Vào gấp...rất nóng về nhận định TTCK, ai không đọc sẻ hối tiếc, thật đấy!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hmt8103, 24/04/2012.

2894 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 04:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2258 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    Mạn phép có một số nhận định về TT bắt đầu từ 24/4/2012 như sau :

    1. Về mặt vĩ mô : xăng tăng giá 900đ, điện và than có lẽ cũng sẽ tăng giá theo lộ trình đã định. Những điều này sẽ tác động đến TTCK và rộng hơn, đến nền kinh tế như thế nào? Ở đây có 2 vấn đề chúng ta cần lưu tâm:

    a.Thứ nhất : tác động chủ yếu của việc tăng giá này là tác động lên lạm phát. Trước đây, mỗi lần tăng giá các mặt hàng chiến lược là CPI tăng cao ngay. Nhưng giờ đây, CPI gần như "trơ lỳ" trước các biến động giá này. Như vậy, nỗi lo của việc tăng giá xăng, điện chỉ là vấn đề TÂM LÝ. Tại sao chúng ta phải sợ hãi thái quá, phải nhạy cảm đến mức như vậy.

    b.Thứ hai : tác động của việc tăng giá sẽ đẩy chi phí sản xuất của một số ngành nghề lên cao. Cái này là xác thực và có lẽ cũng khá quan trọng. Chi phí có tăng cao nhưng do chính sách điều hành tiền tệ của NHNN nên ở chiều ngược lại, chi phí lãi vay lại giảm. Theo thông tin tôi có được, nhiều DN đã tiếp cận được nguồn vốn giá tốt, khoảng 14.5%. Lãi suất đã giảm một cách rõ ràng và sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Như vậy, nhìn chung cái này bù trừ cho cái kia, tổng chi phí đẩy gần như không tăng. Ngoài ra, rất nhiều DN hoạt động lĩnh vực BĐS nên tác động của việc tăng giá này là rất mờ nhạt.
    Có một vị TGĐ 1 Cty CK hàng đầu VN nói rằng năm nay không có gì tốt hơn năm 2011, từ đó đưa ra kết luận CK cũng không có gì khả quan hơn. Điều đó thật phiến diện và nông cạn. Quả là về kết quả trong thời điểm hiện tại thì nhiều DN kinh doanh không có gì đột biến. Nhưng CK là kỳ vọng vào tương lai. CK nói cho cùng, phụ thuộc lớn nhất là vào CHÍNH SÁCH. Một khi chính sách đã thông suốt, kết quả chỉ còn là vấn đề thời gian.
    Với những cái nhìn về vĩ mô sáng sủa như vậy, quan điểm của tôi được giữ vững trong 1-2 năm tới là cửa lên của TTCK là rất lớn. Quan điểm này sẽ ít thay đổi. TT luôn biến động, có những giai đoạn điều chỉnh, nhưng không thể đảo ngược xu hướng chung : CK VN sẽ thăng hoa trong năm 2012 và 2 năm tiếp theo.

    2. Về mặt giao dịch : TT trong tuần vừa qua đã có những sự điều chỉnh nhất định. Có lẽ TT đã phản ứng trước với một vài tin xấu. Nhưng chúng ta nhận thấy, đáy sau luôn cao hơn đáy trước. Trend đã hình thành rõ ràng hơn. Về mặt điểm số Vni-index gặp khó khăn tại ngưỡng kháng cự 480, một ngưỡng cản rất quan trọng. Phải cần một thời gian, một dòng tiền lớn đột biến mới có thể vượt qua ngưỡng này. Thanh khoản TT ngày càng tốt lên và luôn giữ ổn định ở mức cao. Khái niệm phân phối có lẽ sẽ trở thành lạc hậu. Chúng ta sẽ chứng kiến những phiên GD lên tới 200 tr CP / 1 sàn. Điều này cũng là bình thường khi mọi dòng tiền đầu tư trong xã hội đầu trực chỉ 1 kênh đầu tư duy nhất là CK.
    Tuần này là tuần trước kỳ nghỉ lễ dài. Hiệu ứng nghỉ ngơi có thể tác động 1 phần nào đấy vào GD. Tôi dự báo TT sẽ có rung lắc khá mạnh vào ngày thứ ba, thứ tư. Sau đó sẽ đi lên vào 2 ngày trước lễ. Có thể 480 sẽ bị phá trong tuần này.

