30% - theo cập nhật của đại diện Ngân hàng Nhà nước tại một diễn đàn gần đây.

    Đáng chú ý, trong quá trình áp dụng, tại nhiều thời điểm có những kiến nghị, chất vấn Ngân hàng Nhà nước về việc bỏ cơ chế áp trần lãi suất huy động VND, để tăng tính thị trường trong hoạt động của hệ thống.

    Như tháng 11 vừa qua, tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu cũng đã nêu quan điểm về việc bỏ trần lãi suất, hướng đến nền kinh tế thị trường và giảm dần các biện pháp hành chính…

    Trước quan điểm này, Thống đốc Lê Minh Hưng đã trả lời, vẫn còn những nguyên do phải áp cơ chế trần lãi suất huy động VND, dù hiện chỉ còn áp ở phạm vi tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng.

    Thứ nhất, do thị trường tài chính và cơ chế thị trường của Việt Nam chưa được hoàn hảo, thị trường vốn phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, nên việc sử dụng một cách có chọn lọc với liều lượng và thời điểm phù hợp những biện pháp hành chính vẫn còn cần thiết để đảm bảo an toàn thị trường tiền tệ.

    Thứ hai, hiện nay số lượng tổ chức tín dụng tương đối nhiều, chất lượng tổ chức tín dụng chưa phải đồng đều, vì vậy trần lãi suất huy động VND dưới 6 tháng được duy trì ở mức hợp lý, bám sát cung cầu thị trường cũng có tác dụng giữ ổn định thị trường tiền tệ và neo giữ được tâm lý kỳ vọng lạm phát của thị trường.

    Thứ ba, theo Thống đốc, Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nên việc giữ trần lãi suất cũng là để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ.

    "Chúng tôi cho rằng, việc áp dụng trần lãi suất trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Khi hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn, an toàn lành mạnh hơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét dỡ bỏ biện pháp hành chính không cần thiết", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua.
    --- Gộp bài viết, 10/12/2018, Bài cũ: 10/12/2018 ---
    Nhớ lại thời bầu Kiên vào tù, Huyền Như rút 4000 tỷ.......
    --- Gộp bài viết, 10/12/2018 ---
    Nhiều đứa trẻ chưa biết giống tố là gì
    --- Gộp bài viết, 10/12/2018 ---
    Cơ hội để đào thoát sớm. Càng để lâu càng nguy......các đội lái bank đang cố ra hàng
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. vxd00

    vxd00 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    278
    Nguyên nhân Vni rớt thảm là đây.
  3. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Lần này như mít rụng. Lãi suất đang huy động trần mà bà con chứ cố lao theo để nhà cái dụ
  4. ManhQuan125

    ManhQuan125 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    179
    Thường năm nào cuối năm các bank cũng tăng lãi suất cả vì thế chứng khoán 10 năm gần đây quý 4 cũng chỉ có 2 năm có sóng tăng.
    Năm nay thị trường giảm từ tháng 10, tháng 11 hồi chút, từ đầu tháng 12 mới có chuyển biến tích cực bất chấp tình hình thế giới tiêu cực. Giá đang sát vùng kháng cự quan trọng nên có rung lắc, điều chỉnh là bình thường thôi, tạo đà lên tiếp thôi bác :)
  5. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Hôm nay VNM GAS MSN mạnh nhỉ nhưng tiền ở đâu ra mà lên
  6. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Apple ‘bị cấm bán iPhone tại Trung Quốc’
    --- Gộp bài viết, 11/12/2018, Bài cũ: 11/12/2018 ---
    Trump-Tập leo thang.
    • Khả năng hôm nay VNM tiếp tục làm trụ nhưng GAS tạo đỉnh rồi
  7. Tapchoick2018

    Tapchoick2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2018
    Đã được thích:
    356
    Cuối năm lãi suất lên là chuyện bình thường. Nhưng chỉ món tiền gởi cực lớn cả trăm tỷ mới đuọc hưởng lãi suất cao thôi. Nhỏ lẻ có tăng nhưng ko đáng kể
  8. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Thanh khoản hôm qua hosino còn 2800 tỷ. Dự hôm nay về 2500 tỷ tương đương VNI 910
    --- Gộp bài viết, 11/12/2018, Bài cũ: 11/12/2018 ---
    Quá rủi ro, cầu ko dám vào ????
  9. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 12/12



    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 12/12/2018, Bài cũ: 12/12/2018 ---
    Giá thép TQ vẫn tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Thép trong nước đang cố cầm cự khi đường xuất khẩu đã bị bít dần từ tháng 11.....dội chợ
  10. co2008

    co2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    1.436
    Không chỉ Descon có khả năng phá sản, Beton 6 của ông Trịnh Thanh Huy cũng đột ngột sa sút với khoản lỗ vài trăm tỷ
    11-12-2018 - 11:41 AM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Cả 2 thương hiệu lâu năm trong ngành xây dựng đều đang có kết cục khá bết bát sau khi được nhóm cổ đông liên quan ông Trịnh Thanh Huy mua lại cách đây 8-9 năm.


