USA

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi goodnature, 10/11/2008.

3328 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 06:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 276 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. goodnature

    goodnature Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Mỹ: 1800 Công Ty Tài Chánh Xin Tài Trợ Cứu Nguy
    mỹ: 1800 Công ty Tài Chánh Xin Tài Trợ Cứu Nguy
    Tin Bộ Ngân Khố Mỹ, có ít nhứt 1800 công ty tài chánh Mỹ sẽ nộp đơn xin được nhà nưóc cứu nguy trong cơn khũng hoảng tài chánh, từ số tiền 700 tỷ Đô la Quốc Hội vừa cấp để làm việc này.
    Theo phát ngôn viên của Bộ Ngân Khố ngân khoản 700 tỷ, Bộ đã rót xuống cho một số ngân hàng đầu tư có nguy cơ phá sản để có phương tiện hoạt động. Cho đến bây giờ số tiền cứu trợ đã giúp là $250 tỷ. Đã phân phối cho 9 ngân hàng lớn 125 tỷ và 16 ngân hàng địa phương 33 tỷ.
    Bộ ước lượng có ít nhứt 1800 định chế sẽ làm đơn xin cứu trợ, nhưng Bộ không cho biết tên ngân hàng cũng như đơn xin đã nộp cho Bộ hay chưa
    Được biết theo gương của Mỹ, Quốc Hội Liên Au và các nước nằm trong tổ chức này cũng đã dành một số tiền để tài trợ cứu nguy cho các ngân hàng đầu tư nước mình.
    Á châu cũng thế trong đó số tiền dành cứu trợ của Nhựt, thế lực kinh tế đúng hàng thứ hai trên thế giới, số tiền này rất lớn.
    Fed: 60% Ngân Hàng Xiết Tín Dụng, Tiêu Chuẩn Vay Tiền
    Fed: 60% Ngân Hàng Xiết Tín Dụng, Tiêu Chuẩn Vay Tiền
    Nhiều ngân hàng đã xiết chặt nguồn tiền nhiều hơn nữa trên tất cả các loại cho vay, từ tiền mượn mua nhà tới thẻ tín dụng và các vay mượn doanh nghiệp, khi cơn khủng hoảng tài chánh tệ nhất trong vòng 7 thập niên đã làm kinh tế tổn hại lớn hơn.
    Hôm Thứ Hai, Quỹ Dự Trữ Liên Bang nói rằng cuộc thăm dò hàng quý mới nhất về sự thật cho vay của ngân hàng cho thấy số lượng cao của các ngân hàng phúc trình các tiêu chuẩn xiết chặt tín dụng khắp hạng ngạch rộng lớn của các loại cho vay. Gần 60% ngân hàng phúc trình trong cuộc thăm dò nói rằng họ đã xiết chặt các tiêu chuẩn cho vay trên món nợ thẻ tín dụng.
    Thăm dò mới nhất của Fed được thực hiện trong 2 tuần lễ đầu của tháng 10, ngay tức khắc phản ảnh những ảnh hưởng có thể của kế hoạch của chính quyền để tiêm khoảng 250 tỉ đô vào các ngân hàng Mỹ qua việc mua trực tiếp các cỗ phần trong ngân hàng như là một phần của nỗ lực cứu cấp tài chánh rộng lớn. Chính phủ cũng đặt kế hoạch để mua hàng tỉ đô trong các tài sản liên hệ đến tiền mượn mua nhà không trả được mà các ngân hàng đang ôm giữ.
    Thăm dò của Fed của 55 ngân hàng nội địa và 21 văn phòng Hoa Kỳ của ngân hàng ngoại quốc cho thấy rằng số phần trăm lớn của ngân hàng đã "tiếp tục xiết chặt các tiêu chuẩn và điều kiện cho vay của họ trên tất cả các loại vay mượn chính yếu trải qua 3 tháng trước."
    Các số lượng phản ảnh điều kiện của việc cho vay của ngân hàng "khi kinh tế đã đi vào cuộc suy thoái," theo Keith Leggett, nhà kinh tế cao cấp của Hội Ngân Hàng Mỹ. Fed cho thấy 85% của các ngân hàng nội địa đáp ứng đối với thăm dò đã phúc trình rằng họ đã xiết chặt các tiêu chuẩn cho vay đối với loại chính yếu của các vay mượn doanh nghiệp được biết như là các vay mượn "thương mại và kỹ nghệ", tăng từ 60% trong thăm dò hồi tháng 6. Gần như tất cả các ngân hàng - 95% -- đã phúc trình xiết chặt hơn nữa các tiêu chuẩn cho số tiền của thẻ tín dụng chúng được nới rộng đối với các doanh nghiệp cỡ lớn và trung bình.
    Ngoài gần 60% các ngân hàng xiết chặt những tiêu chuẩn đối với nợ thẻ tín dụng, 65% nói rằng họ đã xiết chặt các tiêu chuẩn đối với nhiều loại cho vay khách hàng khác hơn 3 tháng qua.