    3. Chúng ta có xu hướng luôn tìm kiếm tối đa LN bằng cách mua bán liên tục. Thực ra điều này là gần như không thể làm được. Cơ cấu Danh mục là việc nên làm nhưng để có thể bán hoàn toàn ra rồi kịp mua lại khi điều chỉnh là hành vi viễn tưởng. Gần như không ai có thể làm được điều này. Chính vì vậy, tôi nghĩ trong TT hiện tại, mua và nắm giữ CP tốt là hành động khôn ngoan hơn.

    Dòng BĐS là dòng ưu tiên đầu tiên với những mã nổi bật như SCR,ITC,LCG,SJS,NTL. Dòng NH, CK cũng luôn được quan tâm. TT muốn tăng trưởng phải có sự dẫn dắt của nhóm này. Ngoài ra, một số CP có truyền thống, có những hoạt động phía sau chúng ta cũng không nên bỏ qua. Có thể kể đến : DRC,CSM,STB,GMD,BBC,HSG,VCG.

    Cuối cùng xin chúc tất cả mọi người sẻ giao dịch may mắn & thành công!!!
  2. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    Ngày mai TTCK sẻ xanh bát ngát!!!
  3. rosesiis2004

    rosesiis2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    219
    Bán đi là tiếc mà giữ lại thì run! Ung dung thì ........
  4. index2000

    index2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    26
    Tái cơ cấu nền kinh tế, TTCK phải mở đường

    Tái cơ cấu TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn đối với TTCK và nền kinh tế.

