Tuyên bố sốc óc của chủ nhà Bank . TT đảo chiều như mơ . Pic phím chuẩn nhất là....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tvtu45, 24/04/2012.

5662 người đang online, trong đó có 615 thành viên. 21:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1274 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    - Chúc mừng ae đã vào hàng sáng qua và hôm nay

    - Ông Nguyễn Đức Hưởng - HĐQT Lienvietpostbank: Sắp đến lúc ngân hàng phải tự tìm đến với doanh nghiệp

    http://f319.com/home/1524155

    Chủ đề: Sắp bùng !
    tvtu45
    Chuyên Bluechips , luôn cả 2 chiều UP-DOWN !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    19:12, 22/05/10


    Được cảm ơn 6347 lần


    [​IMG] 23/04/12, 11:18 #1 - Dấu hiệu là các mã siêu đầu cơ nhóm midle-cap đang được dòng tiền ủi lên trong con sóng UP
    - Chú ý SAM DRC DQC TS4
    Các mã dòng KS như KSS KSH BMC .
    - Nhà cái đang ém trụ không cho tt quá hào hứng .
    - Cuối phiên nay hoặc mai sẽ bật .
    - Cảnh báo các đội "mèo đỏ" ...lo trả nợ nghen !

  2. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Phim hàng chiến nha :
    HO : NTL HPG PVF HAG LCG SSI
    HA : VND IVS PVS
  3. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    LD vào cuộc quyết liệt nhá
    Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Ngân hàng phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp (24/04/2012)
    Ngày 23-4, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Tại cuộc họp, doanh nghiệp và hiệp hội nêu những khó khăn về vốn, lãi suất và môi trường cạnh tranh.


    Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định trong cuộc họp, tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động có chiều hướng gia tăng, tập trung vào các nhóm ngành kinh tế thương mại, xây dựng và vận tải. Trong quý 1-2012, thành phố có gần 5000 doanh nghiệp được thành lập, tổng vốn đăng ký là 23.407,6 tỷ đồng. So với cùng kỳ, số lượng doanh nghiệp tăng 30,91% nhưng số vốn đăng ký giảm 7,03%. Điều này cho thấy, doanh nghiệp mới thành lập chỉ đầu tư với quy mô nhỏ. Có 931 doanh nghiệp đã khóa mã số thuế để giải thể tại Cục Thuế thành phố nhưng chỉ có 526 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 5.012 doanh nghiệp đã gửi thông báo ngưng hoạt động đến Cục Thuế thành phố nhưng chỉ có 462 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngưng hoạt động đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mức tăng cao so với nhiều năm trở lại đây, thể hiện sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân xảy ra hàng ngàn doanh nghiệp phá sản trong quý 1-2012 chủ yếu là do thiếu vốn và nợ nần.

    Ý kiến của các doanh nghiệp và hiệp hội, hiện nay các ngành sản xuất đều thiếu vốn và chật vật với lãi suất. "Ngân hàng thích cho lẫn nhau vay hơn là cho doanh nghiệp. Hồ sơ cho vay của doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ giống nhau là không đúng, cứ như vậy bao giờ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới vay được vốn”, ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thành phố nêu ý kiến. Đại diện Tổng công ty nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chăn nuôi và sản xuất đang gặp khó khăn khi giá thịt heo giảm đáng kể, kèm theo đó là thông tin chất tạo nạc khiến nhiều công ty, trang trại, hộ chăn nuôi gặp khó ở đầu ra, vì vây, các cơ quan chức năng phải có kiểm tra, chế tài nhiều hơn để người nuôi trồng không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện để cho các công ty, trang trại tiếp cận vốn chăn nuôi và sản xuất.

    Mặc dù ngân hàng đã kéo giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả vì lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn rất khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Lãi suất ngắn hạn đang ở mức 17,3 - 17,9% đối với ngân hàng thương mại nhà nước; 19,7% - 20.7% đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Trung hạn, từ 18,3% - 19,2% đối với ngân hàng thương mại nhà nước; 21,3% - 21,8% đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Trước tình hình trên, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm chỉ đạo nhằm giảm lãi suất cho vay xuống ở mức 14-15% đối với lĩnh vực kinh doanh, sản xuất; tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo việc thực hiện nghiêm mức trần lãi suất huy động quy định là 12%.

