Tuần từ 9-13/4/2012: Khi giấc mơ tàn..................

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lpc2010, 08/04/2012.

5286 người đang online, trong đó có 530 thành viên. 20:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 860 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Chỉ một câu, sẽ hạ trần lãi suất trong thời gian tới, mà các bác bám vào nhiều quá, đã gây nên hiện tượng quá tải trầm trọng, nguy cơ đứt cước là 100% :-ss:-ss:-ss

    Khi đọc tin, em có thắc mắc là các bác có phân tích tin không, và liệt kê các tin để tổng hợp không [r24)]

    Cá nhân em chỉ mong thị trường giảm nhẹ
    Nhưng hiện thực khiên em phải khẳng định rằng: Tuần thứ 2 của tháng tư đua sàn ít nhất 3 phiên >:)>:)>:)

    G'luck to all. :)>-
  2. huyhoanghn

    huyhoanghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    2
  3. tronghieu_tcb

    tronghieu_tcb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Đã được thích:
    155
    lại bắt thêm đuợc 1 chú chim nhợn đang dình mua cp giá rẻ
  4. chinhkm88888

    chinhkm88888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    22
    Càng chim nhợn thị trường càng tăng mạnh. Các Pác cứ chim nhợn nhiều vào cho em nhờ! [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    [:D][:D][:D] em nghĩ em cũng giống nhiều bác trên này, cổ phiếu lúc nào cũng có, quan trọng là bán hay mua thôi ;))
  6. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    chim lợn cho mấy con hàng cơ bản giảm về giá hấp dẫn để mua cái: KSA về lại 8, BMC về 35, BVH về 55 hộ cái thì tốt quá
  7. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh
    Nhận định về tình trạng sụt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua của Việt Nam, tân Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham).

    Ông Preben Hjortlund nói rằng đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dần mất đi sức cạnh tranh trong khu vực.

    Gần đây, Thái tử Bỉ đã dẫn một phái đoàn gần 300 doanh nghiệp Bỉ tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác. Đây có phải là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm cơ hội để dịch chuyển dòng vốn từ các nước EU sang châu Á, trong đó có Việt Nam?

    - Ông Preben Hjortlund: Các khó khăn hiện tại của nền kinh tế đồng euro tất yếu sẽ tác động lên nguồn vốn FDI tại châu Á và một số nơi khác. Tuy nhiên, nhận định như trên thì không đúng.

    Trong cuộc khảo sát về chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, khi trả lời câu hỏi “liệu khủng hoảng kinh tế hiện tại của châu Âu có ảnh hưởng đến quyết định của công ty trong việc đầu tư vào Việt Nam không”, 55% thành viên EuroCham tham gia cuộc khảo sát đã khẳng định khủng hoảng có ảnh hưởng đến họ, mặc dù chỉ “nhẹ” thôi. Ngược lại, 44% cho rằng không có ảnh hưởng.

    Việc sụt giảm FDI trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng Việt Nam đang dần mất đi sức cạnh tranh trong khu vực và các nhà đầu tư đang tìm kiếm địa điểm khác. Điều này đặc biệt đúng khi so sánh với Indonesia.

    Nước này đang có sức hấp dẫn lớn trong việc thu hút FDI tại thời điểm này. Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2012 đã cho thấy Việt Nam giảm sáu bậc về tiêu chí sức cạnh tranh. Đây không phải là tin tốt. Tuy nhiên sự kiện phái đoàn Bỉ sang Việt Nam cho thấy mặc dù có những khó khăn thì sự quan tâm của châu Âu vào Việt Nam vẫn mạnh.

    Với các nhà đầu tư châu Âu, vướng mắc lớn nhất hiện nay mà họ gặp phải tại Việt Nam là gì?

    - Lạm phát cao, theo dự báo gần đây của Ngân hàng Standard Chartered là 11,3%, là vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Chúng tôi hy vọng năm 2012 lạm phát sẽ giảm bớt và nền kinh tế sẽ ổn định trở lại. Quản lý thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng là câu chuyện đáng lo (năm 2011 Việt Nam thâm hụt thương mại 9,5 tỉ đô la Mỹ).

