VGT Khủng long thức giấc, hành trình 6x

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 20/05/2024.

3548 người đang online, trong đó có 281 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 57643 lượt đọc và 219 bài trả lời
  1. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Sau siêu phẩm VGI đã chính thức chinh phục 9x https://f319.com/threads/vgi-khung-long-thuc-giac-chinh-phuc-9x.1845013/ nay Tôi tiếp tục giới thiệu 01 siêu phẩm upcom tiếp theo đó là VGT
    Tập đoàn Dệt may Việt Nam có tiền thân Tổng Công ty Dệt May Việt Nam được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu May. Năm 2005, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và các đơn vị thành viên. Năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Năm 2015, Tập đoàn hoàn thành cổ phần hóa và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Tháng 1/2017, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán VGT.

    Trong quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) đã hoàn thành nhiệm vụ là hạt nhân, tiên phong mở đường xây dựng thị trường mới, hội nhập quốc tế, định hướng phát triển cho toàn Ngành, góp phần đưa Dệt May Việt Nam thành Ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của quốc gia. Với việc lấy trọng tâm là phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, xây dựng giá trị thương hiệu dựa trên sự hài lòng của khách hàng, VINATEX trở thành một trong những nhà sản xuất hàng dệt may hàng đầu Việt Nam và Châu Á, có khả năng cung cấp các dịch vụ may mặc trọn gói, thời trang, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. VINATEX hiện có quy mô hoạt động khá rộng lớn với 34 công ty con và 34 công ty liên kết. Sản phẩm của Tập đoàn được sản xuất từ dây chuyền tự động, trang bị công nghệ thiết bị hiện đại, được nhập chủ yếu từ Châu Âu, Nhật và Mỹ, được vận hành bởi đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn, tay nghề cao. Nhờ đó, Tập đoàn luôn hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất đề ra.
    rose9, big_land, Giachuong_MHBS2 người khác thích bài này.
  2. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Nhiều triển vọng tích cực cho ngành dệt may năm 2024

    Trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Điều đó cho thấy, sức mua tại các thị trường xuất khẩu chính đã phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế.
    Các thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam đều tăng trưởng tốt

    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu vui bởi so với năm ngoái, các doanh nghiệp dệt may có đơn hàng nhiều hơn.

    Lũy kế hết quý I/2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng tốt. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ và tăng 271 triệu USD về mặt trị giá; xuất khẩu đi EU tháng 3 giảm 4,8% so với cùng kỳ, tuy nhiên lũy kế 3 tháng vẫn tăng 3,2%, đạt 855 triệu USD; xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch đạt 1,02 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu khởi sắc, khi kim ngạch đạt 0,82 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tăng 133 triệu USD về mặt trị giá.

    [​IMG]
    Trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023
    Kết quả đạt được về xuất khẩu của ngành dệt may trong quý I/2024 được ghi nhận tích cực, là khởi đầu tốt cho ngành tăng tốc trong quý II/2024 và thành công “vượt dốc” 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.

    Nhìn chung, sức mua hàng may mặc trên thị trường thế giới tăng lên, phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước đã ký được đơn hàng đến hết quý II/2024, thậm chí một số đã có đơn hàng đến quý III/2024.

    Bên cạnh triển vọng, các doanh nghiệp dệt may cũng phải đối mặt với thách thức mới. Đó là giá đơn hàng không tăng, trong khi đó chi phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải biển đã tăng liên tục trong thời gian qua. Điều này dẫn tới việc khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt phải chia sẻ một phần chi phí vận chuyển, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng top 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh, song ngành dệt may lại đang phải chịu áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Đối với Bangladesh – quốc gia đứng top 2 thế giới về xuất khẩu dệt may – thì ưu thế của quốc gia này là nhân công và các chính sách về thuế của Bangladesh cũng ưu đãi cho doanh nghiệp dệt may. Còn vị trí thứ nhất là Trung Quốc. Mỗi năm quốc gia này xuất khẩu trên dưới 300 tỷ USD (gấp 8 lần Việt Nam khi chúng ta chỉ vào khoảng 40,3 tỷ USD). Như vậy, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp Bangladesh, bởi chi phí nhân công tại nước này hiện thấp hơn Việt Nam.

