Tuyệt đối không nối giáo cho giặc.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hastc1500, 12/12/2008.

2025 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 04:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 822 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. hastc1500

    hastc1500 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt đối không nối giáo cho giặc.

    Không được mua USD vào thời điểm này, cẩn thận sập bẫy của tây lông. Còn nhớ mấy tháng nay tây bán cp lấy tiền gom USD gìm giá cp .Nay là lúc tây lông thổi giá lên cao để bán USD và cầm xèng quay lại ôm cp. Nếu ai mua USD bây giờ là nối giáo cho tây lông và bị sập bẫy bọn lông lá.Xin các bác cẩn thận.

  2. hastc1500

    hastc1500 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến giá USD: Nên bình tĩnh!



    Từ cuối tháng 9 đến nay, tỉ giá trên thị trường tự do so với giá NHNN công bố có xu hướng tăng dần. USD đang tỏ ra rất nhạy cảm trước những tín hiệu của thị trường trong giai đoạn hiện nay.



    Diễn biến tỉ giá trong 11 tháng đầu năm 2008 khá phức tạp.

    Ba tháng đầu năm, nguồn cung ngoại tệ dư thừa. NHNN mở rộng biên độ ấn định tỉ giá mua - bán USD từ +/-0,75% lên +/- 1% so với tỉ giá bình quân liên NH, đồng thời tiếp tục mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.

    Thời gian này tỉ giá USD/VND mua - bán của các NHTM luôn kịch sàn cho phép.

    Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 6, nguồn cung ngoại tệ giảm dần, các NHTM thiếu vốn và ngoại tệ để đáp ứng đủ cho các nhu cầu NK. Ngày 11/6/2008, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá lên 16.461đ/USD. Tỉ giá thị trường tự do tâm lý và đầu cơ có thời điểm (19/6) lên đến mức 19.400 đồng/USD.

    Từ tháng 6 đến cuối tháng 9, nguồn cung USD cho thị trường từ nguồn thu XK, đặc biệt là XK gạo khá dồi dào khiến tỉ giá VND/USD ổn định; mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhập siêu, nhưng số lượng không quá lớn và có xu hướng giảm dần, các NHTM đáp ứng nhu cầu khách hàng.

    Tỉ giá mua - bán USD của các NH thường không hết trần cho phép. Tỉ giá trên thị trường tự do luôn ở mức bằng hoặc thấp hơn tỉ giá do các NHTM công bố.

    Tuy nhiên, cuối tháng 9, giá USD "chợ đen" bắt đầu tăng. Ngày 23/9 - lần đầu tiên sau nhiều ngày, giá USD trên thị trường tự do lên lại mức trên 17.000 đồng, chênh 2,9% so với tỉ giá do NHNN công bố.

    Ngày 7/11/2008, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh biên độ ấn định tỉ giá mua - bán giao ngay giữa VND và USD của các TCTD lên +/-3% so với tỉ giá bình quân liên NH để tạo điều kiện để tỉ giá điều hành linh hoạt hơn.

    Giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng dần, đến mức 17.450 đồng (17/11), chênh 5,8% và sáng qua (11.12) giá bán ra 1USD ở mức 17.390 đồng, chênh 5,46% so tỉ giá NHNN công bố.

    Lại là tâm lý?

    Giá USD trên thị trường tự do tăng từ cuối tháng 9 đến nay, đặc biệt là vài ngày gần đây theo ý kiến các chuyên gia tài chính có một số nguyên nhân tác động như: Lo lắng của người dân và NĐT về áp lực tỉ giá do các NĐT nước ngoài liên tục bán CK và trái phiếu lấy VND (mà nhiều người dự đoán là nhằm mua USD rút về nước); do chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao làm cho một lượng ngoại tệ chảy qua biên giới mua vàng; sự mất giá của đa số ngoại tệ khác so với USD trên thị trường tài chính quốc tế; người dân giảm bớt bán ngoại tệ mặt để bảo toàn vốn do lo ngại diễn biến của thị trường tài chính; lãi suất VND giảm mạnh...

    Theo lãnh đạo một vụ của NHNN, với một thị trường tài chính non trẻ như Việt Nam thì dễ bị những cú sốc bởi các tin đồn thất thiệt do thiếu thông tin chính thức và tác động của những thông tin sai lệch ở trong và ngoài nước, đây là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đối với sự ổn định của thị trường và hiệu quả thực thi CSTT.

    NHNN sẽ tiếp tục "cầm cương" tỉ giá

    Có thể đã có nhiều ý kiến (từ phía các tổ chức tư vấn, NHTM, chuyên gia...) đề nghị các phương án điều chỉnh tỉ giá khác nhau, trong đó không loại trừ đề nghị mức điều chỉnh mạnh một lần nhưng kèm theo cam kết ổn định trong một thời gian nhất định để tránh tâm lý kỳ vọng tỉ giá tăng, tránh hiện tượng đầu cơ...