    Thay vì quản lý bằng cách hạn chế nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích nhập khẩu để tăng xuất khẩu về dài hạn.

    Để thu hút vốn FDI có chất lượng tốt hơn, Chính phủ nên dỡ bỏ các hạn chế không cần thiết trong việc tiếp cận thị trường, ảnh hưởng đến tự do thương mại ngay trong năm nay. Mặc dù các doanh nghiệp châu Âu còn kiên nhẫn và vẫn hy vọng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ tốt lên, nhưng niềm tin của họ đang dần giảm xuống kể từ đầu năm 2011. Họ lo ngại về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

    Có những nguyên nhân nào khác khiến niềm tin của nhà đầu tư châu Âu sụt giảm?

    - Nhiều vấn đề đã được EuroCham nêu ra trong cuốn sách trắng năm ngoái và năm nay có thêm vài vấn đề mới. Tỷ lệ lạm phát cao kèm với sự tiếp cận khó khăn trong tín dụng, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng và các gánh nặng hành chính vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới về tiếp cận thị trường đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng hóa châu Âu vào Việt Nam.

    Tuy nhiên vẫn còn hàng tỉ đô la đầu tư vào các thị trường mới nổi tại châu Á nhưng sự cạnh tranh giữa các nước trở nên gay gắt hơn.

    Về dài hạn, để có thể là một điểm đến đầu tư thực sự hấp dẫn, Việt Nam phải làm gì?

    - Việt Nam nên nghĩ về cách định vị mình như thế nào trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu không thể vượt qua được mô hình xuất khẩu dựa trên lao động giá rẻ, Việt Nam có thể sẽ bị vướng vào bẫy thu nhập trung bình với nền kinh tế nghèo nàn hơn. Như vậy, sự cải cách trong những lĩnh vực cụ thể là cần thiết. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 có rất nhiều mục tiêu đầy hứa hẹn cần được chuyển đổi thành các biện pháp cụ thể, được thực hiện chính xác và đúng thời điểm.

    Chiến lược trên nhấn mạnh vào việc tiếp tục cải cách hành chính tại cấp tỉnh và cấp quốc gia; nâng cao kỹ năng và năng suất cho lực lượng lao động Việt Nam, cụ thể là nâng cao đào tạo cấp cao và đào tạo nghề, cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn cung năng lượng.

    Thực ra, các nhà đầu tư châu Âu đều biết những gì là lợi thế của Việt Nam và họ muốn nhìn thấy tiến trình cải cách, việc tiếp tục mở cửa của nền kinh tế và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đã nêu ra ở trên.
  8. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Nhiều NH công bố các gói cho vay với LS hấp dẫn nhưng khi đặt vấn đề vay thì đều bị từ chối. Ưu đãi lãi suất đưa ra dường như để lấy tiếng chứ không giải ngân thực sự.
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu 12 NH lớn chiếm 85% thị phần tín dụng thiết kế các chương trình giảm lãi suất cho vay các DN và báo cáo việc giải ngân cho NH Nhà nước thông qua Vụ Chính sách tiền tệ.

    Theo các chuyên gia, quy định này sẽ dẹp được tình trạng NH công bố một đằng, áp dụng lãi suất (LS) một nẻo như hiện nay.


    Ưu đãi để lấy... tiếng


    Ông Trần Văn Dương, giám đốc Công ty An Thái Dương - chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, cho biết khi thấy NH công bố giảm LS, công ty đã liên lạc với các NH để vay nhưng NH viện ra rất nhiều lý do để từ chối. NH soi mói hồ sơ từng tí để bắt bẻ các lỗi sai và từ chối cho vay nếu chưa đạt. Khi hồ sơ hoàn chỉnh, nhân viên lại cho biết dư nợ đã đủ chỉ tiêu nên phải chờ xin ý kiến... chỉ đạo mới trả lời. “Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thuộc diện được ưu tiên cho vay LS thấp hơn. Thấy có gói LS 17% của một NH cổ phần nhưng đăng ký đến nay chưa được” - ông Dương cho hay.


