VCB và CTG trước mốc hoàn tất kế hoạch tăng vốn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi shitaF0, 28/10/2024.

4081 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 13:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 939 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. shitaF0

    shitaF0 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2021
    Đã được thích:
    266
    Tại phiên thảo luận tổ sáng 26/10 về chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước cho Vietcombank (VCB), các đại biểu Quốc hội đồng thuận cao với kế hoạch này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa quá trình tăng vốn cho hệ thống ngân hàng nhà nước. Hiện các ngân hàng nhóm Big 4 đang chiếm tới 44,5% tổng dư nợ toàn hệ thống và đóng vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

    Theo các đại biểu đề xuất để đạt được mức tăng trưởng tín dụng 10% mỗi năm, các ngân hàng trong nhóm Big 4 cần bổ sung thêm hơn 10.000 tỷ đồng vốn mỗi năm. Và thay vì năm nào cũng phải xem xét phương án tăng vốn cho các ngân hàng thì nên xây dựng một cơ chế cho phép các ngân hàng có vốn Nhà nước được tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại.

    Theo Chính phủ, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

    Việc đầu tư bổ sung vốn giúp cho VCB nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; khẳng định vai trò sếu đầu đàn trong ngành tài chính. Bên cạnh đó, giúp VCB có tiềm lực để thực thi các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ nền kinh tế như chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất; cấp tín dụng cho nhiều dự án quan trọng quốc gia với nhu cầu vốn đặc biệt lớn...

    Theo báo cáo của VCB, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng này là 27.702 tỉ đồng (tương đương 49,564% vốn điều lệ). VCB đề xuất được tăng vốn điều lệ từ các nguồn lợi nhuận trên bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi tăng, vốn điều lệ của VCB sẽ là 83.557 tỉ đồng.

    Với phương án này, phần lợi nhuận được chia cho cổ đông Nhà nước bằng cổ phiếu là 20.695 tỉ đồng. Đây được xem là phần đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào VCB. Số liệu trên đã được kiểm toán xác nhận khi kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2023. Do vậy, Chính phủ thống nhất mức vốn nhà nước đầu tư bổ sung tại Vietcombank là 20.695 tỉ đồng.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/10 cổ phiếu VCB 91.800 đồng/cp. Việc tăng vốn theo các chuyên gia sẽ giúp cổ phiếu VCB cán mốc mới gần 1 năm loay hoay tại vùng đáy.

    Đối với VietinBank (CTG), báo cáo của Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng CTG sẽ hoàn thành đợt tăng vốn trong quý IV 2024, qua đó đưa vốn điều lệ lên khoảng 74,2 nghìn tỷ đồng,

    Theo PHS, việc tăng vốn từ lợi nhuận chưa phân phối sẽ hỗ trợ CTG làm dày bộ đệm vốn, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời gia tăng triển vọng tăng trưởng của ngân hàng.

    CTG đã được NHNN và Bộ Tài chính cho phép dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại năm 2022 (11 nghìn tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 21,4%.

    Ngân hàng cũng đang đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cho phép được dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại năm 2023 (9 nghìn tỷ đồng) để tăng vốn, tương đương với tỷ lệ 16,8%. Như vậy, trong quý IV/ 2024, ngân hàng bắt buộc phải hoàn thành đợt tăng vốn như mục tiêu.

    Với vị thế là một trong những ngân hàng quốc doanh trụ cột của nền kinh tế, CTG đã tham gia hỗ trợ các chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN và là một trong 2 ngân hàng có chi phí huy động vốn thấp nhất toàn ngành. Hơn nữa, việc liên tục cải thiện tỷ lệ CASA và phát triển hệ sinh thái tài chính giữa các công ty con đã hỗ trợ CTG duy trì được lợi thế huy động vốn này.

    Trước diễn biến khó lường của nền kinh tế, CTG là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất toàn hàng khi là một trong một trong 5 ngân hàng duy nhất có tỷ lệ bao phủ nợ xấu lớn hơn 100%, dù so với những ngân hàng quốc doanh khác như BID và VCB, CTG có chất lượng tài sản kém hơn do khẩu vị rủi ro cao hơn.

    Bằng phương pháp định giá thu nhập thặng dư và P/B, PHS khuyến nghị mua đối với CTG với giá hợp lý là 40.200 đồng/cổ phiếu, tăng 11% so với báo cáo chiến lược vào tháng 6/2024, nhờ triển vọng kinh doanh cải thiện, cho thấy tiềm năng tăng giá 15% so với giá hiện tại.

    Trong ngắn hạn, PHS cho rằng rủi ro về nợ xấu sẽ là yếu tố chính tác động đến chất lượng tài sản và NIM cũng như lợi nhuận của CTG. Thêm vào đó, lưu ý về khả năng tăng trưởng tín dụng chậm lại khi danh mục cho vay của CTG tập trung vào bán lẻ & doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  2. XuLongChim

    XuLongChim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    1.134
    2 đầu tầu của nền kinh tế.
    shitaF0 thích bài này.

Chia sẻ trang này