Vấn đề tồn tại của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 10/11/2024 lúc 14:30.

5416 người đang online, trong đó có 880 thành viên. 09:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1106 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.414
    Là một tổ chức siêu quyền lực, mỗi một động thái của FED đều khiến cho thị trường tài chính thế giới chao đảo, thậm chí thị trường biến động ngay cả khi nhìn khuôn mặt của Chủ tịch FED hoặc nhìn chiếc cặp của ông ta dày hay mỏng.

    FED được thành lập theo Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913, chính là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Nhưng vì sao không ghi thẳng là Ngân hàng Trung ương mà ghi là Cục Dự trữ liên bang? Đơn giản là Hiến pháp Mỹ không cho phép sự tồn tại của Ngân hàng Trung ương, người ta gọi là FED để lách Hiến pháp. Hiến pháp Mỹ cũng không cho phép Nhà nước in tiền pháp định, mà chỉ cho phép đúc tiền (coin), tức là đúc kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) ra tiền. Đừng nghĩ là hiện nay Nhà nước Mỹ in ra đồng đô la. Nó được in tại 12 thành viên của nó tại các khu vực, các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực này đều do tư nhân nắm giữ. (Nhìn ký hiệu in trên đồng đô la từ A đến L, bạn có thể biết nó được in ở đâu.

    Ví dụ chữ A là do “Ngân hàng dự trữ liên bang Boston” phát hành, chữ B là New York, chữ L là San Francisco…). Cho nên đô la là do tư nhân in, không phải Nhà nước in, nhà nước mà in đô la là vi hiến liền.

    Chính trị gia Ron Paul (người từng là ứng viên tổng thống trước đây, là thân sinh của thượng nghị sĩ Rand Paul) là người chống chiến tranh kịch liệt nhất, là một trong những người kiên trì nhất trong nỗ lực không dùng tiền thuế của người dân Mỹ đi gây chiến. Ron cho rằng, chính FED là nguyên nhân của chiến tranh và là đầu têu gây ra bất ổn ở nước Mỹ.

    Quan điểm của Ron gây nhiều tranh cãi, nhưng nếu nhìn vào các dữ liệu của Mỹ từ sau khi lập quốc đến nay ta có thể thấy: Từ năm 1800 đến năm 1913, suốt 113 năm lạm phát ở Mỹ bằng 0 (trừ cuộc chiến tranh của Napoleon, thời kỳ nội chiến và khi phát hiện các mỏ vàng lớn, lạm phát có tăng lên nhưng sau đó bình ổn trở lại). Từ sau năm 1913 đến nay, tức là từ khi có FED, đồng đô la đã mất giá hàng chục lần (mất giá bao nhiêu mọi người đều có thể tra các dữ liệu kinh tế).

    Sự ra đời của FED là tiền đề để nước Mỹ xóa bỏ bản vị vàng từ năm 1933 kèm theo lệnh cấm vàng (ai có vàng bị buộc phải bán cho nhà nước với giá 35 đô la/ounce, trừ đồ trang sức), được coi là cuộc tước đoạt tài sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Theo lẽ thông thường, nếu dùng tiền vàng hoặc dựa vào vàng dự trữ để in tiền (bản vị vàng) thì tiền mà nhà nước nắm giữ thông qua thuế má chỉ là khoản tài sản cố định đủ để làm những chuyện lợi dân ích nước. Nếu tiến hành chiến tranh thì phải cần thêm rất nhiều tiền, tức là phải tăng thuế. Nhưng tăng thuế vô tội vạ dân sẽ không chịu, cho nên phải in thêm tiền. Nhưng tiền thì không thể in thêm được do bản vị vàng khế ước. Muốn in thêm tiền thì phải xóa bỏ bản vị vàng đi. Xóa bỏ bản vị vàng thì lạm phát tăng lên, vì vậy người ta gọi lạm phát là thuế trá hình. Nước Mỹ đã làm chuyện đó và họ đã tạo ra một học thuyết kinh tế vô cùng rối rắm dể che mắt người dân.

    Sau khi xóa bản vị vàng từ những năm 1930, Mỹ vẫn neo đồng đô la với vàng trong quan hệ quốc tế theo Hiệp ước Bretton Woods năm 1944, tức là nước ngoài có thể mang đô la vào Mỹ đổi lấy vàng (hình như 35 đô la 1 ounce), mãi cho đến năm 1971 việc neo đô la với vàng này mới bị xóa bỏ do dự trữ vàng của Mỹ cạn kiệt. Đồng đô la sau đó vẫn thống trị thế giới dựa vào Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và dựa trên dầu mỏ (petrodollars).