    Tái cơ cấu (TCC) hệ thống tổ chức tín dụng và TTCK được Chính phủ định vị là nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện khi triển khai Đề án TCC nền kinh tế thời gian tới. Điều này đang tạo ra cơ hội, đồng thời tăng sức ép để cải cách TTCK nhanh hơn, qua đó gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường.
    4 nội dung tái cơ cấu
    Đề án tổng thể TCC nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Điểm đáng chú ý trong Đề án là trong tổng số 5 lĩnh vực TCC, thì TCC TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện của quá trình TCC kinh tế. Điều này tạo áp lực, nhưng đồng thời mở ra cơ hội TCC TTCK khẩn trương hơn, để TTCK thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng trung gian tài chính như mục tiêu mà Đề án xác định.
    TCC TTCK sẽ được thực hiện theo 4 nội dung chính: cơ cấu lại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK; cơ cấu lại cơ sở NĐT theo hướng đa dạng hóa cơ sở NĐT, mở rộng cơ sở NĐT có tổ chức; sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hướng nâng cao năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ và phòng ngừa rủi ro; cuối cùng là cơ cấu lại thị trường giao dịch chứng khoán theo hướng tạo ra một thị trường giao dịch thống nhất với tiêu chí niêm yết, giao dịch, công bố thông tin theo chuẩn mực chung và một hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro thống nhất.
    TCC TTCK và các định chế tài chính được Chính phủ xác định là để loại bỏ các nguy cơ mất an toàn đối với TTCK và nền kinh tế, gia tăng năng lực trên tất cả các mặt, hiệu quả hoạt động của từng thành viên và của cả hệ thống. Qua đó, làm cho TTCK thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng trung gian tài chính, nghĩa là huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, đồng thời chuyển dịch vốn từ ngành và DN kém hiệu quả sang các ngành và DN có hiệu quả cao hơn, giảm dần lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn tín dụng, tăng tương ứng tỷ trọng vốn đầu tư cổ phần…
    Cần hành động đột phá
    Thực ra, những giải pháp TCC TTCK đã được đề cập tại nhiều diễn đàn. Bởi vậy, vấn đề mấu chốt để tạo chuyển biến trong thực hiện TCC TTCK, theo ông Lê Văn Châu, nguyên Chủ tịch UBCK, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, là cần hành động đột phá. Muốn vậy, không nên ôm đồm triển khai nhiều giải pháp trong thời gian ngắn, mà cần chọn những giải pháp then chốt, để khi thực hiện thành công sẽ tạo sức lan tỏa trong giải quyết những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của TTCK.
    Với góc nhìn như vậy, ông Châu cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, UBCK và các bộ, ngành liên quan tập trung triển khai quyết liệt 5 giải pháp sau. Thứ nhất, nâng cao hơn nữa vai trò của UBCK, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt và hiệu quả hơn trong quản lý, điều hành thị trường. Thứ hai, sớm hình thành các tiêu chí thành lập và hoạt động của CTCK theo hướng khắt khe và đồng bộ hơn, để đào thải các đơn vị yếu kém, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đội ngũ trung gian của thị trường. Thứ ba, cơ cấu lại hai Sở GDCK thành một Sở mạnh, mang tầm cỡ quốc gia như định hướng xây dựng TTCK ban đầu. Thứ tư, thỏa thuận hợp tác đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc NHNN ký kết cần được thúc đẩy triển khai bằng các giải pháp cụ thể, quyết liệt, để không chỉ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đi vào giai đoạn ổn định hơn, mà còn hình thành cơ chế hỗ trợ TTCK phát triển lành mạnh, bền vững. Cuối cùng là cần chú trọng cải thiện chất lượng hàng hóa gắn liền với nâng cao chất lượng NĐT. Để đạt mục tiêu này, cần rà soát lại hệ thống chính sách thuế đánh vào hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
    “Lúc đầu, trong quá trình khởi xướng xây dựng TTCK, tôi đề xuất Bộ Chính trị miễn thuế đối với kinh doanh chứng khoán, nhằm hỗ trợ TTCK phát triển trong giai đoạn đầu. Hiện tại, tinh thần của đề xuất này vẫn còn giá trị và nên triển khai sớm”, ông Châu nói.
    Làm thế nào để sớm cụ thể hóa những định hướng lớn của Đề án thành các giải pháp, hành động quyết liệt không chỉ là trăn trở của những người đã nhiều năm lăn lộn với TTCK như ông Châu. Trong quá trình thẩm tra Đề án, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã kiến nghị một loạt giải pháp, nhằm đảm bảo hiện thực hoá Đề án này. Theo đó, ngoài làm rõ nhiệm vụ của từng bộ, ngành, cần hình thành một thiết chế riêng chịu trách nhiệm giúp Quốc hội, Chính phủ trong tổ chức thực hiện Đề án. Quốc hội cũng cần có Nghị quyết về việc theo dõi, giám sát thực hiện Đề án.
    Theo tìm hiểu của ĐTCK, UBCK vừa xây dựng xong kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, trình Bộ Tài chính phê duyệt, để tổ chức triển khai. Động thái này cùng với sức ép là người mở đường trong triển khai thực hiện Đề án tổng thể TCC nền kinh tế sắp tới, thị trường kỳ vọng chuyển động chính sách trong lĩnh vực chứng khoán sẽ có bước đột phá. Qua đó, đưa TTCK bước sang giai đoạn phát triển mới bền vững, hiệu quả hơn, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư công bằng, minh bạch và hấp dẫn hơn cho NĐT.
    Hữu Đạo
    Đầu tư chứng khoán

    _$(".tooltip1").qtip({ content: "This is an active list element", show: "mouseover", hide: "mouseout", style: { name: 'light', tip: true } , position: { corner: { target: 'topMiddle', tooltip: 'bottomMiddle' } } }) ​

  5. newkid

    newkid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    71
    Thống đốc yêu cầu các TCTD xem xét giảm lãi suất cho vay


    Các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.
    Ngày 24/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành văn bản số 2506/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.

    Theo đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là các TCTD) thực hiện các nhiệm vụ sau:

    Chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005: Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay; Khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

    Thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

    Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của TCTD, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

    Bên cạnh đó, các TCTD xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và trên cơ sở khả năng tài chính, quy chế miễn, giảm lãi của TCTD.

    Theo SBV
  6. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    =D>
  7. vn_tu2007

    vn_tu2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    751

    chuẩn đới, cái dòng đo đỏ kia kìa ...=))=))=))=))=))
  8. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    Thanks!!![r2)]
  9. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    Tin quá tốt sẻ kích thích dòng tiền ngày càng vào TTCK mạnh hơn!!!
  10. hmt8103

    hmt8103 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    2.047
    Nhìu tin tốt ngày càng dồn dập thế thì SS & chim lợn xoắn rùi!!!

Chia sẻ trang này