    Ông Nguyễn Văn Lành - phó giám đốc Công ty TNHH Phúc Thịnh Vina, đơn vị còn một khoản vay với LS 23,5%/năm và đáo hạn vào tháng 6-2012 - cho biết đã thăm dò nhiều NH với hi vọng vay được vốn với LS rẻ hơn. Tuy nhiên NH yêu cầu phải thanh toán hết nợ cũ. “Giữa tháng 2 vừa qua, sau khi trả nợ một khoản vay với LS 20,6%/năm, công ty đã làm hồ sơ vay mới nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được vốn. Nhân viên NH cho biết có nghe LS giảm nhưng chưa nhận thông báo chính thức từ hội sở” - ông Lành nói.


    Theo ông V. - giám đốc một công ty sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương, nhiều NH công bố các gói cho vay với LS hấp dẫn nhưng khi đặt vấn đề vay thì đều bị từ chối, đến nay các khoản vay của công ty có LS từ 19-22%...


    “Dụ” khách bằng khoản vay ngắn hạn LS thấp


    Thời gian qua, nhiều NH đã tung chiêu để kích thích doanh nghiệp, cá nhân vay tiền, phổ biến nhất là giảm LS cho vay trong ba tháng đầu tiên. Tuy nhiên theo các chuyên gia, rủi ro về LS rất lớn do các NH chỉ cố định lãi suất trong ba tháng đầu, từ tháng thứ tư áp dụng theo LS công bố của các NH, thường là LS huy động 12 tháng cộng biên độ 6-8%/năm, tính ra vượt 20%/năm. Chính các NH cũng thừa nhận điều này.


    Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc một NH cổ phần lớn tại TP.HCM cho biết NH lãi nhiều chính là ở những khách hàng cũ, do sau ba tháng LS cho vay sẽ tự động điều chỉnh lên. Trường hợp LS cho vay trên thị trường đi xuống, NH chỉ giảm LS cho người vay mới, còn người vay cũ vẫn phải chịu lãi vay cao do vướng ràng buộc về biên LS. “Tất nhiên NH sẽ cố giữ khách hàng bằng cách giảm lãi chút ít, nhưng mức giảm không đáng bao nhiêu” - vị phó tổng giám đốc này cho biết. Một số NH khác lại công bố “lấp lửng” rằng LS cho vay thấp hơn 1-1,5%/năm so với LS cho vay thông thường, nhưng LS thực tế chẳng những không giảm mà còn lại tăng.


    Nhận định về các chương trình cho vay tái cấu trúc tài chính được nhiều NH công bố gần đây, ông Đỗ Minh Toàn - phó tổng giám đốc NH ACB - cho rằng thực chất là tái tài trợ khoản vay cho doanh nghiệp, với thời hạn dài hơn nhằm giảm bớt áp lực trả nợ. Ngoài việc giúp doanh nghiệp tái cơ cấu lại khoản vay, theo ông Toàn, đây cũng là hướng để đẩy vốn ra thị trường, do cửa tăng tín dụng hiện nay khá hẹp.



    Theo Ánh Hồng - Bạch Hoàn
    Tuổi trẻ​
  9. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    hôm thì hoa tàn
    hôm thì giấc mơ tàn
    mai khéo lại ...đời tàn nhể?
  10. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Lạm phát chắc chắn là 1 con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.
    Nhiều người cho rằng lạm phát năm nay chỉ khoảng 6%, ở mức một con số là hoàn toàn có khả năng nhưng theo tôi thì không nên hăng hái đưa về 6% mà nên là 8% để đảm bảo tăng trưởng hợp lý…nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.

    Nhận diện đúng tình hình để tìm ra giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong năm 2012 cũng là vấn đề được tập trung thảo luận sôi nổi nhất với nhiều quan điểm chưa hẳn đồng thuận tại phiên thứ nhất của diễn đàn, diễn ra sáng nay (8/4).

    Như nhiều hội thảo khác của Ủy ban Kinh tế, vẫn là TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đăng đàn đầu tiên với bức tranh tổng quát về kinh tế Việt Nam năm 2011, những vấn đề đặt ra cho 2012.

