Tuần này thị trường vận động theo hướng nào? ứng xử ra sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dau_co_chung_khoan, 16/11/2008.

3841 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 07:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 479 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tuần này thị trường vận động theo hướng nào? ứng xử ra sao?

    Tuần này thị trường vận động theo hướng nào? ứng xử ra sao?

    Trước hết, về khả năng tăng: xét về tỷ lệ giảm giá cổ phiếu trên thị trường trong tuần trước và đồ thị kỹ thuật thì tín hiệu cho thấy xác xuất tiếp tục xu hướng tăng (bull trap) trong tuần này chiếm tỷ trọng cao hơn xác xuất quay về xu hướng giảm. Nhưng khả năng này đòi hỏi phải có hai điều kiện: Một là có thông tin tốt (hoặc đừng có thông tin xấu) từ thị trường tài chính thế giới (TTCK Mỹ tăng hoặc đi ngang chứ đừng giảm mạnh từ 2 - 4 %) và thứ hai là phải có ?ocú hích? từ nội địa, nghĩa là từ các đại gia, sóng mới có thể cuộn lên. Nếu không có hai yếu tố đó, xu thế thị trường khả năng sẽ đi ngang và nghiêng về xu hướng giảm.

    Thứ hai là khả năng giảm: Khả năng này Hiện các nhà quản lý phố Wall đang giằng co hướng hỗ trợ thị trường tài chính trong gói giải pháp 700 tỷ USD. Mọi chuyện chưa ngã ngũ. Nếu gói giải pháp của Bộ trưởng tài chính Mỹ (Pausol) không đủ kích hoạt TTTC, CK Mỹ khởi sắc thì những ngày đen tối với TTCK thế giới sẽ tái diễn ảnh hưởng trực tiếp đến xu thế vận động của TTCK Việt Nam. Tuần trước, VN-Index và HaSTC-Index đã rất yếu ớt, nếu thêm tin xấu tuần này, khả năng giảm là đương nhiên. Hy vọng, tuần này TTTC Mỹ không có tin xấu!

    Trong trung và dài hạn, hai tuần gần đây, dự báo của IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nói chung, không một quốc gia phát triển nào từ Châu Á đến Châu Âu không lâm vào suy thoái. Riêng kinh tế Mỹ, bên cạnh khủng hoảng của hệ thống tín dụng, hãng sản xuất Ô tô GM (trụ cột nền kinh tế Mỹ) cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu Chính phủ Mỹ không có giải pháp cứu GM thì thị trường lao động Mỹ sẽ ?ođược? bổ xung thêm khoảng 3 triệu người thất nghiệp nữa. Cùng với thảm họa tín dụng nhà đất chưa giải quyết xong, nay thêm đội quân thất nghiệp của GM tăng cường vào tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao nhất trong 8 năm qua? sẽ đưa nền kinh tễ Mỹ vào những ngày đen tối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến TTCK Mỹ và TTCK toàn cầu. Hội nghị G20 đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng của kinh tế thế giới. Nhiều khả năng, ngân hàng các quốc gia lại phải tiếp tục cắt giảm lãi suất để vực dậy các nền kinh tế.

    Với nội tại kinh tế Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ lo ngại khi cán cân xuất nhập khẩu lại phát tín hiệu nhập siêu tăng vào những tháng cuối năm nay. Xuất khẩu của Việt Nam đang chững và sụt giảm mạnh cả về giá và thị trường. Bên cạnh việc xuất khẩu sụt giảm thì nhập siêu lại đang phát tín hiệu tăng mạnh từ nay đến cuối năm. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng hiện hành, dù đã giảm nhiều nhưng vẫn chưa đủ để các ngành sản xuất có hiệu quả nên các hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục cầm chừng. Kinh tế vĩ mô quý IV/2008 và quý I/2009 sẽ khó lường.

