USD lên giá, ngân hàng mua vào USD mạnh: các doanh nghiệp xuất khẩu lại ngon rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi severussnape, 27/03/2008.

3601 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 23:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 375 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. severussnape

    severussnape Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    43
    USD lên giá, ngân hàng mua vào USD mạnh: các doanh nghiệp xuất khẩu lại ngon rồi

    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2008/03/3BA00B3F/

    USD tăng giá mạnh, ngân hàng mua manh USD, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu như ngành dệt may, thuỷ sản, nông lâm sản lại lên hương rồi. Thời gian qua các doanh nghiệp này bị xuống giá quá nhiều, cao hơn nhiều mức giảm của thị trường, nay chính là cơ hội tốt để mua vào các cp này. Có thể kể tên 1 số doanh nghiệp tiêu biểu như TCM, GMC .. (dệt may), AGF, ABT, ANV, MPC, ACL .. (thuỷ sản), LAF, HRC, DPR, TRC .. (nông lâm sản), ngoài ra còn có Điện Quang DQC cũng xuất khẩu nhiều... đợt vừa rồi các chú này bị xả quá đà, hầu hết PE đều giảm xuống dưới 10, đang ở mức rất hấp dẫn. USD sẽ còn ở mức cao trong thời gian dài, bởi Việt Nam là nước nhập siêu mạnh, mỗi tháng cần đến vài tỷ USD bù đắp cho chênh lệch xuất nhập - khẩu
  2. severussnape

    severussnape Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    43
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2008/03/3BA00B32/

    Nhập siêu 3 tháng đã đến 7,4 tỷ USD

    Chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu 3 tháng đầu năm lên mức 7,4 tỷ USD, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước. Khoảng cách tăng xuất và nhập khẩu đang giãn rộng khi giá trị hàng hóa xuất đi chỉ tăng 22,3%, mà số tiền cho mua hàng về đội lên 62,5%.
    > Nhập siêu tháng đầu năm 1 tỷ USD / Chi 400 triệu USD nhập ôtô trong 2 tháng

    Theo Tổng Cục thống kê, nền kinh tế chi tổng cộng 20,4 tỷ USD để nhập về các loại hàng hóa và thu về 13,03 tỷ USD từ xuất khẩu. Theo chỉ tiêu năm 2008, nhập siêu cả năm của Việt Nam dự kiến đạt 16,9 tỷ USD.

    Trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của hầu hết mặt hàng chủ yếu đều tăng, trong đó dầu thô mang về 2,6 tỷ USD, dệt may 1,9 tỷ USD và giày dép một tỷ USD.

    Tuy nhiên, giá trị của các mặt hàng nhập khẩu vượt xa, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng nhanh nhất với 75,1%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn chủ yếu rơi vào các loại hàng hóa phục vụ tăng trưởng kinh tế, trong đó máy móc thiết bị chiếm 3,5 tỷ USD, xăng dầu trên 2,8 tỷ USD, sắt thép 2,4 tỷ USD. Giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới lên cao, cộng với việc Việt Nam giảm thuế theo cam kết WTO cũng là lý do đẩy giá trị nhập khẩu đi lên.
  3. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    http://vtc.vn/kinhdoanh/176579/index.htm
    Link đây, ko biết chênh mấy tỷ $ giữa 2 bài này, nhưng nhìn chung là khá nghiêm trọng đây.


    Ba tháng nhập siêu 10 tỷ USD: Khá nghiêm trọng!

    Luồng ngoại tệ lớn vào Việt Nam trong thời gian qua không đổ vào sản xuất kinh doanh, mà vào thị trường BĐS, chứng khoán..., tình hình nhập siêu tăng cao trong những tháng đầu năm cho thấy đã có những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra với nền kinh tế Việt Nam.



    Đó là nhìn nhận của Tiến sĩ Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) trong buổi toạ đàm ?oCác chính sách, biện pháp hỗ trợ DN và các nhà đầu tư vượt qua những khó khăn, thách thức trước mắt?, vừa diễn ra tại Hà Nội.


    Tiến sĩ Đinh Văn Ân: Tình hình kinh tế đang có vấn đề nghiêm trọng

    Theo số liệu thống kê có được của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong quý I/2008, tình hình nhập siêu đã ở mức khá nghiêm trọng khi kim ngạch nhập khẩu lên tới 23,4 tỷ USD so với kim ngạch xuất khẩu là 13,3 tỷ USD. Nhập siêu đã lên trên 10 tỷ USD, trong đó, phần nhiều là nhập khẩu cho tiêu dùng như ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô.



    Tuy nhiên theo ông Ân, tình hình còn nghiêm trọng hơn ở thị trường chứng khoán, bất động sản,?và đã gây tác động ngược đến những vấn đề như nợ xấu, tiền tệ, tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mô.