    Trả lời những kiến nghị của doanh nghiệp và UBND TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng giảm lãi suất huy động vốn mỗi quý xuống 1% thì có khả năng lãi suất cho vay sẽ xuống còn 12-13% trong cuối năm nay. Giảm lãi suất huy động vốn cộng với chính sách điều hành của Nhà nước khiến cho doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn. Nhưng doanh nghiệp cũng nên cố gắng trong hoạt động kinh doanh. Bức xúc trước câu trả lời chung chung của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng: "Bao nhiêu năm nay doanh nghiệp đồng hành cùng ngân hàng nhưng thời gian trên kéo quá dài. Biên độ trần lãi suất và trần cho vay hiện nay quá chênh lệch. Đến thời điểm này không nên nói đến từ đang có xu hướng giảm mà là có giảm hay không. Ngân hàng không có kế hoạch gì thì doanh nghiệp "chết” mà doanh nghiệp "chết” thì ngân hàng cũng "chết” theo.

    Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và doanh nghiệp cả nước nói chung, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu "Tại thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay mức lãi suất trên là cao cho nên theo tôi ngân hàng phải chia sẻ với doanh nghiệp. Chính phủ mong muốn hạ lãi suất hơn cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn giảm lãi suất và bỏ trần buộc thanh khoản ngân hàng phải thực sự tốt”.

    SÔNG XANH



    [​IMG]
  4. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Đây là phiên nhiều tk ăn 7% đến hơn 10%
    =D>=D>=D>
  5. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  6. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    NĐT Nhật Bản rất quan tâm tới các thương vụ M&A lớn




    [​IMG]
    Nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới các thương vụ M&A từ 50 - 100 triệu USD trở lên, đặc biệt là các DN niêm yết hoặc đã cổ phần hoá.
    Công nghiệp phụ trợ là một trong những ngành hấp dẫn NĐT Nhật Bản, đây cũng là ngành mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư, nhưng không ít doanh nghiệp Nhật Bản còn e ngại khi quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Làm sao để cải thiện tình trạng này? ĐTCK đã trao đổi với ông Lê Thế Bình (ảnh), Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Capital Partners Vietnam (CPVN) thuộc Công ty Capital Partners Securities (Nhật Bản).

    Qua tiếp xúc với NĐT Nhật Bản, CPVN nhận thấy họ nhìn nhận môi trường kinh doanh tại Việt Nam ra sao, thưa ông?
    Có nhiều kênh đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam như đầu tư trực tiếp (FDI) hoặc gián tiếp như M&A. Đối với kênh M&A, NĐT Nhật Bản quan tâm đến những DN Việt Nam đủ lớn, để đạt hiệu quả về quy mô. Tiếc rằng, trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ như: điện tử, cơ khí, hóa chất…, thì số cơ hội đầu tư này chưa nhiều.
    Nếu có những cơ hội như vậy, họ rất quan tâm tới các thương vụ từ 50 - 100 triệu USD trở lên, đặc biệt là các DN niêm yết hoặc đã cổ phần hoá. Để tăng thu hút đầu tư theo kênh này, các DN cùng ngành tại Việt Nam hiện có quy mô vừa và nhỏ nên hợp nhất, để tạo thành một DN lớn hơn và hiệu quả hơn. Khi đó sẽ dễ dàng thu hút vốn của đối tác Nhật Bản.
    Việt thu hút thêm FDI đang gặp trở ngại do lạm phát cao. Điều này làm tăng chi phí nhân công, logistic và nhiều yếu tố đầu vào của sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam vẫn thiếu lực lượng lao động chuyên sâu. Công nghiệp phụ trợ muốn phát triển không chỉ cần công nghệ đơn thuần, mà phải kết hợp cả kỹ thuật lẫn kỹ năng kinh doanh, quản lý, kế toán...
    Lao động chuyên sâu không phải là nhiều bằng thạc sĩ, tiến sĩ, mà bằng khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, sản xuất thực tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng văn hóa gắn bó lâu dài và chuyên nghiệp với một nghề nghiệp, một chuyên môn nhất định. Đồng thời, cần thúc đẩy, khuyến khích văn hóa đào tạo, giáo dục gắn với thực hành, tránh coi trọng bằng cấp.
    Bên cạnh đó, nên có thêm ưu đãi cho các DN trong ngành công nghiệp phụ trợ về thuế và các ưu đãi khác khi niêm yết trên TTCK, để khuyến khích họ niêm yết. Sở dĩ cần chú trọng điều này là bởi khi NĐT nước ngoài muốn tìm hiểu môi trường kinh doanh của một quốc gia, họ thường tiếp cận qua TTCK, vì đây là kênh thông tin đa dạng, khá tin cậy.