    Cần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may

    Để tăng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt Nam, cũng như gia tăng xuất khẩu, cách duy nhất là phải tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp Việt Nam không thể làm những mặt hàng mà các quốc gia khác họ làm được. Ví dụ như Bangladesh đang làm mặt hàng đơn giản vì chi phí lao động của họ thấp, thì Việt Nam không nên cạnh tranh theo cách này. Cách mà ngành dệt may Việt Nam cần làm là tăng giá trị sản phẩm thông qua đầu tư máy móc thiết bị, con người và nguyên liệu.

    Một điểm cần lưu ý là xu hướng xanh hóa sản phẩm dệt may. Theo đó, hiện nay ở nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu, Nhật Bản đã đưa ra yêu cầu mới cho sản phẩm dệt may - đó là tiêu chuẩn xanh. Theo đó, để có sản phẩm xanh, thì nhà máy phải đạt tiêu chuẩn ESG, phải dùng điện năng lượng mặt trời, phải giảm nước thải và đạt các chứng chỉ carbon…

    Yêu cầu xanh hóa ngành dệt may có thể nói là “luật chơi” toàn cầu và doanh nghiệp chỉ còn cách phải tự thay đổi để thích ứng theo yêu cầu mới. Đã là cuộc chơi chung toàn cầu, thì doanh nghiệp phải tự đầu tư năng lượng mặt trời, giảm chi phí xử lý hệ thống nước thải dệt nhuộm, dùng nguyên liệu tuần hoàn, tái chế mới có cơ hội xuất đi các thị trường, cụ thể là châu Âu.

    Trong xu thế chung, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang từng bước thích ứng nhưng để bước vào sân chơi lớn rất cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là tổ chức tài chính. Vì thực tế doanh nghiệp dù nhận thức nên làm sản phẩm xanh, nhưng do biên lợi nhuận thấp, nên việc đầu tư cho công nghệ mới còn khó khăn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, về mặt tài chính, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, cần có gói tín dụng xanh cho các doanh nghiệp đầu tư xanh. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng cần có chính sách giảm thuế thu nhập cho những doanh nghiệp đầu tư xanh để họ thấy có động lực và tiếp tục làm tốt hơn./.
    Giachuong_MHBS thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  3. Xanhhyvong399

    Xanhhyvong399 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2023
    Đã được thích:
    271
    thêm thông tin đi bác ơi!
    thien_y thích bài này.
  4. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Reuters: Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là "nền kinh tế thị trường" VTV.vn - Trang Reuters mới đây đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá về việc có đưa Việt Nam lên địa vị "nền kinh tế thị trường" hay không.
    Theo Reuters, nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đưa Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đồng minh chiến lược của Mỹ có thể sẽ xung đột trực tiếp với mong muốn của ông về việc giành lá phiếu từ cử tri công nhân Mỹ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP)

    Việc cân nhắc đưa Việt Nam trở thành "nền kinh tế thị trường" đã bị các nhà sản xuất thép và tôm tại vùng Bờ Vịnh của Mỹ phản đối. Tuy nhiên, ý kiến này lại được các nhà bán lẻ và các nhóm kinh doanh khác tại Mỹ ủng hộ. Điều này sẽ giúp giảm các loại thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

    Ông Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, cho rằng: "Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường. Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi đồng tiền và sẵn sàng để được công nhận chính xác".

    Thông tin từ Reuters cho biết, Bộ Thương mại Mỹ sẽ nghe lập luận từ cả hai bên trong phiên điều trần trực tuyến vào chiều thứ Tư tại Washington. Quy trình rà soát dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7.

    Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden vào năm ngoái, Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên "đối tác chiến lược toàn diện".

    Cũng trong năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phù hợp với vị thế của Việt Nam là điểm đến để các doanh nghiệp Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài thị trường Trung Quốc.