    Tuy nhiên, nhiều khả năng NHNN sẽ vẫn giữ quan điểm tiếp tục điều hành chính sách tỉ giá linh hoạt, phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm mục tiêu hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này có thể thấy qua việc công bố tỉ giá ngày mấy ngày đầu tuần này của NHNN (từ mức 16.492đ/USD giảm xuống 16.489 đồng ngày 11.12).

    Như vậy, có thể dự đoán, việc điều chỉnh tỉ giá bình quân trên thị trường liên NH hay điều chỉnh biên độ giao dịch của các NHTM (nếu có) thì NHNN cũng thận trọng, theo một lộ trình nhất định. Vì vậy, diễn biến tỉ giá VND/USD thời gian tới vẫn tương đối ổn định và theo kịch bản do NHNN đạo diễn, khó có việc tỉ giá tăng mạnh. Chưa có sức ép giảm giá mạnh đồng nội tệ dựa trên những nhận xét sau:

    1/ Cho dù kim ngạch xuất khẩu 3 tháng gần đây liên tục giảm và khả năng tháng 12 cũng tiếp tục giảm thì đến tháng 11.2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 58,5 tỉ USD (gần đạt mức mà Chính phủ đặt ra). Trong khi đó, nhập khẩu vẫn đà tiếp tục giảm và chỉ đạt 5,3 tỉ USD trong tháng 11.2008. Kim ngạch nhập khẩu đến hết tháng 11 đạt 75,4 tỉ USD. Nhiều dấu hiệu cho thấy NK tiếp tục giảm mạnh trong tháng 12 này, như vậy mức nhập siêu nhiều khả năng cũng giảm.

    2/ Áp lực tỉ giá do khối ngoại bán CK lấy VND mua USD rút về nước là có, nhưng không đủ để làm chao đảo tỉ giá trên thị trường.

    3/ Nguồn tiền gửi USD của các tổ chức và dân cư trong hệ thống NH hiện khá lớn (có thông tin là 14 tỉ USD). Tổ nghiên cứu của BIDV đề nghị trong trường hợp khẩn cấp nếu tỉ giá biến động quá mạnh cho phép thực hiện biện pháp kết hối nguồn thu ngoại tệ của các DN với cam kết sẽ bán lại số ngoại tệ tương ứng khi DN có nhu cầu (số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tại hệ thống NH hiện nay khoảng 14 tỉ USD).

    4/ Nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam còn khá nguyên vẹn (chưa thấy NHNN công bố là đã phải bán USD can thiệp)...

    Phản ứng tâm lý nào cũng có cơ sở, nhưng đến thời điểm này các phân tích kỹ thuật và nhận định của các chuyên gia chưa cho thấy khó có khả năng giá USD ở Việt Nam tăng mạnh hoặc đột biến trong thời gian tới.
  3. doihiuquanh1

    doihiuquanh1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    hề hề,lùa gà trói hết vào USD xong mua cổ hở bác
  4. hastc1500

    hastc1500 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiền kiều về nhiều thế này thì lo giề USD lên giá.


    Kiều hối 2008 vẫn tăng dù kinh tế thế giới khó khăn



    Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. HCM đưa ra về xu hướng kiều hối trong năm nay. Theo ông Hạnh, so với cùng kỳ năm trước, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn tăng đáng kể.



    Cụ thể, 11 tháng đầu năm, lượng kiều hối đạt 4,5 tỷ USD so với mức dự kiến đưa ra cả năm 2008 là 4 tỷ USD (năm 2007 đạt 3,6 tỷ USD).



    Ông Hạnh cho biết, so sánh lãi suất tiền gửi đang áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam với lãi suất cơ bản của đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp dụng 1%/năm hiện nay thì tính hấp dẫn của lãi suất VND và cả ngoại tệ trong nước vẫn cao hơn.



    Chẳng hạn, với lãi suất tiền gửi VND hiện được áp dụng tại ngân hàng Việt Nam mức bình quân 11 - 11,5%/năm và USD là 5 - 5,5%/năm kỳ hạn 12 tháng thì nhiều kiều bào vẫn muốn gửi tiền về nước để nhờ người thân gửi ngân hàng hưởng lãi suất.



    Thêm vào đó, theo nhận định của các công ty kiều hối, hiện chính sách về nhà ở cho kiều bào thông thoáng hơn so với trước, cùng với một số kênh đầu tư trong nước đang khá hấp dẫn đã phần nào tạo sức hút đối với nguồn kiều hối.



    Nhiều kiều bào đang muốn chuyển vốn về Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh bất động sản và chứng khoán vốn đã suy giảm rất mạnh trong thời gian qua.



    Với những lý do trên, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay được Ngân hàng Nhà nước dự báo sẽ đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 2,5 tỷ USD so với năm 2007.

Chia sẻ trang này