    nhận thấy rằng, thận trọng lúc này là nguyên tắc hàng đầu: Nhà đầu tư đã có cổ phiếu (tỷ lệ 50% CP/vốn) thì có thể yên tâm giữ và đợi thời điểm thuận lợi nhất thoát khỏi thị trường. Nhà đầu tư vẫn giữ nhiều tiền mặt nên đợi các cổ phiếu tốt giảm về mức giá mới (đáy mới), mới nên giải ngân để đảm bảo an toàn. Cổ phiếu tốt, đáy mới là như thế nào? Đó là các mức giá mà các cổ phiếu tốt chưa từng rơi xuống giá thấp đó. Tuy nhiên, thời điểm mua ở giá thấp đó cũng vẫn phải quan sát sức cầu của toàn thị trường. Nếu sức cầu toàn thị trường vẫn yếu thì khả năng cổ phiếu vẫn có thể giảm tiếp (ảnh hưởng xu thế thị trường). Nhưng nếu sức cầu của riêng cổ phiếu đó trở nên mạnh, giữ mức giá thấp đó trong vài ba phiên với khối lượng khớp lệnh lớn thì có thể mua vào ở mức giá đó.

    Thị trường phát tín hiệu xu thế tăng ngắn hạn trong tuần này nhưng cũng có thể giảm sâu ngay lập tức nếu có tin xấu từ TTCK thế giới. Bài toán đầu tư tuần này nên thận trọng, càng giảm tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu bao nhiêu và giữ tiền mặt nhiều bấy nhiêu càng an toàn. Chờ cơ hội VN-Index thiết lập đáy mới dưới 320, cổ phiếu thiết lập giá đáy mới, mới giải ngân là an toàn nhất!
  2. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chờ cơ hội VN-Index thiết lập đáy mới dưới 320, cổ phiếu thiết lập giá đáy mới, mới giải ngân là an toàn nhất!
  3. sieutoc3x

    sieutoc3x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Đã được thích:
    1.300
  4. songoku13

    songoku13 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Đã được thích:
    9
    thứ 2 lên; thứ 3 xuống.....
  5. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    Muộn nhất đầu tuần sau về tới đầu 2
  6. haikdck

    haikdck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    84
    thứ 4 lên
    thứ 5 xuống
    thứ 6 lên
  7. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Dù tin tức trong nước có tích cực thế nào đi nữa mà tin tức thế giới liên tục u ám thì TTCK Việt Nam rất khó tạo được xu thế tăng, không thể "một mình một chợ!". Cuộc chơi thời điểm này và ít nhất trong cả quý IV.2008 việc tạo ra lợi nhuận là cực kỳ khó khăn (chỉ dành cho những nhà đầu tư thạo tin, tạo sóng). Còn nhà đầu tư nhỏ, những người vẫn chơi một cách sòng phẳng thì khó có cơ hội thắng cuộc. Nhận diện cuộc chơi khốc liệt như vậy để chúng ta có phương án quản trị vốn đầu tư hiệu quả.

    Vì sao TTCK Việt Nam chưa thể tăng? gốc của vấn đề nằm ở các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ!

    Chưa khi nào mà dự báo tăng trưởng tại cả ba đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lại đen tối như trong giai đoạn này. Tình hình ở Mỹ xấu đến nỗi tất cả các nhà nghiên cứu đều coi đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm qua.

    Kể từ ngày các nhà kinh tế bắt đầu đo lường chỉ số tin tưởng của người dân, yếu tố quyết định cho việc mua sắm, chưa bao giờ tinh thần của người Mỹ lại rơi xuống thấp đến mức như trong hai tháng 9 và 10 vừa qua. Lần đầu tiên kể từ năm 2001, sức tiêu thụ ở Mỹ sụt giảm. Tệ hơn nữa, đây là đà suy giảm mạnh nhất tính từ những năm 1980 đến nay. Trong tháng 10, tập đoàn General Motors bán ra chưa đầy 200 chiếc xe hơi, mức tệ nhất kể từ năm 1975.

    Từ 14 năm nay, chưa khi nào ở Mỹ có đến hơn 10 triệu người không có việc làm, nền kinh tế hàng đầu thế giới đã giải tán đến 240 nghìn công việc làm nội trong tháng 10. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 10 đột nhiên tăng vọt, đạt mức kỷ lục 6.5%. Tính cả trong 10 tháng đầu năm, nước Mỹ đã đánh mất 1,2 triệu công ăn việc làm. Đáng lo ngại hơn cả là các giới chức kinh tế ở Washington dự đoán số người thất nghiệp ở Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới, ít nhất là cho đến hết quý một đầu năm 2009.

