Tuần 24/11 - 28/11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Zeusck, 21/11/2008.

3500 người đang online, trong đó có 99 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1294 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Tuần 24/11 - 28/11

    [​IMG]
    [​IMG]

    Nếu đêm nay Mẽo vẫn tèo..

    Thì T3 và T4 tuần sau là cơ hội khá đẹp để bắt đầu giải ngân




    Được Zeusck sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 21/11/2008
  2. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
    Khả năng đó hơi khó, sợ thứ 2 thứ 3 mua sẽ phải mua giá cao hơn hnay roài
  3. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Đêm nay Mẽo nó mới GD thì lo gì hả bác...
    Nhỡ đêm nay nó xanh luôn thì T2 bác lên tàu vẫn kịp..




    Được Zeusck sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 21/11/2008
  4. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    @ : Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của cụ TUTHOI, nhận tiện sẽ post luôn một bài so sánh về sự giống và khác nhau của cuộc khủng hỏang T/C toàn cầu năm 1929 và năm 2008 để các cụ tham khảo




    Tuần GD 47 của VNI đầy ảm đạm và buồn tẻ, VNI đã có chọn 5 phiên mất điểm liên tiếp(mất 27 điểm) đóng cửa còn 318 điểm với KL GD khá khiêm nhường. Các NĐT nhỏ đã bắt đầu chán nản quay lưng với lại với TT. Nhưng một tia hy vọng đã lóe sáng đúng lúc vào đêm T6(21/11) khi TT Mỹ đã quay đầu đảo chiều một cách mạnh mẽ vào cuối phiên GD khi thời gian còn lại rất ngắn ngủi.

    Dow Jones tăng điểm một cách ngoại mục(494 điểm ~ 6,54%) và đã quay lại ngưỡng hỗ trợ 8000đ trước sự ngỡ ngàng của các NĐT trên tòan TG.

    [​IMG]

    Cuộc đảo chiều này diễn gia ngay khi có tin ô Timothy Geithner sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ thay cho ô Paulson và vị tân tổng thống Mỹ ông Barack Obama sẽ công bố chính thức đội ngũ các nhà hoạch định chính sách kinh tế vào ngày thứ Hai (ngày 24/11).

    Người Mỹ đã đặt niềm tin của mình vào nội các mới của CP, họ đã đặt cược vào niềm tin đó thể hiện qua sự tăng điểm ngoại mục của TT CK vào ngày 21/11 vừa qua.

    Vậy thì sự tăng điểm của TT CK Mỹ vào phiên cuối tuần và sự thay đổi đội ngũ các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ sẽ được công bố vào sáng T2 tới có tác động như thế nào tới TT CK toàn cầu nói chung và VN nói riêng.

    Như chúng ta đã biết, Tâm điểm của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu này được bắt đầu ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan sang châu Âu,châu á và hầu khắp các nước khác trên thế giới, cả những nước công nghiệp và các quốc gia chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô đều bị ảnh hưởng.

    Đã có lúc Người Mỹ mất lòng tin vào LĐ và các nhà hoạch định chính sách kinh tế của mình, khi để nền KT của đất nước lâm vào cảnh suy thoái, các biện pháp giải quyết và khắc phục thì ko mấy khả quan, nhất là kế hoạch giải cứu 700 tỷ bị vị bộ trưởng tài chính Paulson thay đổi, bóng đêm đã bao trùm lên TT CK nước Mỹ?

    Ngay sau khi có tin ban nội các của CP Mỹ sẽ được tân TT Obama cải tổ, niềm tin của người Mỹ đã quay trở lại, họ hy vọng vào vị TT và ban nội các mới của CP sẽ có những chính sách, biện pháp tích cực và hữu hiệu để ngăn chặn cuộc khủng hỏang, đưa nước Mỹ thoát ra khỏi bóng đêm suy thoái, vực lại nền KT của đất nước. Niềm tin của người Mỹ hòan tòan có cơ sở và họ được quyền lạc quan với niềm tin đó, niềm tin đó hòan tòan có thể trở thành sự thực nếu ban nội các và vị tân TT sắp tới có những chính sách và biện pháp kịp thời và đi đúng hướng..