    Khi ông Trump thắng cử, có một chi tiết đáng lưu ý. Trong cuộc họp báo sau khi FED tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,25% mới đây, trả lời câu hỏi liệu Chủ tịch FED Jerome Powell có rời nhiệm sở theo yêu cầu của ông Trump hay không, ông Jerome Powell tuyên bố “Không”, lý do là ông chưa hết nhiệm kỳ nên tổng thống không có quyền sa thải.

    Pon Raul dẫn câu chuyện này trên X, và viết thêm: Powell không đề cập việc tồn tại của FED là vi hiến ngay từ đầu. Chính phủ liên bang không bao giờ được trao quyền để tạo ra một ngân hàng độc quyền thao túng lãi suất và làm tiền giả (counterfeits money). Vì vậy vấn đề lớn không phải là ai có thẩm quyền hơn ai. Vấn đề là FED không nên tồn tại. Elon Musk đã chia sẻ lại dòng tweet của Ron Paul với một câu bình luận “Interesting” (thú vị).

    Trước đó, Musk từng nói dù ông không tán thành nhiều quan điểm của Ron, nhưng ông rất chú ý quan điểm của Ron về FED. Ron vô cùng hào hứng với sự chia sẻ đồng cảm của Musk.

    Ông Trump đã công khai ý định bổ nhiệm Musk làm "Bộ trưởng cắt giảm chi phí” trong Chính phủ mới, Musk cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ này. Chưa biết chức trách và thẩm quyền của Bộ mới đó như thế nào, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ có quan hệ rất sâu rộng trong các chính sách kinh tế và tiền tệ của nước Mỹ. Chủ tịch FED do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện phê chuẩn, nhưng quyết định của FED là độc lập không phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tổng thống, đằng sau FED là những thế lực to bằng trời. Không biết Elon Musk có đụng chạm gì được đến FED hay không.

    Cần biết, khi tổng thống Kennedy ký sắc lệnh phát hành trái phiếu ngân khố được đảm bảo bằng bạc dự trữ trong ngân khố vào ngày 4-6-1963 thì 4 tháng sau ông bị giết chết. Thế lực chủ mưu ám sát Kennedy chưa bao giờ được điều tra làm rõ. Một số học giả cho rằng, sắc lệnh của Kennedy chính là sắc lệnh giết chết FED nên ông bị các thế lực tài chính ngầm trả thù. Sau khi Kennedy mất, trái phiếu bảo đảm bằng bạc của Tổng thống Kennedy bị rút khỏi lưu thông.

    Tổng thống Reagan không che giấu sự ngưỡng mộ của ông đối với bản vị vàng và thường nhắc đến lợi ích của đồng tiền lành mạnh. Khi ông bắt đầu thảo luận về vấn đề này thì bị ám sát nhưng không chết. Dù không có bằng chứng về sự ám sát Reagan liên quan với việc ông muốn quay lại bản vị vàng, nhưng việc quay lại bản vị vàng cũng là giết chết FED, nên các thế lực tài phiệt ngầm nhất định phải triệt tiêu ý định.

    Quay lại bản vị vàng trong thế giới ngày nay là điều không thể. Nhưng có một ý tưởng của F.A. Hayek, rằng có thể thay thế bản vị vàng bằng sự bảo đảm bằng một rổ hàng hóa, tức là tiền phát hành phải được bảo đảm bằng hàng hóa. Hayek mất từ lâu trước khi có công nghệ Blockchain và tiền điện tử (crypto). Khoảng 10 năm nay, nhân loại bắt đầu có xu hướng đưa tài sản vào trú ẩn trong Bitcoin và crypto, như là sự thay thế cho vàng.

    Ông Trump không nhắc gì đến bản vị vàng và không có ý kiến gì về sự tồn tại của FED, nhưng ông công khai ủng hộ crypto và tuyên bố Mỹ sẽ trở thành thủ đô của crypo của thế giới và sẽ lấy Bitcoin làm tài sản dự trữ chiến lược của Mỹ, rằng ông là: Tổng thống của crypto. Sau khi ông Trum đắc cử, Bitcoin tăng lên đỉnh cao nhất từ trước đến nay (đến giờ này, 14:12, 10-11-2024, giá Bitcoin đã lên hơn 79 ngàn đô la, các crypto khác cũng tăng vọt). Crypo chính là đồng tiền lành mạnh như Reagan nói về bản vị vàng.
    andydo thích bài này.
  2. Lamcienco

    Lamcienco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2023
    Đã được thích:
    278
    Move fake, sắp đến ngày thịt rồi còn chưa biết. Tháng 12 sẽ thảm sát nhé!
  3. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.414
    OK bro.
  4. XuLongChim

    XuLongChim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    1.126
    Fed in tiền giấy và đổi lại là vàng, tài nguyên, sức lao dộng của con người.
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.414
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này