    BT6: Công ty Cổ phần Beton 6
    Giá hiện tại
    2.1

    Thay đổi
    -0.2 (-8.7%)
    Cập nhật lúc 11:00 Thứ 3, 11/12/2018
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    32 tuổi, sở hữu một startup tỷ đô với 2.000 nhân viên, doanh nhân trẻ này vẫn đi thuê nhà và đây là lý do

    Doanh nhân Trịnh Thanh Huy được biết đến là người đã cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh gây dựng tập đoàn Masan tại Nga cũng như khi trở về Việt Nam.

    Sau khi về nước, ông Huy đã tham gia thâu tóm một số công ty trên sàn như Bê tông 620 Châu Thới (BT6), Xây dựng Công nghiệp Descon (DCC) hay công ty logistics Vinafco (VFC)... Ngoài ra, ông Huy cùng với nhóm Kusto đã tham gia thành lập công ty Bình Thiên An - chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Sau một thời gian dài im ắng kể từ sau khi xuất hiện với vai trò là chủ tịch của HB Group với dự án tỷ đô New Hội An City, ông Huy bất ngờ lại được nhắc đến nhiều trước việc Tòa án nhân dân Tp.HCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Xây dựng Công Nghiệp (Descon) theo đơn kiện của một nhà cung cấp là Siam City Cement Ltd.

    Giống như Descon, một công ty khác được ông Trịnh Thanh Huy và bên liên quan mua lại cũng đang ở trong tình cảnh rất bết bát là là Beton 6, trước đây là CTCP Bê tông 620 Châu Thới.

    Được thành lập từ năm 1958, Beton 6 từng có một thời gian dài là được biết là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.

    Beton 6 cũng là một trong những doanh nghiệp lên sàn từ rất sớm, vào đầu năm 2002. BT6 cũng từng được nhiều nhà đầu tư lớn cũng như nhà đầu tư nước ngoài ưa thích.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Thanh Huy tham gia bắt đầu tham gia vào Hội đồng quản trị của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay. Giai đoạn 2009-2010 cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của Beton 6 với lợi nhuận đạt trên 100 tỷ đồng và sau đó bắt đầu giảm mạnh.

    Năm 2015, Beton 6 hủy niêm yết trên HoSE với lý do tập trung vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp.

    Ngay sau khi hủy niêm yết, bước ngoặt đã đến với Beton 6 nhưng không phải theo chiều hướng tích cực mà ngược lại.

    Trong suốt một thời gian dù doanh thu có tăng giảm nhưng lãi gộp của Beton 6 vẫn luôn duy trì trong khoảng 100-200 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên trong năm 2016, với 955 tỷ đồng doanh thu, lãi gộp của công ty chỉ đạt vỏn vẹn 4,3 tỷ đồng; trong khi năm trước đó đạt 145 tỷ đồng.

    Trừ đi chi phí tài chính, bán hàng và quản lý, Beton 6 lỗ 221 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Nhờ có 226 tỷ thu nhập khác từ đánh giá lại tài sản và thanh lý tài sản cố định mà năm 2016 công ty vẫn có lợi nhuận dương.

    [​IMG]
    Sang năm 2017, doanh thu tiếp tục sụt gần 1/2 xuống 520 tỷ đồng và lỗ trước thuế 139 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2018, công ty đạt 58 tỷ đồng doanh thu và lỗ tiếp 43 tỷ đồng.


    Kế hoạch năm 2018 khá khiêm tốn với doanh thu chỉ 157 tỷ đồng và kế hoạch đặt ra cho 3 năm 2018-2020 đạt tổng doanh thu chỉ 807 tỷ đồng. Dừng tất cả các hoạt động kinh doanh không sinh lãi.

    Báo cáo thường niên năm 2017 của Beton 6 nhận định công ty đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiếu hụt vốn, nguồn nhân lực không ổn định, các đối thủ trong ngành ngày càng mạnh, đặc biệt là đối thủ nước ngoài.

    Trong khi tình hình kinh doanh rất ảm đạm thì từ cuối năm 2017 đến nay, Beton 6 đã có 3 lần thay đổi vị trí Tổng giám đốc. Ông Trịnh Thanh Huy cũng bán ra cổ phiếu, giảm mạnh tỷ lệ sở hữu từ mức xấp xỉ 14% xuống còn 1%.

    Cổ phiếu BT6 trở lại sàn Upcom từ ngày 6/3/2017 nhưng thanh khoản rất thấp, thường chỉ vài trăm cổ phiếu mỗi phiên hoặc không có giao dịch. Hiện thị giá BT6 đạt 2.300 đồng.
    --- Gộp bài viết, 12/12/2018, Bài cũ: 12/12/2018 ---
    Theo báo Thanh Niên sáng nay BDS HN , BDS HCM mỗi nới chỉ tồn kho khoảng 5000 tỷ : Doanh thu và lợi nhuận các quý tới ra sao ????

Chia sẻ trang này