    Toàn cảnh u ám như trên, theo giới phân tích, bắt nguồn từ nỗi hoang mang của người tiêu dùng sau khi thị trường tài chính lớn nhất thế giới Wall Street sụp đổ hồi đầu tháng 9, từ tình trạng tín dụng ngày càng trở nên khan hiếm ? Chính vì vậy một trong những trọng trách đầu tiên của Tổng thống tân cử Obama là làm thế nào để tái tạo niềm tin nơi người tiêu dùng và giới đầu tư.

    Và tân Tổng thống Mỹ đã chọn điểm mấu chốt trong kế hoạch cứu vãn sự sụp đổ kinh tế Mỹ bằng việc đặc biệt quan tâm đến ngành công nghệ xe hơi, vốn được coi là "cột sống" của mạng lưới công nghiệp Mỹ. Hiện nay, 4,5 triệu người lao động ở Mỹ - tương đương với 2,9% người đang đi làm - phục vụ trong ngành sản xuất xe hơi. Trong khi đó General Motors, tập đoàn công nghệ xe hơi lớn nhất của Mỹ, công khai nguy có thiếu hụt tiền mặt kể từ những tháng đầu năm 2009 và đã phải từ bỏ kế hoạch mua lại Chrysler. Về phần hãng xe Ford tiếp tục làm ăn thua lỗ trong quý ba, buộc phải sa thải đến 10% nhân viên ở Mỹ. Số xe bán ra trên thị trường trong tháng 10/2008 giảm 32% so với cùng kỳ năm 2007, tức là rơi xuống mức thấp nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

    Ngoài các biện pháp gọi là chữa cháy như trên, Tổng thống tân cử của Mỹ cũng phải quan tâm đến vấn đề cân bằng trong ngân sách của chính quyền Liên bang. Chính sách kinh tế của Barack Obama trước hết sẽ ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và ông cũng dư biết là phương tiện tài chính thì có hạn. Trong giai đoạn khó khăn này, chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm tìm ra những giải pháp, đưa nền kinh tế Mỹ đi lên. Trong bối cảnh trên, chắc chắn ông Obama sẽ tìm cách dung hòa một bên là những mục tiêu ngắn hạn - gia tăng ngân sách chi tiêu nhà nước để thổi thêm sinh lực vào nền kinh tế - và bên kia là giới hạn thâm thủng ngân sách của chính quyền liên bang. Đây là việc mà Bill Clinton đã từng làm những năm 1990.

    Tài thao lược của tân Tổng thống Mỹ cộng với sức mạnh của các gói hỗ trợ của chính phủ các nước ở Hội nghị G20, sớm nhất cũng phải phải đến quý II/2009 mới có thể có kết quả bước đầu. Điểm tích cực hiện nay là các định chế tài chính thế giới đã chịu ngồi và tìm ra tiếng nói chung trong việc cứu vãn tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

    Tuy nhiên, hiện tại và tương lai gần (quý IV/2008), diễn biến tiêu cực vẫn chi phối kinh tế thế giới. Điều này ảnh hưởng lớn tới tâm lý và hành động của các nhà đầu tư trên TTCK.

    Trở lại diễn biến phiên giao dịch ngày 17/11 (phiên đầu tuần mới), với hiện tượng đột ngột sụt giảm 1/3 giao dịch (khối lượng và giá trị) ở sàn Tp HCM và 1/2 tại sàn Hà Nội, nó phản ánh tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thì gia tăng lượng bán ròng, giảm mạnh lượng mua vào. Nhà đầu tư lớn thì ôm chặt vốn đợi cơ hội giải ngân (VN-Index dưới 320). Còn nhà đầu tư nhỏ, nguồn vốn vốn đã cạn kiệt trong các giai đoạn "thăng, trầm" vừa qua, nay sẽ rất cẩn trọng trong việc mua vào và sẽ xác định tinh thần "ăn mỏng" trong thị trường bất ổn.

    Nhận diện diễn biến giao dịch thị trường trong hai tuần qua và các thông tin tương lai, VNCF cho rằng thị trường khó hình thành được xu thế tăng mạnh như đợt VN-Index từ 366 lên 561 điểm. Sóng giảm và sóng tăng giai đoạn tới đây sẽ nhẹ đi rất nhiều vì tâm lý thận trọng và ăn mỏng nêu trên.

    Đợi thị trường tạo đáy mới, cổ phiếu rơi về giá thấp mới, cùng với đó là giao dịch thị trường đột ngột sôi động, đó mới là thời điểm vào lại thị trường!

Chia sẻ trang này