    Hiện tại, Mỹ xem Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác là các nền kinh tế phi thị trường, phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn.

    Ông Ted Osius, người từng giữ cương vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam, cho biết: "Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng của quốc gia này".

    Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định tình trạng kinh tế thị trường. Bộ tiêu chí bao gồm mức độ chuyển đổi của đồng tiền quốc gia; mức lương là kết quả của sự thương lượng tự do giữa người lao động và ban quản lý; việc cấp phép liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài khác.

    Các tiêu chí khác bao gồm: liệu chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất và chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng hay không. Bộ Thương mại Mỹ cũng có thể xem xét các yếu tố khác để đánh giá.

    Theo Reuters, hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.
    thien_y đã loan bài này
  5. SocMon

    SocMon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2024
    Đã được thích:
    888
    Vui thôi đừng vui quá.
    thien_y thích bài này.
  6. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Xuất khẩu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp dệt may kì vọng lãi lớn

    Doanh nghiệp ngành Dệt may đang dần phục hồi do đã có đơn hàng trở lại. Do vậy, kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD năm 2024 là hoàn toàn có khả năng.
    [​IMG]
    Mục tiêu xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam là khoảng 44 tỷ USD. Ảnh: Minh Vân
    Thị trường đang ấm dần lên

    Số liệu mới nhất từ Hải quan cho thấy quý I/2024, kim ngạch xuất toàn ngành Dệt may đạt trên 9,53 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ 2023.

    Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), doanh nghiệp ngành Dệt may đang dần phục hồi do đã có đơn hàng trở lại. Tuy nhiên, trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động các giải pháp nhằm duy trì tăng trưởng, ổn định công ăn việc làm cho người lao động.

    "Năm 2023, toàn ngành Dệt may xuất khẩu được 40 tỷ USD, mục tiêu năm 2024 xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD. Riêng quý I năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu xuất 9,8-10 tỷ USD. Sau 2 tháng đầu năm thì đã xuất được hơn 6 tỷ U0SD, do đó khả năng quý đầu năm 2024 sẽ đạt được kế hoạch”, ông Giang cho biết.

    Cũng theo VITAS, ngành Dệt may có nhiều tín hiệu khởi sắc bởi, các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới trong xuất khẩu dệt may.

    Nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và tình hình sản xuất của các doanh nghiệp tín hiệu dù chưa thật sự rõ ràng nhưng đã khả quan hơn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Điều này báo hiệu triển vọng cho ngành Dệt may Việt Nam trong năm 2024.

    Theo ông Vũ Đức Giang, thị trường đang ấm dần, nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên FTA như: Canada, Australia, châu Âu… đã tìm đến Việt Nam để tìm kiếm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh.

    “Những tín hiệu này cho thấy một xu thế là hiệu ứng thị trường dệt may toàn cầu đã khởi sắc và ấm lên. Trong đó, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội trên thế giới, bởi chúng ta là một nước mở cửa toàn diện", ông Giang nói.

    Có một điều đặc biệt, nếu trong những chia sẻ trước đây đại diện VITAS trăn trở việc doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ gia công là chính, thì hôm nay ông Giang khẳng định điều này không còn tồn tại.

    “Doanh nghiệp Việt Nam chỉ "gia công" là cách nói cũ, bây giờ đã không còn phù hợp”, ông Giang nhấn mạnh.

    Doanh nghiệp dệt may có nhiều đơn hàng đến hết năm

    Về phía các doanh nghiệp cũng cho biết, hiện các đơn hàng đã trở lại, thậm chí có doanh nghiệp có đơn hàng đến hết năm, nhiều doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu lợi nhuận khả quan trong năm 2024.

    Theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp thành viên Vinatex đã nhận đơn hàng đến tháng 6. Bên cạnh đó, ngành sợi đón nhận nhiều thông tin tích cực khi có nhiều khách hàng đàm phán, giao dịch cho những tháng tiếp theo.