    Tình hình kinh tế đang tồi tệ hơn và cần bắt mạch kê đơn mạnh hơn nữa chứ không chỉ dừng ở nghị quyết 11 của Chính phủ, ông Thiên nói.

    Nhấn mạnh rằng, nếu không nhận diện đúng thì sẽ không có quyết sách đúng, Viện trưởng Thiên nói rằng ông nghiêng về loại ý kiến tình thế nền kinh tế hiện nay "cực kỳ nghiêm trọng", trong khi nhiều ý kiến khác chỉ đơn giản cho là nền kinh tế "đang gặp khó khăn".

    Theo ông Thiên, kết cục của vòng xoáy tiến thoái lưỡng nan "đình - lạm" hiện đang cản trở và kìm hãm mạnh mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Quốc hội cần làm rõ tình thế cơ bản năm 2012 tốt hơn hay khó hơn, ông Thiên đề nghị.

    Nêu ý kiến cá nhân là nền kinh tế đang khó hơn 2011, ông Thiên cho rằng cơ sở tăng trưởng GDP năm 2012 nhìn chung là yếu hơn so với các năm trước và dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể.

    Cũng theo Viện trưởng Thiên, cần phấn đấu giảm lạm phát xuống chắc chắn 6% -7%, phải tạo ra sự xoay chuyển về xu hướng hơn là tăng trưởng và cần dành mục tiêu ưu tiên đặc biệt cho cứu doanh nghiệp và chống đình trệ.

    "Phải có sự nhẫn nại đặc biệt và quyết tâm đặc biệt mới xoay chuyển được tình thế chứ không mong có được những điều ngọt ngào sẽ đến trong năm 2012", Viện trưởng Thiên nói.

    Không cường điệu những hạn chế yếu kém cũng không thổi phồng những mặt được, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét về bài phát biểu của Viện trưởng Thiên.

    "Tôi ấn tượng về tham luận của tác giả, ấn tượng trước hết ở thái độ thẳng thắn, nói thật", ông Kiên nói.

    Trao đổi thêm nhiều vấn đề được ông Thiên đề cập, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Nguyễn Hồng Sơn cho rằng đình - lạm ở nhận xét của ông Thiên chỉ đúng nếu xét ở góc độ tĩnh, còn dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp chưa thật sự xác đáng.

    Các quan điểm khác nhau về chính sách vĩ mô 2012 xoay quanh xu hướng giảm của lạm phát, nếu ai tin lạm phát cao thì không dám đề xuất cái gì cả, tiến thoái lưỡng nan là điều rất khó khăn của định hướng chính sách và câu chuyện này cần được thảo luận rất kỹ và sâu ở hội thảo này, ông Sơn đề nghị.

    Lạm phát chắc chắn là 1 con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.

    Đồng tình nhiều hơn với ý kiến của Hiệu trưởng Sơn, TS. Lưu Bích Hồ nói, "tôi không dám khẳng định là tình hình xấu hơn, hết năm 2012 tôi kỳ vọng tình hình sẽ tốt hơn lên".

    Theo ông, lạm phát năm 2012 dứt khoát là 1 con số, GDP nếu không tăng được 5,8% thì trên 5,5% cũng được, chứ không đến nỗi, TS Lưu Bích Hồ phát biểu.

    Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là phải giải quyết hài hòa mục tiêu đã hoạch định cho năm nay. "Theo tính toán của chúng tôi GDP đạt 5,6% đến 5,9% là rất tốt và hợp lý, còn lạm phát từ 8% đến 9%", ông Ngoạn nói.

    Liên quan đến hai chỉ tiêu quan trọng này, mối quan ngại của ông Ngoạn tập trung ở tốc độ tăng trưởng tín dụng, khi mức tăng 15 đến 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay đang rất xa vời. Tuy nhiên, nếu cố ép để đạt kế hoạch thì không nên vì sẽ gây ra lạm phát, Chủ tịch Ngoạn phát biểu.

    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy
  11. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    ;));));))

Chia sẻ trang này