VF1 bắt tay UBCKNN lừa các nhà đầu tư?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietnam_ktqd, 08/05/2007.

7545 người đang online, trong đó có 1106 thành viên. 10:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 323 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vietnam_ktqd

    vietnam_ktqd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2005
    Đã được thích:
    0
    VF1 bắt tay UBCKNN lừa các nhà đầu tư?

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/05/691721/

    Vụ VF1: Liệu Ủy ban Chứng khoán có vô can? 11:17'' 06/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư VFM (nơi phát hành chứng chỉ quỹ VF1) đã nói lời xin lỗi và phát hành giá VF1 trở lại như cũ, nhưng điều mà các nhà đầu tư lo ngại và khó hiểu nhất vẫn là cách làm bất nhất của VFM cũng như vai trò của UBCKNN trong vụ này. Liệu còn ai dám chắc sẽ không xảy ra một vụ VF1 khác?

    >> Tổng giám đốc VFM nói gì?


    Liệu có khuất tất gì trong vụ VF1? Ảnh minh họa: LAD

    Ngay sau khi TTCK sững sờ về quyết định hạ giá phát hành đến gần 10.000đ/chứng chỉ quỹ dù đã chốt ngày hưởng quyền, có bảo lãnh phát hành, UBCKNN cho rằng ?ođây là một trường hợp ngoại lệ?.

    Theo Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007, thì Bộ Tài chính sẽ phải ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ ban hành các quy chế. Việc VFM có quyền hạ giá hay không và hạ giá như thế nào sẽ nằm trong các thông tư, quy chế ấy. Nhưng cho đến giờ này, các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của TTCK VN như trên vẫn đang còn ở dạng dự thảo và chưa ?ohẹn? ngày ra đời. Vì vậy việc VFM ngang nhiên hạ giá mới là ?ongoại lệ?.

    Ngày 26/03/2007, Công ty quản lý quỹ VFM (quản lỹ quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam VF1) thông báo phát hành chứng chỉ quỹ cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Quỹ VF1 với giá là 33.164 đồng/đơn vị. Tuy nhiên sau đó, do giá VF1 xuống quá nhanh, được sự chấp thuận của UBCKNN theo công văn số 496/UBCK-QLKD ngày 27/04/2007 về việc điều chỉnh giá, VFM đã thông báo hạ giá phát hành chỉ còn 23.700 đồng/đơn vị vào ngày 2/5/2007.

    Đến tối 4/5/2007, do bị phản ứng dữ dội, VFM lại ra thông báo giữ nguyên giá phát hành 33.164 đ/ đơn vị quỹ. Để chuẩn bị cho đợt phát hành này, VFM đã ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với Công ty chứng khoán Bảo Việt và Công ty chứng khoán TP HCM. Theo như VFM công bố trước khi xảy ra việc hạ giá rồi lại giữ giá thì trong trường hợp không phát hành hết chứng chỉ quỹ VF1 ra công chúng thì hai công ty chứng khoán trên phải có trách nhiệm mua số còn lại với giá đã bảo lãnh là 33.164 đ/ đơn vị chứng chỉ quỹ. Nhưng sau khi xảy ra vụ việc trên, Tổng GĐ VFM Trần Thanh Tân lại cho biết ?oHợp đồng bảo lãnh cũng có ghi là trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực?.
    Theo nguồn tin của chúng tôi thì UBCKNN đồng ý với phương án "thay đổi điểm giá phát hành bằng một khoảng giá" chứ không phải là phê duyệt việc giảm giá phát hành. Việc chấp thuận phương án "khoảng giá" là căn cứ vào tình hình hiện nay của thị trường. Việc còn lại như mức giá nào, thời điểm chốt quyền, tỷ lệ... là những vấn đề kỹ thuật và là chuyện của VFM, UBCKNN không can thiệp !? Quả là một lập luận hơi lạ và khó hiểu từ UBCKNN.

    Quá bức xúc, ông Nguyễn Hoàng Hải ,Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) cho rằng UBCKNN cho phép VFM điều chỉnh giảm giá phát hành so với công bố ban đầu là trái luật. Tuy nhiên ?ocó luật đâu mà trái?, một tình cảnh trớ trêu do chính UBCKNN tạo ra.