    Hay như Tổng Công ty May 10 từ sau Tết đến nay, việc làm của người lao động ổn định khi đủ đơn hàng trong quý I và đơn hàng chính vụ đến tháng 8.

    Đại diện của Tổng Công ty May 10 cũng cho biết, đơn vị này vẫn quyết tâm đạt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt 4.500 tỷ đồng vượt 6,6% so với năm 2023. Lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng, vượt 5,7 % so với năm 2023.

    Tổng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) cũng lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 7.500 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 311 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 42% so với năm 2023.

    Hiện tại, TNG đã ký được các đơn hàng may xuất khẩu đến hết nửa đầu 2024 nhờ nhiều đối tác lớn đã bán hết hàng tồn kho và hãng Decathlon đang tăng cường đặt hàng nhằm phục vụ Olympic diễn ra trong tháng 6/2024 tại Pháp.

    Ban Lãnh đạo Dệt may TNG cũng cho biết, trong năm nay, dự kiến sẽ nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân, bắt đầu từ tháng 3/2024.

    Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại - Dệt may Thành Công (TCM) gần như đã chạy hết công suất trở lại khi đã nhận khoảng 98% đơn hàng cho quý I và bắt đầu đón nhận những đơn hàng của quý II/2024.

    Trong năm 2024, TCM đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 3.707,4 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến 161,23 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện trong năm 2023.

    Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT của TCM, cho biết tình hình đơn hàng sản xuất đã có sự cải thiện những tháng gần đây. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam là Mỹ, thường chiếm hơn 50% kim ngạch. Do đó, theo ông Tùng, sự phục hồi của ngành Dệt may phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

    Ngoài ra, TCM cũng cho biết hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, 74,9% lượng hàng được xuất sang thị trường châu Á (Nhật Bản chiếm 28,61%, Hàn Quốc chiếm 22,93%, Trung Quốc chiếm 9,99%, Việt Nam chiếm 6,58%); 20% được xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ (chủ yếu Mỹ, Canada) … và các thị trường khác như Châu Âu, thị trường Anh.
    thien_y đã loan bài này
  7. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    VINATEX có đơn hàng độc quyền về cải, quần áo chống cháy; Ký kết hợp tác chiến lược trong sản xuất vải, trang phục chống cháy
    Chiều 15/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và J.&P. Coats, Limited (COATS) tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược trong sản xuất vải và trang phục chống cháy
    Đây là sự kiện quan trọng nhằm nâng cao tầm quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, đồng thời góp phần khai thác tối đa thế mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của từng bên.

    Với hợp tác chiến lược này, COATS và Vinatex sẽ hợp tác sản xuất vải và trang phục chống cháy, cùng đó Vinatex sẽ sản xuất và bán vải, quần áo chống cháy theo đơn đặt hàng độc quyền cho COATS và chi nhánh của COATS trên toàn cầu.

    COATS cũng sẽ chịu trách nhiệm về bản quyền công nghệ, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, thiết kế và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, bán hàng, quảng bá, tiếp thị, phân phối và cung cấp các mẫu vải chống cháy (FR) và quần áo FR. Ngoài ra, COATS cam kết sẽ liên tục phát triển vải FR, đảm bảo các sản phẩm có tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường…
    Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Vinatex cho biết, sau hơn một năm nghiên cứu thử nghiệm, sản phẩm mẫu đã được khách hàng chấp nhận và đạt tất cả các tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu.

    Đó là các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm: Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100; phê duyệt UL và liệt kê trên thư mục UL; ISO 11612-Quần áo bảo hộ, quần áo chống cháy; NFPA 1975, 1977, 2113-Quần áo và thiết bị bảo hộ để chữa cháy rừng; Tiêu chuẩn về lựa chọn, sử dụng và bảo dưỡng quần áo chống cháy; NFPA 2112-Tiêu chuẩn cháy Flash trên hàng may mặc để bảo vệ nhân viên công nghiệp chống cháy; ASTM F1506-Đặc điểm kỹ thuật, hiệu suất tiêu chuẩn cho quần áo bảo hộ chống cháy và hồ quang điện; các tiêu chuẩn quốc gia của các tiểu bang; Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất vải và hàng may mặc…

