Về hiện tượng ??olàm giá??? chứng khoán trên thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimbao2010, 04/12/2008.

2021 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 05:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 663 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kimbao2010

    kimbao2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Về hiện tượng ?olàm giá? chứng khoán trên thị trường

    http://bsi.com.vn/NewsDetails.aspx?idnews=19343


    Không ít nhà đầu tư thời gian qua đã biết đến những hiện tượng ?olàm giá? trên thị trường chứng khoán (TTCK) với thủ đoạn ngày càng tinh vi ở một số mã chứng khoán có số lượng cổ phiếu (CP) niêm yết không nhiều.

    Hiện tượng làm giá có thể dễ nhận biết qua việc một số mã chứng khoán bỗng tăng giá bất thường, thậm chí tăng trần liên tục nhiều phiên trong khi cả thị trường đi xuống. Nếu để ý trong phiên giao dịch ta thấy mã chứng khoán được làm giá có dư mua rất cao, trong khi dư bán lại rất thấp, rất dễ cuốn hút, hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT) nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu các NĐT nhỏ muốn đặt lệnh để mua được CP đó không dễ dàng tý nào, bởi lượng dư bán rất ít, nhiều lúc bằng không. Liên tiếp ở nhiều phiên, các mã chứng khoán như vậy đều tăng trần (có thể đem tới từ 5 ?" 7% lợi nhuận/phiên) lại càng hấp dẫn các nhà đầu tư nhỏ, khiến họ luôn mong muốn tìm cách mua bằng được. Hiện tượng ?olàm giá? như vậy đã từng thấy ở mã BMC (trên sàn HOSE) trước đây, và ở mã cổ phiếu KBC trên sàn CK Hà Nội trong những phiên vừa qua, khiến sự tăng giá của các mã CP này ở một thời điểm nào đó ?ophi như ngựa?. Khi giá đã được đẩy tới mức cao nhất định thì các thế lực làm giá mới nhất loạt bán ra trong sự khát khao của thị trường. Nhiều người nhao vào mua, và ai mua CP bị làm giá vào thời điểm đó coi như cầm chắc bị thua lỗ nặng, trong khi các đại gia thu lời lớn bằng việc gom hàng từ trước với giá thấp, và bán ra với giá rất cao (sau khi đã được làm giá). Các Cty chứng khoán cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc thu phí giao dịch theo quy định, chưa nói tới việc có thể họ sẽ còn được hưởng một phần ?olại quả? từ phía những kẻ ?othắng cuộc?.

    Nhiều người cho rằng, những thế lực làm giá CK trên thị trường phải có nhiều vốn, sở hữu nhiều CP có mã CK đang được làm giá, tuy nhiên không ít NĐT lại nghi ngờ tới việc âm thầm tiếp tay của các Cty chứng khoán, khi họ có thể liên tục bơm vào hệ thống các lệnh đặt mua không có thật với giá trần, hoặc ATO? vô hình chung tạo nên một lượng cầu lớn giả tạo cho mã CP đang được làm giá (!?). Do lượng dư bán của mã CP này bằng không. Điều này rõ ràng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tín minh bạch của thị trường, mà cho tới nay UBCK Nhà nước vẫn chưa có biện pháp thật hữu hiệu để ngăn chặn. Nếu có sự tiếp tay bên trong thì lại càng nghiêm trọng hơn, bởi lúc đó nhà đầu tư sẽ không còn tin vào kênh đầu tư chứng khoán, và người thiệt thòi không ai khác lại chính là các Cty chứng khoán và các tổ chức phát hành CP.

Chia sẻ trang này