    Điều mà dư luận không hiểu nổi là lẽ ra phải bảo vệ nhà đầu tư (NĐT) thì UBCKNN lại tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro cho VFM, rồi đến khi dư luận phản ứng quá mạnh thì họ lại đồng ý cho VFM quay về giá cũ !?

    Cho đến giờ này, những điều khoản hợp đồng bảo lãnh phát hành VF1 giữa VFM và Công ty chứng khoán Bảo Việt, Công ty chứng khoán TP HCM được chính VFM phát ngôn cũng có nhiều điều khó mà chấp nhận được. Theo thông tin mà VFM công bố với NĐT thì đợt phát hành này đã được Công ty chứng khoán Bảo Việt và Công ty Chứng khoán TP.HCM thực hiện bảo lãnh phát hành. Trường hợp nếu NĐT không mua hết với giá 33.164 đồng/đơn vị quĩ thì các đơn vị bảo lãnh phát hành phải mua. Như vậy nếu không bán hết thì VFM cũng chẳng chịu thiệt hại gì nhưng chính họ lại là người sốt sắng giảm giá nhất!

    Sau đó, để giải đáp tại sao VFM làm như vậy, Tổng GĐ VFM Trần Thanh Tân nói rằng: ?oHợp đồng bảo lãnh cũng có ghi là trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực. Trên thực tế là các đơn vị bảo lãnh cũng chưa từ chối trách nhiệm của mình nên chúng tôi đã quyết định quay lại phương án cũ và kéo dài thời điểm nộp tiền. Nếu thị trường phục hồi, giá VF1 lên trở lại thì đợt phát hành vẫn có thể thành công?.

    Nếu đúng như lời ông Tân nói thì NĐT có quyền nghi ngờ về việc vì lý do gì VFM lại chịu ký hợp đồng có kiểu ?ongon thì khách hàng hưởng, thiệt VFM chịu?. Hơn nữa, khi ký được hợp đồng này trong lúc TTCK đang thăng hoa, cả Công ty chứng khoán Bảo Việt lẫn Công ty chứng khoán TP HCM đều vui mừng vì qua mặt hàng chục đối thủ khác, liệu có việc VFM chịu thiệt trong hoàn cảnh như thế có đáng tin? Ai cũng biết chứng khoán chứa đầy yếu tố ?omay nhờ rủi chịu?, nhưng có vẻ như VFM ?olỡ quên? việc này rồi định đẩy về phía NĐT chăng?

    Trao đổi với chúng tôi, chuyên giá chứng khoán Huy Nam cho rằng: ?olỗi không chỉ của VFM mà UBCKNN phải chịu trách nhiệm, nếu họ cân nhắc kỹ và không cho phép thì VFM không bao giờ dám làm. Tôi thật sự thất vọng về cách điều hành thị trường của cơ quan quản lý sau vụ này?. Còn Giám đốc một công ty chứng khoán lớn thì nói ?oTôi không tin rằng VFM lại ưu ái cho đối tác những điều kiện bảo lãnh mà bất lợi hoàn toàn thuộc về mình. Tôi đề nghị UBCKNN phải làm rõ có gì khuất tất trong việc này hay không. NĐT mất lòng tin không chỉ ảnh hưởng đến VFM và đối tác của họ mà TTCK cũng bị vạ lây?.

    Cuối cùng VFM đã nhận ra sai lầm của họ và ?osửa sai?, nhưng hậu quả của vụ này có lẽ sẽ không nhạt dần theo hàng loạt lời xin lỗi ?ođầy những điều khó hiểu? của ông Tổng giám đốc VFM Trần Thanh Tân. Không ít NĐT đã mất hàng tỷ đồng do những hành động tiền hậu bất nhất của VF1.

    Dư luận còn đợi xem UBCKNN có còn ý kiến gì nữa không hay lại đẩy lỗi hoàn toàn về VFM.

    Nhiều lần UBCKNN đã phạt ?othẻ vàng? với các công ty chứng khoán, tổ chức niêm yết về những sai phạm, còn bây giờ?

Chia sẻ trang này