Tuần sau úp toàn tập

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi saigonchiutroi, 12/05/2012.

3585 người đang online, trong đó có 210 thành viên. 00:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1024 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
  2. laycacbac

    laycacbac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2012
    Đã được thích:
    18
    Hô up cả tuần rồi ko mệt ah ? [-X[-X hay chưa xả hết :p
  3. torrabcac

    torrabcac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    546
    TỪ LỚI NÓI ĐẾN HÀNH ĐỘNG CHẮC PHẢI TÍNH BẰNG QUÝ, CẢ CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP THỜI ĐIỂM NÀY MÀ VAY ĐƯỢC THÌ KHÓ HƠN CẢ LÊN TRỜI. ĐỂ ĐƯỢC GIẢI NGÂN CÁ NHÂN & DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC CHI TIÊU KINH ĐIỂN TỪ PHÍA NGÂN HÀNG.....
  4. trungnamdinh

    trungnamdinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Đã được thích:
    73
    Lãi suất huy động về 11% không về 10% đâu
  5. ovivirus

    ovivirus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Điện rục rịch tăng giá

    Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa, xác nhận đã đến lúc phải xem xét, tính toán khả năng tăng giá điện.


    Cả ba yếu tố thông số đầu vào của điện, gồm: tỉ giá, sản lượng phát điện và nhiên liệu đã tăng 3,29%. Ảnh: NGỌC HÒA

    Lạm phát vừa hạ nhiệt, giá xăng vừa giảm nhỏ giọt sau 2 lần tăng liên tiếp thì người tiêu dùng lại phải đối mặt với khả năng tăng giá điện. Vì tính đến đầu tháng 5-2012, cả 3 yếu tố thông số đầu vào của điện gồm tỉ giá, sản lượng phát điện và nhiên liệu đã tăng 3,29%, tương đương 42,95 đồng/KWh. Cụ thể: tỉ giá tăng 0,6%, giá khí tăng 10,4% (tăng dầu FO), than có giảm: 0,3%. Sản lượng điện phát: thủy điện giảm: 6,7%; nhiệt điện dầu giảm: 9,73%.

    Lại xem xét tăng giá điện

    Bên cạnh đó, các khoản lỗ trước đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) còn treo lại do phải kiềm chế giá cũng gây áp lực cho tăng giá điện. Trong đó bao gồm 15.463 tỉ đồng do chênh lệch tỉ giá (tính đến ngày 31-12-2011) và chênh lệch do mua điện giá cao, bán giá thấp khoảng 8.040 tỉ đồng.

    Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết về vấn đề phân bổ các khoản lỗ còn treo này, liên bộ Tài chính - Công Thương đã nhiều lần đề cập. Về nguyên tắc, các khoản lỗ này được phép phân bổ nhưng không đưa cùng một lúc vào giá điện mà phân bổ dần trong một vài năm để phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế. “Đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến của Bộ Công Thương nhưng tinh thần là có những biến động và cũng phải có xem xét, tính toán để xử lý với yêu cầu mức độ của mục tiêu kiểm soát lạm phát” - ông Thỏa nói.

    Trước đó, vào tháng 3-2012, một lãnh đạo của EVN đã trả lời báo chí rằng EVN dự kiến đề xuất tăng giá điện 2 lần trong năm 2012 với mức độ tăng giá ít nhất 5% mỗi lần. Chỉ sau đó vài ngày, Tổng Giám đốc EVN, ông Phạm Lê Thanh, có văn bản gửi các cơ quan truyền thông khẳng định tại thời điểm đó, EVN “chưa có đề xuất gì về việc điều chỉnh giá điện”.

    Tại các cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 và 5 của Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định tại thời điểm đó chưa có chủ trương tăng giá điện. Trong khi đó, thông tin xem xét tăng giá điện do cục trưởng Cục Quản lý giá đưa ra mới đây chỉ sau đúng một tuần so với cuộc họp giao ban của Bộ Công Thương.

    Thiếu sức ép minh bạch

    Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng tăng giá điện lúc này là rất nhạy cảm, xét đến sức chịu đựng của Nhà nước về việc tạo động lực duy trì tăng trưởng hợp lý bảo đảm an sinh xã hội.

    Còn xét dưới góc độ lạm phát thì có thể phù hợp vì lạm phát đang ở mức thấp nhất. Sản lượng điện tiêu dùng đang giảm thì tăng giá ở mức không lớn sẽ có tác động không nhiều đối với chỉ số giá tiêu dùng và không có biến động lớn về giá cả hàng hóa. Nhưng xét về sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, chắc chắn tăng giá điện sẽ làm tăng thêm gánh nặng mà người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu.

    Liên hệ với câu chuyện điều hành giá xăng dầu, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cơ chế điều hành giá xăng đang chịu nhiều sức ép phải công khai, minh bạch do có tham chiếu từ giá thế giới. Còn với giá điện không có tham chiếu nên còn tù mù, có công khai nhưng số liệu công khai chưa chắc đã minh bạch vì điện có nhiều nguồn.

    Hiện nay, tất cả giá độc quyền của Việt Nam gần như chưa đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiên lượng, trong đó phức tạp nhất là giá điện. Giá điện hiện nay vẫn đang bị biến dạng bởi hai yếu tố: Một là, chi phí ảo; hai là, sự khống chế của Nhà nước nên không tạo ra được giá thực. Đó là lý do khiến sức ép minh bạch hóa giá điện không lớn như đối với giá xăng dầu và giá điện xưa nay chỉ có một chiều tăng, chưa bao giờ giảm.
  6. ovivirus

    ovivirus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng: Vốn đầu tư rút khỏi châu Á
    06:36 | 12/05 0 Bài bình luận

    Các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm vào lúc này và sẽ chuyển dòng vốn vào những hạng mục đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, dòng vốn sẽ chảy ra khỏi châu Á trong thời gian ngắn.