    Khoảng 20% các ngân hàng nội địa đã phúc trình việc cắt những giới hạn đối với những trương mục thẻ tín dụng đang hoạt động được làm chủ bởi những khách hàng, tín dụng đầu tiên và mạnh. Khoảng 60% ngân hàng nội địa đã cắt giảm những giới hạn đối với những người vay mượn "không phải đầu tiên."
    Những thu nhập của các ngân hàng phản ánh sự sát phạt tài chánh. Công ty Citigroup Inc. đã lỗ 2.8 tỉ đô, hay 60 cents một cỗ phần, trong quý 3, sau khi công bố một lợi tức của 2.2 tỉ đô, hay 44 cents một cỗ phần, một năm trước. Lợi tức của công ty JPMorgan Chase & Co. đã sút giảm 84% tới 527 triệu đô, hay 11 cents 1 cỗ phần, trong khi thu nhập của Công ty Bank of America Corp. đã tụt xuống 68% tới 1.2 tỉ đô, hay 15 cents một cỗ phần.
    49 Tiểu Bang Nguy: Cạn Tiền, Suy Thoái, Trừ Tiểu Bang Alaska
    49 Tiểu Bang Nguy: Cạn Tiền, Suy Thoái, Trừ Tiểu Bang Alaska
    Không một tiểu bang nào tránh khỏi rơi vào sự suy thoái, trừ một tiểu bang Alaska có nhiều dầu hỏa.
    Tất cả đã khởi đầu khi vấn đề nhà cửa trong một vài tiểu bang đã nổ tung ra trong một cơn suy thoái toàn diện, với phần nhiều các tiểu bang hiện nay đang hay sẽ đến gần một cách nguy hiểm cơn suy thoái.
    Vào cuối tháng 9, 30 tiểu bang đã bị suy thoái, theo trang mạng Moody''s Economy.com . Trở lui về tháng 3, chỉ có 5 tiểu bang bị suy thoái: Arizona, California, Michigan và Nevada.
    Ngay cả trong tháng vừa rồi, bức tranh đã trở nên thảm khốc. Vào cuối tháng 8, 27 tiểu bang bị suy thoái và một vài tiểu bang vẫn còn phát triển. Nhưng bây giờ, Moody xác định rằng Hawaii, Minnesota, và Utah đã rơi vào suy thoái.
    Colorado, Massachusetts, Montana, New Hampshire và Texas cũng đã không còn được xếp vào các nền kinh tế tiến triển. Những tiểu bang đó bây giờ đang có cơ nguy rơi vào suy thoái.
    Chỉ tách riêng một phần của quốc gia - Alaska - với nền kinh tế vẫn đang lớn mạnh. (Washington D.C., với chính quyền và các công việc liên quan đến chính quyền, cũng vẫn còn là nền kinh tế mở rộng.)
    Mark Zindi, kinh tế trưởng và đồng sáng lập của trang mạng Moody''s Economy.com đã nói rằng, "Không còn con đường nào trên khắp bản đồ. Điều đó nói rằng cả nước đang trong cơn suy thoái. Suy thoái từ bờ biển miền Đông sang bờ biển miền Tây."
    Điều gì đã xảy ra giữa tháng 3 và bây giờ?
    Zandi nói rằng, "Thị trường việc làm đã cạn và mức sản xuất kỹ nghệ yếu kém trầm trọng trong nhiều tháng qua. Đó là 2 sự kiện chính yếu. Sự kiện khác là thương vụ bán lẻ cũng suy yếu nghiêm trọng."
    Một lãnh vực còn sáng sủa là một phần của miền trung nước Mỹ. Nông nghiệp và năng lượng vẫn cón vững mạnh và cung cấp việc làm.
    Cũng có nhiều tin xấu đối với hầu hết các thành phố trong cả nước. Trang mạng Economy.com tìm thấy 381 khu vực thành thị. Trong số những khu vực đó, 276 khu vực đang suy thoái, khu vực lớn nhất là Los Angeles, Chicago và Atlanta. Trong tháng 9, Minneapolis; Portland của Oregon, và Camden của New Jersey cũng đã tham gia vào danh sách đó.
    Hiện nay, cũng còn cơ nguy đối với các thành phố như Houston, Dallas và Seattle đang rơi vào suy thoái.
    David Wyss, giám đốc quản trị và trưởng kinh tế của Standard & Poor''s, nói rằng những khó khăn tệ hại nhất thì ở trong cái đai rỉ sét cũ kỹ, Michigan đang bị tổn hại nặng nề nhất. Bây giờ tiểu bang có mức thất nghiệp cao nhất trên toàn quốc.
    Nhiều chính quyền tiểu bang đã đối diện những thiếu hụt ngân sách rất lớn.
    Casey Mulligan, giáo sư kinh tế tại Đại học University of Chicago, nói rằng nhiều khu vực có một vài kỹ nghệ. Khi những kỹ nghệ đó tổn thất, toàn khu vực cũng bị tổn hại theo. Lấy thí dụ Thành phố New York, hiện đang tổn hại bởi vì những khó khăn trong lãnh vực tài chánh.

Chia sẻ trang này