    Ko những đối với người dân nước Mỹ, mà toàn bộ các Quốc Gia trên TG(trong đó có VN) đều chịu sự tác động và ảnh hưởng gián tiếp của bộ máy chính quyền mới của nước Mỹ trong các lĩnh vực như:

    - Chính Trị

    - Đối ngoại

    - Hợp tác đầu tư

    Sự kiện thay đổi ban nội các mới của vị tân TT Obama là sự kiện lớn đáng chú ý nhất của giới đầu tư trên tòan TG và chúng ta cũng ko ngoại lệ. Mọi nhà ĐT đều có thể hy vọng vào sự lỗ lực và sáng suốt của ban nội các và vị tân TT Mỹ sẽ giải cứu được nước MỸ ra khỏi cơn nguy khốn. Nước Mỹ hồi phục và thóat khỏi suy thoái sẽ là cơ hội vô cùng quý báu cho các Quốc Gia đang bị ảnh hưởng nặng nề đi vào hồi phục và ổn định(trong đó có VN)..

    Phiên GD đầu tuần tới có thể TT CK của nhiều Quốc Gia trên TG sẽ có phản ứng tăng điểm mạnh trước sự đảo chiều ấn tượng của TT CK Mỹ ngày 21/11 và thông tin vị TT Obama cải tổ ban nội các Chính Phủ..

    Về phía TT CK trong nước, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn như

    -NĐT NN liên tục bán ròng vì phải chịu áp lực khi TT CK TG đang sụt giảm mạnh

    -Các DN XK đang bị ảnh hưởng trực của cuộc khủng hỏang T/C tòan cầu(giá các mặt hàng XK sụt giảm, nhu cầu sử dụng hàng hóa của các Quốc Gia nhập khẩu ít đi)

    Nếu trong thời gian tới TT CK Mỹ và TK khởi sắc và đi dần vào ổn định, áp lực đối với các NĐT NN ở VN sẽ được giải tỏa, việc liên tục bán ròng sẽ được chấm dứt, thay vào đó họ sẽ liên tục giải ngân trở lại..

    Niềm vui và hy vọng này tuy hơi mong manh và quá sớm, nhưng chúng ta được quyền sống trong hy vọng và ước mơ, thay vì việc suốt ngày hô up, hô dow, mọi người hãy cố tạo cho mình một giấc mơ đẹp về TT CK và tìm cách nắm bắt nó khi có cơ hội.

    Chúc may mắn !

    Vanhoa



    P/S: Hiên nay tôi đang chơi CK ảo vì vậy nhận PR thuê cho tèo bang hoặc up bang

    Phí dịch vụ PR là 5000đ/bài. Cụ nào có nhu cầu thuê thì liên hệ ngay qua PM

    Đảm bảo phục vụ nhiệt tình và chu đáo, luôn luôn túc trực tại diễn đàn 24/24h










    Được Zeusck sửa chữa / chuyển vào 07:46 ngày 23/11/2008
  5. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Những điểm giống và khác nhau của năm 1929 - 2008

    Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không nằm ngoài kịch bản này: các ngân hàng lại ồ ạt cho vay với niềm tin tuyệt đối vào sự hưng thịnh của thị trường bất động sản. Các nhà đầu cơ ồ ạt vay vốn vẫn với một niềm tin tuyệt đối rằng lãi suất họ kiếm được từ đầu cơ ở thị trường bất động sản thừa sức giúp họ trả lãi ngân hàng. Và hai làn sóng diễn ra đã khiến bi kịch lặp lại: thị trường bất động sản rớt giá và đóng băng từ năm 2006, tỷ lệ lãi suất được điều chỉnh đến mức cao khiến một loạt những đối tượng vay vốn không có khả năng thanh khoản. Các ngân hàng tuyên bố phá sản hàng loạt.
    Thế nhưng, tình hình tài chính năm 2008 có giống như năm 1929? Vở bi kịch chỉ giống nhau ở màn dạo đầu và thắt nút, thế còn ở đoạn tháo nút thì sao? Một chuyên gia cho rằng, nếu kinh tế thế giới đang chứng kiến xu hướng tự do hóa mạnh mẽ chưa từng thấy, thì bản thân mỗi nước lại đang chứng kiến một xu hướng điều tiết của Nhà nước cũng mạnh mẽ không kém. Nói một cách vĩ mô hơn, đó là kinh tế thế giới đã phát triển từ mô hình kinh tế thị trường ?ocổ điển? sang ?ohiện đại?. Ở giai đoạn những năm 1920, kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới (chủ yếu là các nước Bắc Âu) nói chung phát triển theo mô hình kinh tế thị trường cổ điển, chịu sự điều tiết của ?oBàn tay vô hình?, lý thuyết mà Adam Smith đưa ra để chỉ những quy luật của thị trường. Trong giai đoạn vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường cổ điển, Nhà nước chỉ đóng vai trò ?ogiữ nhà?, nghĩa là can thiệp rất hạn chế và mang tính gián tiếp vào các hoạt động kinh tế. Nếu mô hình này có ưu điểm nổi bật là giúp các nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt thì hệ quả của nó cũng thật khủng khiếp. Chính phủ không có khả năng đối phó kịp thời khi khủng hoảng kinh tế bột phát và vì thế, sức tàn phá của khủng hoảng vô cùng nặng nề. Cuộc đại suy thoái 1929-1933 là một minh chứng. Còn giờ đây, kinh tế thế giới được điều tiết bởi hai bàn tay: bàn tay vô hình - thị trường, điều tiết ở tầm vĩ mô; Bàn tay hữu hình - Nhà nước, điều tiết ở tầm vi mô. Điều này đã giúp các Chính phủ phản ứng nhạy bén và linh hoạt hơn với khủng hoảng.
    Một lý do khác khiến việc suy thoái 2008 không thể giống 1929, đó là sự phát triển của các chế định tài chính toàn cầu, hay nói như Thomas L. Friedman, đó là những ?ochiếc Lexus? của kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nếu toàn cầu hóa có thể khiến con virus khủng hoảng lây lan từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác, từ châu lục này tới châu lục khác nhanh hơn gấp nhiều lần cách đây 80 năm, thì cũng chính kỷ nguyên này đã sinh ra những công cụ như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đúng như Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, nhận định: ?oSẽ không có nguy cơ đại khủng hoảng trong ngắn hạn bởi chúng ta có trong tay những công cụ? khác với thời 1929. Sự hợp tác giữa các Chính phủ, giữa các ngân hàng trong những ngày vừa qua đã chứng minh điều đó. Chỉ trong hai ngày 15-16.9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh quốc và Ngân hàng Nhật Bản đã bơm vào hệ thống tiền tệ hơn 350 tỷ USD để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
    Còn một điểm khác biệt cuối cùng và cơ bản giữa 1929 và 2008 là nếu sau 1929, Mỹ vẫn là nền kinh tế thống trị thế giới trong suốt gần 1 thế kỷ, thì cuộc khủng hoảng 2008 đã bắt đầu báo hiệu một giai đoạn ?ochuyển giao quyền lực?. Sự suy yếu tương đối của kinh tế Mỹ đang tỷ lệ nghịch với sự trỗi dậy của Trung Quốc hay Ấn Độ. Không thể khẳng định con rồng hay con hổ châu Á sẽ là đầu tàu tương lai của kinh tế thế giới, nhưng chắc chắn rằng, sự nổi lên của sức mạnh châu Á là xu hướng không thể đảo ngược.

    P/s: rảnh rỗi ngồi vẽ chơi char của 10 mã cp đang nằm ở vùng hỗ trợ mạnh, cụ nào có nhã ý muốn tham khảo thì gửi đ/c email vào pm. Tôi sẽ gửi tặng..





    Được Zeusck sửa chữa / chuyển vào 07:50 ngày 23/11/2008
  6. fm2008

    fm2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    122
    Nhìn vẽ mấy cái chart đã thấy ngu. Nhận định như thằng xe ôm
  7. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
  8. stavan

    stavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Đã được thích:
    1.049
    Bài viết của bác là rất đáng tham khảo.
    Sự thực là chơi chứng thì không khi nào là an tòan cả. Sóng lớn là cơ hội lớn song hành với rủi ro lớn.
    Đối với 1 trader thì không có gì khác nhau khi VNI đang là 10xx hay là 3xx. Có chăng là trade khi VNI 10xx nguy cơ còn cao hơn.
    Trong đời 1 trader có mơ cũng ít khi được chứng kiến 1 cuộc khủng hỏang TC, khi mà DJ có mức dao động đến ~1000 điểm trong 1 phiên.
    Tôi biết là bác ko chơi ảo và chắc chắn bác sẽ thành công nếu mạnh dạn hơn.
  9. BULLTRAP

    BULLTRAP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Đã được thích:
    5
    Công nghiệp Ô tô Germany liệu có phải đối mặt với tình trạng như Mỹ?Ngân Hàng liên bang của Đức mới thừa nhận đang trong tình trạng kém nhất kể từ năm 1947.Thế giới này đang khó khăn thật sự đấy.
  10. vinacity

    vinacity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    12
    tụt hết cả hứng bắt đáy rồi... đợi nó tụt hẳn rồi kéo quần lên

Chia sẻ trang này