    Khả năng đáp ứng của Việt Nam trước các đòi hỏi trên của NĐT đến đâu, thưa ông?
    Trong 1 - 2 năm tới, Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá và cho niêm yết sớm các DNNN trong ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và các DNNN nói chung. Qua đó, kết quả tác động tới thu hút đầu tư từ Nhật Bản ra sao chúng ta có thể hình dung được. Về trung và dài hạn, muốn thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, NĐT Nhật Bản nói riêng, Việt Nam cần chú trọng cải cách đào tạo, giáo dục, để có được đội ngũ chuyên gia giỏi thực sự trong các lĩnh vực.
    Điều quan trọng cần lưu ý là khi các cấp lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ các tổ chức và NĐT Nhật Bản, một khi đã cho phép hoặc cam kết làm việc gì đó, thì cần theo dõi sát sao để đảm bảo rằng các cấp thực hiện đúng như cam kết, thỏa thuận. Đây là điều không thể xem nhẹ nếu muốn tạo được lòng tin với NĐT.

    Ngành logistic Việt Nam đang có những hạn chế, nhất là chi phí dịch vụ cao, ảnh hưởng đến nỗ lực thu hút NĐT Nhật Bản. Theo ông, cần khắc phục điểm yếu này thế nào?
    Tôi xin truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo một DN ngành vận tải Nhật Bản tham gia kinh doanh ở Việt Nam đã gần 20 năm. Ông này quan ngại về những hạn chế của cơ sở hạ tầng, việc có quá nhiều luật cùng điều chỉnh ngành vận tải... đã tồn tại từ nhiều năm nay, nhưng chậm được khắc phục. Ông này cũng nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành vận tải khá chậm, nên nếu hạn chế này sớm được khắc phục sẽ có hiệu ứng giảm chi phí.

    Theo ông, Việt Nam cần có những cải cách gì để tạo ra sức cạnh tranh trong thu hút NĐT Nhật Bản so với các thị trường lân cận, trong đó có Myanmar đang có sức hấp dẫn NĐT nước ngoài?
    Một số NĐT Nhật Bản và cả chính NĐT Việt Nam nhận xét Myanmar đang có suất đầu tư rẻ, môi trường đầu tư còn khá sơ khai. Điều này hàm ý môi trường kinh doanh tại Việt Nam dần trở nên đắt đỏ.
    Khá nhiều người Nhật Bản đang quan tâm đến mua chung cư tại Việt Nam để lưu trú dài hạn, nhưng không dễ được đáp ứng, trong khi Thái Lan có những làng người Nhật Bản, Malaysia có thể cấp visa lưu trú dài hạn tới 10 năm cho người Nhật Bản. Việt Nam cần xem xét vấn đề này, để gia tăng sức hấp dẫn hơn cho môi trường kinh doanh.
    Khi NĐT Nhật Bản lưu trú dài hạn sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam “xuất khẩu tại chỗ” nhiều hàng hóa, dịch vụ. Nếu biết khai thác tốt, người Nhật Bản với tư cách là những chuyên gia trong từng lĩnh vực sẽ trở thành người đào tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ về kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, mà còn cả về tinh thần kiên trì vượt khó khi còn chưa giàu có, tinh thần trách nhiệm với xã hội thể hiện qua chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
    Theo Hữu Hòe
    ĐTCK
  7. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    hầu như chiếm hữu của tvtu đã cover hết từ sáng qua .
    và rất nhiều ae hào hứng rải ngân
  8. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Phó Thống đốc: 'Ở thời điểm hiện nay buộc phải chọn trần LS huy động."


    Lãnh đạo đã và đang sáng tạo một kiểu khung mơi , dễ chịu hơn . linh hoạt hơn ....

    vote cho LD nhá '




    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thì cho rằng việc áp dụng trần lãi suất cho vay là biện pháp hành chính, chỉ dùng trong tình thế đặc biệt.
    Tại cuộc họp của lãnh đạo TP.HCM với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sáng 23-4, nhiều ban ngành cho biết doanh nghiệp (DN) hiện gặp khó khăn vì lãi suất còn cao. Ở nhiều ngân hàng (NH), lãi suất cho vay vẫn trên 20%.