    ?oĐây là những vấn đề rất đáng lo ngại bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn đối với khối sản xuất?, ông Ân nhấn mạnh.



    Nhiều ý kiến cho rằng, luồng ngoại tệ lớn vào Việt Nam trong thời gian khá lớn, khoảng 16 tỷ USD, trong đó chỉ có 2,8 tỷ USD là từ FDI, khoảng 6,5 tỷ USD là từ đầu tư gián tiếp, 2 tỷ từ các nguồn vốn viện trợ, còn lại là kiều hối.



    Tuy nhiên luồng vốn đó không đổ vào sản xuất kinh doanh, mà vào thị trường BĐS, chứng khoán,?



    Nỗi lo thiếu ngoại tệ do nhập siêu tăng cao



    Còn chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành lại cho rằng, hệ thống tài chính Việt Nam đang rất yếu kém, ở cả hệ thống quản trị rủi ro lẫn hệ thống giám sát.



    ?oCác ngân hàng thương mại tại Việt Nam trung bình chỉ thực hiện được 5/25 nguyên tắc về quản trị rủi ro ngân hàng. 20 nguyên tắc còn lại hoàn toàn không thực hiện được. Trong khi đó, hệ thống giám sát rủi ro thì vô cùng chểnh mảng?, ông Thành cho biết.
    Nhập khẩu ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu

    Phản biện lại một số nguồn tin các ngân hàng thương mại dư ngoại tệ trong thời gian qua, ông Ân cho rằng, hiện nay, lượng ngoại tệ của các ngân hàng tại Việt Nam chỉ có khoảng 20 tỷ USD, trong đó khoảng 10 tỷ USD tiền gửi của các tổ chức, các tài khoản cá nhân khoảng 6 tỷ USD, còn 4 tỷ USD được gửi ở nước ngoài. Trong khi đó, dự kiến nhập siêu trong năm nay không thể dưới 20 tỷ USD.



    ?oNhư vậy, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ có vấn đề lớn với cán cân thanh toán, chứ không phải trạng thái thừa USD?, ông Ân cảnh báo.



    Rõ ràng, gia nhập WTO đã làm bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam như sức cạnh tranh kém, khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp thấp, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu cao hơn. Những yếu tố này càng trầm trọng hơn trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD mất giá.



    Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô CIEM lại cho rằng, Việt Nam có thể tìm thấy được cơ hội để thay đổi bản chất ngay trong khó khăn này. Việc tăng trưởng cao dựa trên nguồn lực và kém hiệu quả đã đến lúc phải thay thế bằng một nền kinh tế phát triển dựa trên năng suất và cường độ.



    ?oChúng ta không thể tiếp tục tăng đầu tư lên cao hơn 41% GDP của năm ngoái được nữa. Do vậy Chính phủ nên bình tĩnh, không thể tiếp tục đưa ra các quyết sách trong ngắn hạn được nữa, không nên chạy theo lợi ích nhóm?, ông Cung khuyến nghị.



    ?oViệc Chính phủ hỗ trợ các DN trong bối cảnh kinh tế chung đang khó khăn là điều đáng mừng, tuy nhiên hỗ trợ không phải là bao cấp hoặc bơm tiền ra nhiều, quan trọng hơn là các giải pháp đưa ra có kích được phát triển của các DN theo hướng thuận lợi hay không??, ông Cung kết luận.



    Tại buổi toạ đàm, nhiều ý kiến của DN cũng cho rằng, việc phát triển của DN phụ thuộc rất nhiều vào việc Chính phủ có thể đưa ra các quyết sách nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô hay không?
  4. ChiHuyTruong

    ChiHuyTruong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    ĐOÀN CHUẨN
  5. hailoc

    hailoc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Đã được thích:
    2
    PR chen chân tý TNG.
  6. trongloc

    trongloc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Tốt XNK là chuyện nhỏ
    TIN MỪNG VÌ USD là: nó sẽ giảm áp lực thắt chặt tiền tệ bằng cách hút tiền mặt tại các Ngân hàng.
    Điều tồi tệ đã xảy ra khi NN thu mua số lượng lớn USD vào năm 2007 với giá khoảng 16.000 VND, có nghĩa là bơm ra thị trường một lượng lớn tiền mặt gây lạm phát nặng, xét về mặt đầu cơ thì lại là 1 vụ thua lỗ vì giá USD giảm dưới 16.000

    Giờ thì tốt rồi, coi như CP đầu cơ có lãi, bơm USD hút VND về để giảm lạm phát.

    Đáng tiếc là mức trần 1-2% không được mở ra để VNI tăng vọt.

Chia sẻ trang này