    Độc lập nhưng không tránh khỏi ảnh hưởng

    Trong suốt quá trình bầu cử của Pháp và Hy Lạp, dân châu Âu đã bỏ phiếu chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

    Các thị trường châu Á đang có phản ứng với nỗi sợ hãi từ chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ châu Âu. Liệu các biện pháp thắt lưng buộc bụng của châu Âu sẽ ảnh hưởng gì đến bức tranh kinh tế châu Á và sự sẵn sàng của các quốc gia trong khu vực đang phát triển này để giang tay cứu châu Âu?

    Nhiều nước châu Á coi châu Âu là đối tác lớn, nên sẽ bị ảnh hưởng khi nhiều nền kinh tế châu Âu đang tăng trưởng èo uột, dân châu Âu sẽ chi tiêu ít hơn. Tuy nhiên, Kelvin Tay, Công ty quản lý tài sản UBS cho rằng, điều này sẽ không còn mấy quan trọng khi các nền kinh tế châu Á đang dần ít phụ thuộc vào châu Âu.

    "Bất cứ một hy vọng mong manh nào về tiến triển trong hội nhập tài khóa châu Âu bao gồm xây dựng tường lửa và những biện pháp có tính hợp tác nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công, dường như đều đang bị lu mờ.", Kelvin Tay nhận định. "Xuất khẩu của châu Á sang châu Âu tính trên GDP không còn quan trọng như trước đây".

    Tuy nhiên, Kelvin Tay cũng cho rằng, khu vực châu Á vẫn bị ảnh hưởng bởi những bất ổn của châu Âu do sự liên kết qua lại của nền kinh tế toàn cầu.

    Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là giá cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên giao dịch ngày 7/5, sau khi kết quả bầu cử tại Pháp và Hy Lạp gây ra lo ngại rằng phản ứng tập thể đối với cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (Eurozone) có thể xuất hiện dấu hiệu rạn nứt.

    "Chúng ta cần phân biệt giữa khủng hoảng cấu trúc và khủng hoảng thanh khoản. Các vấn đề liên quan đến cấu trúc thường là đặc trưng tùy khu vực. Khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn ra là một ví dụ tiêu biểu".

    "Vấn đề về thanh khoản không phải là vấn đề riêng của từng khu vực nhưng vì tính toàn cầu của dòng vốn, khủng hoảng cấu trúc có thể biến thành khủng hoảng thanh khoản tại những khu vực khác nhau trên thế giới.", Kelvin Tay nói thêm.

    Jason Hughes, nhà tư vấn tại IG Markets thì nhìn thấy điểm tích cực trong sự thay đổi lãnh đạo ở Pháp và Hy Lạp với việc cử tri đã chọn các ứng viên có quan điểm là quốc gia họ nên tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, chứ không phải cắp giảm chi tiêu công.

    Vốn chảy ra khỏi châu Á

    "Với châu Á, châu Âu là đối tác thương mại quan trọng và việc giải quyết các vấn đề như giải cứu Hy Lạp vẫn không phải là một dấu hiệu đáng khích lệ", Jason nói thêm.

    Cuối tuần trước, các số liệu kinh tế của Mỹ cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn mong manh.

    Trong khi đó, những diễn biến mới trong chính trị châu Âu tuần qua cũng đe dọa lên nhiều khối tài sản khi những bất ổn có nguy cơ quay trở lại. Jason Hughes cho biết, khó mà biết được liệu tình hình bất ổn sẽ diễn ra bao lâu.

    "Nếu chính phủ Hy Lạp có thể được lập ngay trong tuần tới, tình hình có thể có chút ổn định ngay sau đó; Tuy nhiên, nếu những nỗ lực vẫn tiếp tục thất bại, các thị trường có thể phải chịu đựng những ảnh hưởng rất tiêu cực".

    Nhiều chuyên gia cho rằng, dòng vốn sẽ chảy ra khỏi châu Á trong thời gian ngắn.

    Bất kể chính sách thắt lưng buộc bụng có đúng hướng trong việc giành lại triển vọng kinh tế tích cực hay không, các thị trường vẫn sẽ chịu bất ổn lớn. Các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm vào lúc này và sẽ chuyển dòng vốn vào những hạng mục đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng.

    "Không phải tất cả các tài sản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ châu Á đều có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu tình hình của châu Âu nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng thanh khoản được thắt chặt, thị trường vốn châu Á vẫn có cơ bật lên", Kelvin Tay nhận định.

    Tình trạng bất ổn cũng liên quan đến việc các quốc gia sẵn sàng đén đâu trong việc chung tay với IMF hỗ trợ châu Âu vượt qua khủng hoảng nợ. Khả năng của châu Âu trong việc ổn định nội chính cũng sẽ quyết định đến việc châu Á sẽ phản ứng với tình hình chung theo cách nào.
  7. BIGBOYSSS

    BIGBOYSSS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2011
    Đã được thích:
    2.215
    Có mà úp sọt thì có
  8. trungnamdinh

    trungnamdinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Đã được thích:
    73
  9. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    cắt chym rồi ah, tuần sau lại đua lệnh:)):)):))
  10. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    giá dầu thế giới còn 95$, tuần này về 90$, xăng không giảm mới lạ
    [​IMG]

Chia sẻ trang này