Túm lại, đầu tư thoải mái đi, lãi đút túi, còn lỗ thì em bù

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi number_01, 15/09/2011.

4615 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 15:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 283 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. number_01

    number_01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Làm sai lệch giá trị thực của giá điện

    Việc chuyển các khoản lỗ viễn thông sang phần kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn làm mất lòng tin của người dân.
    Cho đến thời điểm này, EVN đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho dịch vụ 3G nhưng không kinh doanh hiệu quả do chỗ có sóng, chỗ không.
    EVN kinh doanh viễn thông là lĩnh vực ngoài ngành, nhằm tận dụng lợi thế cơ sở vật chất và cũng phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Vấn đề không bình thường ở đây khi EVN xử lý sự thua lỗ của viễn thông bằng cách chuyển khoản lỗ này sang phần kinh doanh điện. Việc chuyển các khoản lỗ từ kinh doanh viễn thông sang kinh doanh điện không chỉ làm sai lệch giá trị thực của giá điện mà còn gây những hệ lụy khác về lòng tin của người dân.

    Thất bại viễn thông

    Như chúng ta đã biết, EVN kinh doanh viễn thông với rất nhiều lợi thế từ cơ sở vật chất của ngành. Tuy nhiên, kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông ở nước ta là hai lĩnh vực khác nhau quá xa. Vì thế, nếu EVN mang tư tưởng kinh doanh điện sang kinh doanh viễn thông thì sẽ rất bất cập. Bởi lẽ, kinh doanh điện ở nước ta vẫn còn là độc quyền tự nhiên; viễn thông thì phải cạnh tranh quyết liệt.


    Cho đến thời điểm này, EVN đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho dịch vụ 3G nhưng không kinh doanh hiệu quả do chỗ có sóng, chỗ không. Cả dải miền Trung chỉ có Đà Nẵng có sóng nhưng cũng không ổn định (do không đầu tư triển khai khu vực này). Chất lượng mạng 3G như vậy không thể cạnh tranh được với Viettel và VNPT cho nên rất ít khách hàng sử dụng dịch vụ 3G của EVN. Doanh thu của 3G hiện nay (sau hơn một năm triển khai kinh doanh 3G) chỉ từ 2,5 đến 3 tỷ đồng/tháng, thay vì với mức vốn đã đầu tư thì doanh thu phải đạt ít nhất 10 lần mới đủ hoàn trả vốn trong 10 năm khấu hao.

    Chuyển lỗ cho các đơn vị điện lực!

    Ngày 11-7-2008, EVN ban hành Quyết định số 415/QĐ-EVN-HĐQT về việc ban hành Quy chế Quản lý tài chính đối với hoạt động viễn thông công cộng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó quy định, dịch vụ CDMA, đối với các thuê bao trả sau, EVNTelecom mua thiết bị đầu cuối, các công ty điện lực chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối theo tỷ lệ 45% thì được hưởng 45% doanh thu cước dịch vụ phát sinh; EVNTelecom hưởng 55%.

    Ở thời gian này, EVNTelecom đã vay tiền để mua thiết bị đầu cuối và các thiết bị này được giao cho các đơn vị điện lực bán. Như vậy, thiết bị đầu cuối này được các đơn vị điện lực bán và giao lại cho EVNTelecom 55% giá trị, 45% giá trị còn lại của thiết bị này các điện lực sẽ trả dần cho EVNTelecom trong 5 năm, còn doanh thu được chia với tỷ lệ đơn vị điện lực 45% và EVNTelecom 55%. Vậy tại sao việc kinh doanh lại bị lỗ?

    Ngoài các yếu tố về mô hình tổ chức và công nghệ, phải kể đến các quy chế tài chính đối với hoạt động viễn thông công cộng được áp dụng trong EVN. Tính đến nay, đầu tư thiết bị của EVNTelecom đã lên tới khoảng 4.500 tỷ đồng, với việc áp dụng quy chế tài chính chia tỷ lệ 45%/55% thì EVN phải đạt doanh thu 9.000 tỷ đồng. Đây là con số không khả thi trong điều kiện kinh doanh viễn thông hiện nay của EVN.

    Khi EVNTelecom khó có khả năng vay tiền để đầu tư thiết bị đầu cuối, ngày 29-9-2009, EVN lại ban hành Quyết định số 497B/QĐ-EVN về việc ban hành quy chế quản lý tài chính thay cho Quyết định 415/QĐ-EVN-HĐQT ngày 11-7-2008. Quyết định số 497B quy định: Đối với thuê bao phát triển từ ngày 30-9-2009 trở về trước, các công ty điện lực chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối theo tỷ lệ 45% và được hưởng 45% doanh thu cước dịch vụ phát sinh (sau khi đã trừ cước các dịch vụ GTGT của các nhà cung cấp khác và chi phí khuyến mãi); EVNTelecom chịu chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối là 55% và được hưởng phần doanh thu còn lại. Đối với thuê bao phát triển từ ngày 1-10-2009, các công ty điện lực chịu trách nhiệm đầu tư mua thiết bị đầu cuối và chịu 100% chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối thì các công ty điện lực được hưởng 60% doanh thu cước dịch vụ phát sinh (sau khi trừ cước các dịch GTGT của các nhà cung cấp khác và chi phí khuyến mãi); EVNTelecom được hưởng phần còn lại.

    Sau khi phân tích tài chính năm 2009 của EVNTelecom thấy bị lỗ khoảng 1.026 tỷ đồng, vào tháng 3-2010 EVN đã quyết định chuyển toàn bộ khoản lỗ này sang các tổng công ty điện lực bằng quyết định tăng giảm vốn đầu tư của EVN tại công ty con. Khoản tiền này sẽ được treo nợ trả dần trong 5 năm kể từ năm 2009.

    Thực chất của bài toán chuyển tài sản này sẽ làm giảm lỗ trên sổ sách của EVNTelecom, giúp cho bức tranh tài chính của EVNTelecom có vẻ sáng sủa hơn. Để giảm lỗ cho EVNTelecom, cũng trong tháng 3-2010, EVN lại quyết định áp dụng thay thế tỷ lệ 45%/55% bằng tỷ lệ 30%/70% áp dụng để tính toán cho năm 2009.

    http://cafef.vn/20110915115131359CA33/lam-sai-lech-gia-tri-thuc-cua-gia-dien.chn


    Túm lại, cứ đầu tư dàn trải thoải mái đi, lãi thì mình xin, lỗ thì kiến nghị miễn thuế, giảm và trừ nợ và ... bà con sẽ bù thêm bằng cách tăng tiền điện
    \:D/
  2. number_01

    number_01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Đến tháng 8/2011, EVN lỗ lũy kế hơn 31.500 tỉ đồng

    Sức ép lớn nhất để tăng giá điện là thiếu vốn đầu tư. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này mới thu xếp được khoảng 1/3 nhu cầu vốn để thực hiện Quy hoạch Điện VI.
    Những yếu tố quan trọng như cơ cấu giá điện, việc sử dụng vốn Nhà nước, EVN tiết giảm chi phí sản xuất ra sao… cần làm rõ trong khi tính toán tăng giá điện.
    Quan điểm không nên điều chỉnh giá điện liên tục hằng quý của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa phát đi đã được dư luận chú ý. Khá nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra đồng thuận với quan điểm này.

    Chuẩn bị ..... thôi ~X~X~X

Chia sẻ trang này