Về tín dụng 5 tháng đầu năm và phần còn lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrducDTST, 07/06/2011.

7191 người đang online, trong đó có 1154 thành viên. 11:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 193 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. mrducDTST

    mrducDTST Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Lượng tiền gửi tăng trong 5 tháng đầu năm trong khi tín dụng ra nền kinh tế chỉ ở mức vừa phải (6.92%) cho thấy một thực tế là người tiết kiệm chấp nhận lựa chọn tiền gửi như là một kênh đầu tư sinh lời trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, các ngân hàng đã nhận thấy rằng việc tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế đang trở nên khó khăn hơn, không phải vì quy định hạn chế tín dụng, mà bởi vì cả hai lý do thuộc về lựa chọn đối nghịch. Một mặt những người vay tiềm năng an toàn không còn muốn vay bởi lãi suất quá cao, mặt khác ngân hàng e ngại rằng những người sãn sàng vay ở mức cao như thế chỉ có thể là những người đang “gặp vấn đề”.
    Xin được bắt đầu bằng việc trích dẫn bài báo của Phương Mai (CafeF.vn):
    Hôm nay (06/06), NHNN đã chính thức công bố tình hình tiền tệ, tín dụng trong tháng 5/2011.
    Cho vay bằng ngoại tệ tiếp tục tăng
    Theo số liệu của SBV công bố, tăng trưởng tín dụng đối với nền kính tế tính đến ngày 19/5/2011 ước tăng 6,07%; tính riêng trong tháng 5, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,01% cho tháng trước trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,64%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 2,19% so với tháng trước.
    Theo số liệu mới nhất từ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 31/5/2011 tăng 6,92% so với cuối năm 2010.
    Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5/2011 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 1,4%.
    Các con số trên cho thấy NHTM đã hạn chế tối đa việc cho vay trong tháng 5 (tăng trưởng tín dụng gần như đi ngang – tăng 0,01% so với tháng trước). Điều đáng chú ý là trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96% so với tháng trước thì xu hướng cho vay bằng ngoại tệ lại tiếp tục tăng (tăng 2,19% so với tháng trước).
    Lượng tiền gửi VND tăng mạnh bởi tháng 5 vừa qua lãi suất huy động thực tế đã có lúc lên sát 20%/năm cho kỳ hạn 1 tháng tại một số ngân hàng nhỏ.
    Tổng phương tiện thanh toán đến 19/5/2011 ước tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 1,57% so với cuối năm 2010; trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 1,37% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 2,59%.
    Lãi suất cho vay VND bình quân tăng 3%/năm so với cuối năm 2010
    Theo số liệu của SBV, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010; trong đó:
    Lãi suất cho vay của nhóm NHTM nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm),
    Lãi suất cho vay tại nhóm NHTM cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm.
    Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến nay có xu hướng giảm so với cuối tháng trước, hiện nay lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm, lãi suất cho vay 2 tuần - 1 tháng ở mức 18%/năm.
    NHNN đã mua ròng 877 triệu USD từ đầu năm đến nay
    Thị trường ngoại hối tiếp tục có những chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ của NHTM được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định hơn, thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và hầu như không có giao dịch.
    Các NHTM tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng khoảng 877 triệu USD từ đầu năm đến nay. Con số được Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 3/6 là riêng trong tháng 5, NHNN đã mua ròng 1,2 tỷ USD bổ sung cho dự trữ ngoại hối quốc gia.
    Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng có xu hướng giảm, tỷ giá mua - bán của các NHTM dưới mức trần cho phép. Ngày 26/5/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.658 VND/USD, tỷ giá niêm yết của các NHTM ở mức 20.550-20.650 VND/USD.
    Một vài nhận xét
    Lượng tiền gửi tăng trong 5 tháng đầu năm trong khi tín dụng ra nền kinh tế chỉ ở mức vừa phải (6.92%) cho thấy một thực tế là người tiết kiệm chấp nhận lựa chọn tiền gửi như là một kênh đầu tư sinh lời trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, các ngân hàng đã nhận thấy rằng việc tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế đang trở nên khó khăn hơn, không phải vì quy định hạn chế tín dụng, mà bởi vì cả hai lý do thuộc về lựa chọn đối nghịch. Một mặt những người vay tiềm năng an toàn không còn muốn vay bởi lãi suất quá cao, mặt khác ngân hàng e ngại rằng những người sãn sàng vay ở mức cao như thế chỉ có thể là những người đang “gặp vấn đề”.
    Như vậy, chúng ta đang đứng trước một tình huống kinh điển trong đó các quan hệ cung cầu tín dụng thông thường không còn hoạt động. Điều chúng ta sẽ nhìn thấy trong thời gian tới hoặc là tín dụng sẽ tiếp tục sụt giảm hoặc là mặt bằng lãi suất từ nay sẽ giảm xuống. Sức ép cạnh tranh sẽ cho phép tôi nghĩ rằng khả năng thứ nhất sẽ chỉ trong ngắn hạn và khả năng thứ hai sẽ sớm thành hiện thực. Nói cách khác, mặt bằng lãi suất dường như đã đang nằm ở vùng cao nhất và sẽ sớm giảm trở lại, trước mắt là khoảng 3% để ngang bằng với trung bình thời ký cuối năm 2010, tức là vào khoảng 15% vào cuối năm nay.
    Một điểm đáng lưu ý thứ hai là tỷ giá đang có xu thế giảm xuống trong thời gian gần đây sau những chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối (ví dụ mua ròng ngoại tệ) và tín dụng ngoại tệ (ví dụ dự trữ bắt buộc ngoại tệ). Điều này tuy vậy sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (có thể là 3 tháng) trước khi tỷ giá sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Lý do cho điều này là việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ hiện tại sẽ khiến những người vay phải tìm cách có ngoại tệ để hoàn trả vào cuối năm. Giả thuyết này sẽ lỏng lẻo hơn nếu dòng vào ngoại tệ tăng vào cuối năm. Tuy nhiên, điều kiện này khó xảy ra bởi với việc hạn chế tín dụng hiện tại sẽ dẫn tới sự giảm sút cung hàng hóa trong nước, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng vào giao đoạn cuối năm trong khi các dòng vốn đầu tư vào sẽ được kỳ vọng dựa trên sự ổn định vĩ mô. Với cách nhìn nhận này, tôi cho rằng tỷ giá cuối năm sẽ tăng trở lại mặc dù tỷ giá trong vòng 3 tháng tới có thể sẽ tiếp tục giảm về gần 20,000.
    Nếu hai giả thuyết nêu trên là những kỳ vọng hợp lý, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn trong ngắn hạn (tôi kỳ vọng chu kỳ từ cuối tháng 6 đến tháng 10) nhưng sẽ gặp trở ngại vào cuối năm.


    Từ Markets.vn
  2. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Em ơi cố lên [-)[-)[-)[-)

Chia sẻ trang này