USD lên 22000 VND======>> Tất cả vỡ mồm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ta_phi_lu, 15/02/2011.

3875 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 18:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1062 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. ta_phi_lu

    ta_phi_lu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    VN có thể khủng hoảng tài chính nếu tỷ giá vượt 22.000 đồng

    Kinh tế vĩ mô năm 2011 được nhận định sẽ khó khăn hơn năm 2010 kéo theo những tác động lớn đến chính sách tiền tệ, tỷ giá và TTCK. Dưới con mắt của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư năm mới cần một cái nhìn rộng hơn để có lựa chọn khôn ngoan. TS Bùi Trường Giang - Viện phó Viện Kinh tế xã hội VN đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.


    TS Bùi Trường Giang nhận xét, năm 2010 chúng ta thực hiện tăng trưởng GDP 6,78%, CPI lên tới 11,75%, xuất khẩu 25%. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng cao lên nhưng bất ổn cũng tăng, lạm phát không được kiềm chế. Mục tiêu của Chính phủ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế. Kết quả là GDP và xuất nhập khẩu tăng liên tục, CPI dao động mạnh, cao vọt cuối năm, cho thấy bất ổn vĩ mô cao và khó dự đoán, chuyển động cơ cấu nội tại chưa rõ nét.


    Tính chất kinh niên của các căn bệnh thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, bất ổn vĩ mô chứng tỏ, nền kinh tế có những yếu kém cơ cấu bên trong, nghiêm trọng hay sâu xa hơn từ mô hình tăng trưởng, từ cơ chế phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Tính bất thường, bất ổn vĩ mô cho thấy việc thể chế phối hợp chính sách vĩ mô và cách thức phản ứng, điều chỉnh chính sách còn hạn chế. Phục hồi tăng trưởng nhanh nhưng lạm phát và bất ổn kinh tế tăng, lòng tin thị trường yếu.


    Lạm phát và bất ổn tỷ giá tiếp tục là vấn đề các nhà đầu tư quan tâm trong năm 2011. Theo ông có điều gì cần chú ý với hai ẩn số này?


    Lạm phát gia tăng từ 2007 gây bất ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể hơn là các vấn đề thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, chính sách cung tiền và tín dụng tăng mạnh hơn GDP danh nghĩa quá nhiều, chính sách tài khóa với đặc điểm chi tiêu công và nợ công quá mạnh. Ngoài ra còn bị tác động từ các yếu tố giá cả bên ngoài.


    Thâm hụt cán cân vãng lai khá trầm trọng: vấn đề nhập siêu gây ra bởi cơ cấu sản xuất, thiếu kỹ nghệ phụ trợ, trong đó xuất khẩu phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu và dụng cụ. Mặc dù cán cân thương mại giảm 8 tỷ USD so với 2009 nhưng thâm hụt vãng lai 2010 vẫn cao cho thấy thu nhập từ kiều hối và thu nhập từ đầu tư ước tính giảm đáng kể.


    Ngoài ra, phải kể đến phần sai số trong bảng cán cân thanh toán đã chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 12 tỷ USD năm 2009) đã gây cho cán cân thanh toán năm 2009 lỗ trên 8 tỷ USD. Và sai số tiếp tục gây sức ép đáng kể (6 tỷ USD) lên cán cân thanh toán năm 2010 (lỗ 4-5 tỷ USD).


    Ở thời điểm này, câu hỏi liệu tỷ giá sẽ diễn biến thế nào đang được đặt ra, vậy chúng ta có thể nhìn nhận về sức ép tỷ giá năm 2011 ra sao?


    Nhập siêu tiếp tục tăng cao khiến áp lực lên cán cân tài khoản vãng lai, lạm phát tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối trở nên ngày càng căng thẳng hơn trong bối cảnh nợ nước ngoài của ta tiếp tục có xu hướng tăng và dự trữ ngoại hối còn mỏng. Do lạm phát luôn cao, các cán cân vãng lai và thanh toán thiếu hụt như trên và dự trữ ngoại hối xuống thấp từ 2007 đến nay tạo ra áo lực trên tỷ giá VND (mất giá trên 25% từ 2005).


    Sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, giá vàng trong nước thường xuyên cao hơn giá vàng thế giới nên xuất hiện tình trạng gom USD để nhập lậu vàng qua biên giới.


    Chúng ta cần lưu ý là tỷ giá vượt mức 22.000 đồng sẽ là mức cảnh báo nghiêm trọng cho khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.


    Năm 2011 vẫn là năm có nhiều thách thức khi kinh tế thế giới dự báo là giảm hơn 2010, vì thế có khả năng xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, du lịch ít hơn. Dự báo của WB hồi tháng 1 cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,3% (so với dự báo là 3,9% trước đây), dự báo của IMF là 4,2% so với trước là 4,8%.


    Vậy quan điểm của ông về kênh đầu tư ngoại tệ và chứng khoán như thế nào?


    Mô hình tăng trưởng của VN dựa quá mạnh vào đầu tư công, thâm hụt kép thương mại tỷ giá sẽ là lý do giới đầu cơ đặt mạnh vào tiền tệ, kỳ vọng của giới đầu cơ là sự mất giá của đồng tiền. Trước thực trạng đó, theo quan điểm của chúng tôi, VN không nên neo toàn bộ dự trữ ngoại tệ vào USD mà trong 1-2 năm tới nên giảm rủi ro quá mức vào USD, dựa vào rổ tiền tệ để trung hòa tác động của USD.


    Chẳng hạn, biến động Eur có thể bù đắp được một phần biến động USD, đánh cược hết vào USD sẽ rất khó khăn vì thế nên xây dưng rổ tiền tệ phản ánh đúng cơ cấu xuất khẩu nhập khẩu của VN. Năm 2011, nền kinh tế Mỹ được nhận định tiếp tục thâm hụt, việc làm phập phù, USD còn yếu. Vì vậy, diễn biến tỷ giá chưa có gì thay đổi lớn.


    Cách đây 3 năm, khi được hỏi tôi khuyên nên đầu tư thêm vào Eur, JPY và NDT thay vì chỉ cầm USD. Thực tế, cầm USD không thắng bằng eur trong năm qua, vì thế hãy nhìn rổ tiền tệ mà theo, đừng chỉ nhìn vào mỗi USD.


    Với TTCK, độ sâu tài chính quá nông, thị trường quá nhỏ bé, vì thế nên mua những mã nào giảm nhiều hơn Vn-Index và mua vào ngành tài chính có sức bật mạnh.(Nguồn: DDDN, 14/2)
    http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/78046/index.aspx
  2. Getmorefromlife

    Getmorefromlife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/12/2009
    Đã được thích:
    40
    Cầu chúa !
    Ban phước lành cho chúng con.....
  3. scareofVCBS

    scareofVCBS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2008
    Đã được thích:
    1.787
    Cụ này phím hàng EUR, em đi múc đây, các bác cứ ngồi đó mà ôm USD
  4. ngabayngaba

    ngabayngaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2
    Chỉ thị của lđ là luôn luôn đi tắt đón đầu...
    Biết đâu lần này các nhà quản lý chính sách vĩ mô sẽ đi tắt đón đầu thay đổi tỉ giá trước lên 25000VNĐ thì sao nhỉ...[:D][:D][:D]
  5. kiwiours

    kiwiours Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    18
    cũng chỉ là nhận định của phường giá áo túi cơm thôi, có gì mà phải xoắn. Điều chỉnh tý giá lên thì thị trường tự do vẫn lên, vì niềm tin đíu có, nói nhiều làm ít (hoặc *** làm). Có biện pháp mạnh thực sự thì đâu lại vào đấy thôi.
  6. kiwiours

    kiwiours Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    18
    nói có sai đâu. ngồi đó phán :)). Lên thì lại điều chỉnh lên, chết ai mà sợ hơ hơ
  7. monghayday

    monghayday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    424
    Thế thì khủng hoảng roài còn gì :((:((:((

Chia sẻ trang này