    77% DN không vay được vốn
    Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong ba tháng đầu năm, số DN tiếp cận vốn vay chỉ khoảng 23% tổng DN, chủ yếu là DN sản xuất quy mô lớn.
    Đại diện Hiệp hội DN TP.HCM cho biết hiện có bốn vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, hiện nay NH thích cho nhau vay hơn là cho DN vay. Thứ hai, hiện có chênh lệch khá xa giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Bởi vậy đề nghị phải ấn định luôn mức trần lãi suất cho vay. Nếu không thì quy định một khoảng cách phù hợp.
    Thứ ba, Hiệp hội cho rằng “NH xem xét hồ sơ vay của DN vừa và nhỏ cũng như hồ sơ của… tập đoàn”. Bởi vậy DN nhỏ không sao tiếp cận được nguồn vốn. Thứ tư, trước đây DN chỉ cần trả nợ cũ là có thể vay mới nhưng bây giờ đến hạn DN trả thì NH cũng không cho vay. Hiệp hội gợi ý nên có chính sách hồ sơ, giãn nợ, cho vay riêng đối với DN vừa và nhỏ.
    Bức xúc về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng lãi suất vay phù hợp là trần lãi suất huy động cộng thêm khoảng 2%, sau đó 3% rồi lên 4%, nay lên đến 8% là không còn phù hợp.
    Bà cũng nhấn mạnh: “Chúng ta vẫn nói rằng lãi suất có xu hướng giảm. Theo tôi nên nói có giảm hay là không, đừng có nói xu hướng nữa!”.
    Không có trần nhưng có khung
    Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc NHNN, cho biết mỗi quý sẽ giảm 1% lãi suất, tháng 3 và tháng 4 đã giảm hai lần, một số NH lớn hiện đã giảm lãi suất cho vay, nơi thấp nhất là 13%. Ông cũng cho rằng nhiều NH dành ra các gói tín dụng hàng chục ngàn tỉ đồng cho DN với gói lãi suất 13%-16%.
    “Bản thân NH cũng là DN, cũng có khó khăn của mình, nhất là khi chúng ta đang cơ cấu lại hệ thống NH. NH có vốn mà không cho vay được cũng là bi kịch của NH. Chúng tôi chắc chắn có những tháo gỡ. Xin khẳng định rằng tất cả NH đều có chính sách, bộ phận riêng, nguồn vốn riêng cho DN vừa và nhỏ” - ông Tiến khẳng định.
    Về vấn đề quy định trần lãi suất vay, ông Tiến cho biết ở thời điểm hiện nay chúng ta buộc phải chọn trần lãi suất huy động, người ta có thể chọn NH để gửi tiền và NH có quyền chọn DN để cho vay. Dự án khác nhau, ngành nghề khác nhau thì mức độ rủi ro khác nhau. Nếu áp dụng thêm trần lãi suất cho vay thì sẽ tạo ra sự phân bố nguồn vốn không hiệu quả.
    Kết luận về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng việc áp dụng trần lãi suất cho vay là biện pháp hành chính, chỉ dùng trong tình thế đặc biệt. Ông khẳng định: “Chính phủ muốn hạ lãi suất hơn cả DN. Chúng ta nên chia sẻ với DN. Không có trần lãi suất cho vay nhưng vẫn có khung lãi suất cho vay và kiểm soát được”.
    Làm rõ khó khăn, kiến nghị nên cụ thể
    Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng đến hết quý I, tình hình kinh tế vĩ mô bắt đầu có dấu hiệu đi vào ổn định. Điều đó khẳng định mục tiêu và định hướng chúng ta đang đi là đúng. Ông chỉ đạo UBND TP.HCM làm rõ những khó khăn của DN, phân ra từng nhóm thì càng tốt. Chính phủ cũng đang chỉ đạo rà soát lại, trên tinh thần là ưu đãi cao hơn cho một số lĩnh vực cần thiết, như y tế, giáo dục… Các hiệp hội nên có kiến nghị cụ thể là cần gì, sản phẩm cần ưu đãi thế nào… Các NH thanh tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm việc giảm lãi suất.


