Vì sao đại học Mỹ giàu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 26/04/2007.

4036 người đang online, trong đó có 279 thành viên. 19:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1134 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Vì sao đại học Mỹ giàu

    VÌ SAO ĐẠI HỌC MỸ GIÀU


    Harvard là đại học Mỹ giàu nhất với tổng vốn lên đến hơn 30 tỷ USD. Nhưng hơn 50 trường khác cũng có số vốn đóng góp (gọi là ?oendowment?) trên một tỷ USD. Vậy bí quyết ?ođẻ? ra tiền của những trường này là gì?
    [​IMG]

    Các đại học Mỹ giàu từ đầu tư
    Các đại học giàu chủ yếu do đầu cơ? Không.
    Tiền tỷ đã được đầu tư, kinh doanh một cách đa dạng và khôn ngoan đến nỗi các đại học như Harvard hoặc Yale không hề bị các vụ khủng hoảng tài chính gây tổn hại. Từ tháng 1/2000 đến tháng 7/2003, sau khi nền kinh tế bong bóng Internet nổ bụp, chỉ số chứng khoán S&P 500 đã sụt đến 1/3. Nhưng, trong cùng thời kỳ, tiền vốn của Harvard vẫn tăng 9% và của Yale, 20%!

    Một trong những bí quyết của các đại học Mỹ là tuyển dụng những nhà quản trị ưu việt vào làm việc cho công ty đầu tư thuộc quyền sở hữu của mình. Harvard, chẳng hạn, có Công ty Harvard Management Company (HMC). Tại công ty, luôn có hơn 100 nhà kinh doanh, nhà quản trị và các nhà tài chính giỏi bận rộn tính toán, suy nghĩ làm thế nào để kiếm càng lúc càng thật nhiều tiền cho nhà trường. Họ thường có thu nhập rất cao. Năm 2004, sáu người thành tích cao nhất công ty đã được thưởng 78 triệu USD.

    Tuy nhiên, thu nhập không phải là động cơ duy nhất của các nhà quản trị loại ?ocông ty đầu tư đại học? này. Một giáo sư Đại học Yale từng cho biết: ?oThị trường chứng khoán Wall Street đầy rẫy những cựu sinh viên Trường Yale, họ nằm trong nhóm giỏi nhất và luôn muốn giúp nhà trường. Ưu tiên của họ là Chúa trời, đất nước và Yale. Nhưng Yale mới là ưu tiên số một?.


    Một ?ongành khoa học?
    Và nếu chỉ tính riêng nghệ thuật chiêu dụ cựu sinh viên - thường giàu có - đóng góp cho trường, thì các lãnh đạo Harvard cũng là bậc sư phụ. Thậm chí, họ đã nâng nó lên thành? ngành khoa học. ?oCác cuộc họp mặt cựu sinh viên là những lúc tốt nhất để thu hút các đóng góp đó. Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch tổ chức các cuộc gặp mặt cả 18 tháng trước khi chúng diễn ra?, Donella Rapier - Phó Chủ tịch Harvard phụ trách các vấn đề cựu sinh viên và phát triển - cho biết. Một số cựu sinh viên Harvard đóng góp ngay khi còn sống; một số khác thì để lại tài sản hàng trăm triệu USD của mình cho trường, sau khi qua đời.

    Trên thực tế, các đóng góp cho Đại học Harvard đến từ 10.800 quỹ khác nhau, trong đó có quỹ được thành lập từ năm 1649! Đây là đóng góp của cá nhân - thường là cựu sinh viên - hoặc doanh nghiệp nhằm mục đích chung: ủng hộ các hoạt động của đại học không chỉ trong một thời gian ngắn mà là vĩnh viễn. Nhưng không phải Harvard muốn làm gì thì làm với các đóng góp này. Có đến 85% trên tổng số các đóng góp nhà trường phải sử dụng đúng theo các quy định đã thảo luận và được người đóng góp đồng ý.

    [​IMG]

    Tất cả các khoản được đưa vào quản trị chung tại HMC. Công ty có nhiệm vụ làm cho số tiền góp chung mỗi ngày một thêm sinh sôi nảy nở. Mục tiêu dài hạn của Harvard là chi ra thêm mỗi năm cho ngân sách hoạt động và phát triển từ 4,5% đến 5% tổng số vốn do HMC quản trị - hiện đã lên đến trên 30 tỷ USD. Nếu HMC làm ra lãi mỗi năm lớn hơn tỷ lệ 5%, thì xem như tiền vốn của Harvard sẽ tiếp tục tăng; thậm chí cả khi không nhận được các khoản đóng góp mới.

    Tiền nhiều, nhưng Harvard không giảm học phí: trung bình vẫn là 42.000 USD/năm; và cũng không ngừng quyên góp. Dự kiến, trường này sẽ tung ra một chiến dịch quyên góp mới, mục tiêu: 5 tỷ USD! Hiện nay, Harvard có khoảng 19.500 sinh viên.

    [​IMG]
    Theo luật bất thành văn, các trường tinh hoa của Mỹ luôn ?olại quả? người đóng góp bằng cách nhận con cháu họ vào trường, theo những tiêu chuẩn không khắt khe cho lắm. Daniel Golden, phóng viên tờ Wall Street Journal, tác giả cuốn sách nói về cách thức giai cấp thống trị xã hội Mỹ mua chỗ cho con cái trong các đại học hàng đầu, cho biết: ?oCó đến gần một nửa số con cái của 425 người ủng hộ nhiều tiền của nhất - phần lớn là cựu sinh viên - được vào học tại Harvard?.


    (theo Sài Gòn Giải Phóng/Le Nouvel Ob)
  2. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Thông tin của Dao Duy Anh rất thú vị, ý tưởng này hoàn toàn có thể thực hiện được ở các trường ĐH tư thục tại Việt Nam. Tiếc là lộ trình cải cách của ngành GD đang rất chậm chạp, không biết bác Nguyễn Thiện Nhân của chúng ta có rỗi để quan tâm đến mảng này không. Gì chứ anh FPT nhà ta chắc chắn là máu lắm, và hiện chắc đang lobby với Bộ trưởng Nhân rồi.
    Khi nào Dao Duy Anh và ACE kiếm đủ tiền chơi CK thì rủ Martin tôi cùng mở trường nhé. Gì chứ khoản này tôi thích lắm đó. Rủ thêm cả chú tarzan_hp nữa, nếu chú ấy tình nguyện làm giáo viên dạy thể dục.
  3. bossofbulldog

    bossofbulldog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Spam tý cho vui: các bác cho em một chân dạy thể dục dụng cụ nhé, hè hè, công nhận cái bọn tư bản sao nó giỏi thế.

Chia sẻ trang này