Vì sao Việt Nam tiếp tục ??olỡ tàu??? WTO?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi canh_dong_bat_tan, 03/10/2006.

7834 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 13:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 646 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. canh_dong_bat_tan

    canh_dong_bat_tan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Đã được thích:
    230
    Vì sao Việt Nam tiếp tục ?olỡ tàu? WTO?


    Vì sao Việt Nam tiếp tục ?olỡ tàu? WTO?

    01:23:00, 02/10/2006
    Xuân Danh

    Tuần qua, liên quan đến thời điểm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam (VN), Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã ví von: "Cả nước gia nhập WTO chậm 1 năm cũng giống như một người đàn ông chậm lấy vợ 1 năm mà thôi, có khả năng lấy muộn có thể tìm thấy cô vợ xinh hơn". Thông điệp này có thể được "giải mã" là VN có thể dời thời điểm gia nhập WTO sang 2007.


    Kể từ phiên đàm phán thứ 12 kết thúc hồi tháng 7/2006, VN và các đối tác WTO đã nỗ lực theo một lịch làm việc được vạch sẵn. Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, dù tháng 8 là thời gian nghỉ hè cao điểm tại WTO, VN đã hoàn thiện được hai nội dung lớn là bảng biểu cam kết về hàng hóa và toàn bộ các vấn đề đàm phán đa phương về nông nghiệp. Cũng ngay trong tháng 8, Ban thư ký đã cho lưu chuyển hai tài liệu này tới các nhà đàm phán thành viên Ban công tác. Đây có thể coi là sự kiện mang tính bước ngoặt của quá trình kết thúc đàm phán và hoàn thiện văn bản gia nhập. Từ 20.9, đoàn đàm phán VN đã sang Geneva (Thụy Sĩ) để tiếp tục chuẩn bị cho phiên đàm phán được dự kiến vào ngày 8 - 9.10. Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, VN và các bên cũng đã thảo luận thống nhất nội dung và ngôn ngữ của bảng biểu cam kết đa phương trong lĩnh vực dịch vụ, sau đó sẽ hoàn thiện để tiếp tục lưu chuyển tới các thành viên Ban công tác. Phiên đa phương này chủ yếu sẽ tập trung hoàn thiện văn bản của Ban báo cáo gia nhập của VN, và theo lời Bộ trưởng Trương Đình Tuyển thì hy vọng đây sẽ là phiên cuối cùng.

    Theo các nhà quan sát, hiện nay vấn đề đa phương chủ yếu tồn tại ở 3 đối tác: Mỹ, EU, Úc; trong đó Úc có những yêu cầu giống Mỹ, và EU thì theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển "không còn vấn đề gì trong đàm phán đa phương nữa". Trong cuộc gặp ngày 12 - 13.9 ở Washington, VN và Hoa Kỳ đã rút ngắn được rất lớn những vấn đề còn khác nhau, dù vẫn còn một số vấn đề mà đối tác Mỹ đặt lại và đưa ra yêu cầu mới. Theo nguồn tin của Thanh Niên, một trong những vấn đề khó khăn nhất mà phía Mỹ nêu ra đó là quyền kinh doanh. Hiện nay quyền kinh doanh là vấn đề VN đã cam kết trong WTO: tổ chức, cá nhân muốn thực hiện quyền kinh doanh phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của VN để được cấp giấy chứng nhận quyền kinh doanh, sau đó đăng ký mã số thuế và có quyền kinh doanh. Tuy nhiên phía Mỹ yêu cầu ngay cả khi doanh nghiệp của họ chưa có sự hiện diện thương mại tại VN vẫn được quyền tổ chức mạng lưới phân phối, đại lý, bán lẻ hàng tại VN. Ngoài ra, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng cho rằng một số đối tác đưa ra những vấn đề "hơi vô lý, có những vấn đề trước đây thông qua rồi nay lại đặt lại", đó là những lý do mà đàm phán chưa thể hoàn tất.

    Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC tại TP.HCM hồi tháng 6, các quan chức VN và WTO đều tuyên bố rằng, hai bên phấn đấu để VN có thể gia nhập WTO tại phiên họp của Đại hội đồng WTO vào ngày 10 - 12.10 ở Geneva. Quốc hội VN cũng dự kiến dành sẵn một phiên họp vào tháng 10 để thảo luận và phê chuẩn việc VN gia nhập WTO. Tuy nhiên cho đến thời điểm này mốc thời gian đó hầu như là không thể xảy ra, vì các cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc.

    Một số người không chia sẻ quan điểm của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển. Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho rằng: nếu gia nhập WTO chậm, chúng ta không thể cùng với các thành viên khác đề xuất những vấn đề thuộc về lợi ích của mình, nhất là về xuất khẩu nông sản ở vòng đàm phán Doha. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt đối với 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Thứ hai, trong thương mại thế giới luôn nảy sinh đòi hỏi mới về tự do hóa. Nếu những vòng đàm phán của VN vẫn còn tiếp diễn, không có gì đảm bảo rằng người ta không tăng thêm sức ép đòi VN phải đàm phán thêm những lĩnh vực này, lĩnh vực khác. Không phải là thành viên WTO, bao giờ VN cũng ở thế thua thiệt so với các nước thành viên. "Vào WTO sớm cũng quan trọng ở chỗ nó sẽ mở đường cho chúng ta hội nhập quốc tế, tăng cường quan hệ kinh tế, kể cả những mối quan hệ đã thiết lập được. Hiện VN đang đàm phán hiệp định tự do thương mại song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU nhưng tất cả những đối tác này đều đang trông chờ vào việc VN gia nhập WTO để có thể nâng mức quan hệ với VN lên", bà Lan nói.

    Các chuyên gia khác cũng cho rằng nếu VN gia nhập WTO chậm, sẽ có những vấn đề phức tạp nảy sinh. Thường các nước vào WTO chậm bao giờ cũng bị thua thiệt hơn, bởi độ phức tạp của thương mại thế giới không ngừng tăng lên. Người ta đòi hỏi ở những nước mới vào những cam kết mà những nước vào trước không bị đòi hỏi.

    Sau mốc lỡ hẹn WTO năm 2005, nay có thể VN lại tiếp tục lỡ chuyến tàu WTO 2006.
  2. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Việt Nam đã mất 10 năm ( 1995 - 2005 ) , lẽ ra là 2005 nhưng lại dời qua 2006 để hoàn thiện các thủ tục và điều kiện , 2006 là cơ hội để Việt Nam gia nhập WTO , nhưng không thể gia nhập WTO bằng mọi giá , nếu Việt Nam không gia nhập WTO thì Mỹ sẽ mất Việt Nam nhưng Việt Nam sẽ mất cả thế giới !

Chia sẻ trang này