    Có thể giảm 50% thuế VAT
    Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để trong buổi họp thường kỳ với Chính phủ ngày 3-5 tới, đề xuất với Chính phủ giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT).
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết như trên trong hội thảo nhận định kinh tế thế giới và thách thức cho VN năm 2012 do Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức sáng 23-4.
    Bộ Tài chính sẽ họp, tổng hợp ý kiến của nhóm tư vấn, chuyên gia, đánh giá thực trạng DN để đưa ra giải pháp cụ thể, trong đó có giãn thuế và giảm VAT.
    Đánh giá kinh tế quý I, ông Huệ cho rằng kinh tế vĩ mô ổn định nhưng nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm, cần giải pháp kịp thời về chính sách tiền tệ, tài khóa để gỡ khó cho cộng đồng DN.
    TRÀ PHƯƠNG
    Theo Yên Trang
  9. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Tin nóng quá hèn gì 2 sàn đang đỏ chuyển qua xanh[r2)]
  10. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Than khóc bu lù mấy ngày qua .
    Múc xong roài kêu :
    Tăng 32% , chứng khoán VN vẫn rẻ .
    Bó tay

    VnMedia) - Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất ở khu vực châu Á khi chỉ số chính tăng lên mức cao nhất trong gần 1 năm.

    Mặc dù tăng 32% từ đầu năm nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn còn rẻ, quỹ đầu tư Dragon Capital mới đây cũng nhận định. "Chúng ta vẫn trong giai đoạn cổ phiếu giá rẻ. Khi lãi suất giảm, giá chứng khoán sẽ tăng. Cùng với sự cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn lợi nhuận có xu hướng tăng cho dù sức tăng có thể không bằng thời kỳ giá cổ phiếu rẻ”, Dragon Capital nhận định.

    Theo Tổ chức nghiên cứu danh mục đầu tư thị trường mới nổi (EPFR) của Anh, các quỹ đầu tư đã nhận 91 triệu USD đầu tư vào Việt Nam trong 16 tuần qua. Trong khi đó, các nhà đầu tư chỉ rót tiền vào Ấn Độ và Trung Quốc trong 8/16 tuần qua. Dòng tiền vào Thái Lan duy trì đến 15 tuần, Indonesia 13 tuần, Singapore 7 tuần và Đài Loan chỉ 2 tuần.

    Theo Capital Economics, nền kinh tế VN đang được nhiều thuận lợi khi các nhà sản xuất dịch chuyển nhà máy đến vùng Đông Nam Á để hưởng lợi về chi phí nhân công, hiện chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Chỉ số VN Index đã tăng 34% trong năm nay, mức tăng mạnh nhất trên thị trường thế giới, chỉ sau Venezuela.

    Cameron Brandt, giám đốc EPFR cho biết :”Việt Nam đang được hưởng lợi vào giai đoạn này, khi chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ hỗ trợ cho hoạt động gia công sản xuất của VN. Điều này làm tăng sự tin tưởng rằng VN sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu”.

    Trung Quốc hiện đang tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa và gần đây đã tăng thả nổi đồng tiền, ông Brandt cho biết. Động thái này của Trung Quốc “là dấu hiệu cho thấy họ sẽ thu hẹp xuất khẩu vào một chút. Đây là một cơ hội cho Việt Nam”.

    EPFR theo dõi các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi theo các số liệu về dòng tiền vào ra của từng tuần. 16 tuần đầu năm 2012 kêt thúc vào ngày 18/4. Theo báo cáo của EPFR hôm 20/4, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và châu Âu có thể chậm dần.

    “Đang có một sự hào hứng đặc biệt với các tài sản ở thị trường mới nổi trong vài tuần gần đây, chủ yếu do các nhà đầu tư đã mất kiên nhẫn với các khoản đầu tư của họ ở thị trường Mỹ và châu Âu trong những tháng đầu năm. Tình hình ở hai thị trường này đã được tô hồng hơn thực tế khiến các nhà đầu tư thất vọng”.

    Gareth Leather, chuyên gia của Capital Economics (Anh), nhận xét Việt Nam là nước được lợi lớn từ sự di cư của các nhà máy sản xuất trình độ thấp từ Trung Quốc. “Ở thời điểm bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, việc có một lĩnh vực sản xuất cạnh tranh ở ngành cấp thấp là rất quan trọng với một quốc gia thu nhập thấp. Vì thế, mặc dù tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại trong năm nay, nhưng triển vọng tươi sáng của ngành công nghiệp phụ trợ là một lý do khiến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn”.

    Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4% trong quý đầu năm nay, sau khi GDP đạt mức 5,89% trong cả năm 2011. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 là 14,15%, giảm so với mức trên 20% năm 2011 và được dự đoán ở mức dưới hai con số trong năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 vừa được công bố tăng nhẹ 0,05%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.


    Hoàng Yến - (tổng hợp)

Chia sẻ trang này