    Cũng theo ông Trình, sản phẩm vải chống cháy được sản xuất với hai dòng sản phẩm, từ xơ chịu nhiệt và từ hóa chất bao phủ vải để ngăn không cho nguồn nhiệt tiếp xúc với vật liệu bảo hộ. Thông thường vải được sản xuất từ xơ chịu nhiệt, được các nhà cho thuê giặt ủi cung cấp đến người sử dụng. Sản phẩm phục vụ cho bảo hộ lao động, trong các lĩnh vực: gò hàn, tia lửa điện, khai khoáng, môi trường dễ phát cháy…

    Ngay sau lễ ký kết, Vinatex sẽ triển khai sản xuất đơn hàng đầu tiên và dự kiến sản phẩm sẽ xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, EU, Australia... Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, với chiến lược phát triển trở thành “Một điểm đến cung cấp trọn gói sản phẩm thời trang Xanh”, việc phát triển sản xuất Xanh, sản xuất tuần hoàn là mục tiêu phát triển quan trọng của Vinatex.

    Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phát triển sản phẩm mới mang tính Xanh và bền vững cũng được chú trọng. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế khi xây dựng được một chuỗi sản xuất sản phẩm khác biệt mà qua đó còn thu hút các tập đoàn lớn cùng liên doanh liên kết sản xuất, mà sự hợp tác tới đây giữa Vinatex và COATS là một minh chứng rõ nét.

    Ông Cao Hữu Hiếu cũng nhấn mạnh, sản phẩm vải chống cháy được nghiên cứu, sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín do Tập đoàn COATS chuyển giao tại Vinatex, từ Xơ-Sợi-Dệt-Nhuộm-Hoàn tất-May đến khâu đóng gói, đáp ứng các tiêu chuẩn theo từng lĩnh vực ngành nghề.

    Bằng những giải pháp quan trọng này, COATS tạo ra một loạt sản phẩm đa dạng đảm bảo an toàn và bảo vệ cho con người, dữ liệu và môi trường. COATS là một công ty niêm yết thuộc nhóm FTSE250 và là thành viên FTSE4Good, có trụ sở chính đặt tại Vương Quốc Anh với doanh thu trong năm 2022 đạt 1,6 tỷ USD. Đối tác khách hàng bao gồm các doanh nghiệp từ ngành may mặc, giày dép, ôtô, viễn thông, bảo hộ cá nhân và đồ dùng ngoài trời.
    --- Gộp bài viết, 20/05/2024, Bài cũ: 20/05/2024 ---
    VGT lên 6x mới vui bác, như VGT 9x đang rất rất vui:D
    Giachuong_MHBS thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  8. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Hiện Vinatex đang sở hữu nhiều quyền sử dụng đất có giá trị cao tại các thành phố lớn. Quỹ đất này được hình thành từ nhà máy, nhà xưởng và văn phòng làm việc cũ. Trước đây, các nhà máy, nhà xưởng và văn phòng của các đơn vị thành viên Tập đoàn nằm ở vùng ven, nhưng khi các đô thị mở rộng, đã trở thành các miếng đất nội đô có giá trị. Theo quy hoạch di dời các máy khỏi khu vực nội đô, các miếng đất này có tiềm năng chuyển thành các dự án bất động sảncó giá trị cao.

    Đây sẽ là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - cổ đông lớn nhất tại Vinatex hiện nay, với tỷ lệ sở hữu chi phối 53,49%, đã đưa Vinatex vào danh sách ưu tiên thoái vốn từ lâu.
    Giachuong_MHBS, studddhoangquan1712 thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. hoangquan1712

    hoangquan1712 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2017
    Đã được thích:
    366
    SCIC ra tay thì chỉ có lồi mồm
    thien_y thích bài này.
  10. haitran09

    haitran09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    1.035
    Dự giá lên đâu mấy hả bác chủ thớt
    thien_y thích bài này.

Chia sẻ trang này